Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng với môi trường nước biển?
-
A. Chất lượng nước biển ven bờ còn khá tốt.
- B. Vùng ven biển nước ta nhiều dạng địa hình.
- C. Các hệ sinh thái ở bờ biển rất phong phú.
- D. Nhìn chung các đảo chưa bị tác động nhiều.
Câu 2:Hầu hết các diện tích chứa dầu đều nằm trên
-
A. thềm lục địa với độ sâu không lớn.
- B. vùng biển đảo với sâu và xa với bờ.
- C. các quần đảo lớn và vùng nội thủy.
- D. vùng núi sâu nhưng khá gần với bờ.
Câu 3: Các cánh đồng muối lớn ở nước ta tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?
- A. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
- B. Đồng bằng sông Cửu Long.
-
C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- D. Đông Nam Bộ và Bắc Bộ.
Câu 4: Vùng biển của Việt Nam không giáp với vùng biển của quốc gia nào dưới đây?
- A. Xin-ga-po.
- B. Phi-lip-pin.
-
C. Đông Ti-mo.
- D. Ma-lai-xi-a.
Câu 5: Biển Đông có diện tích khoảng
- A. 3,24 triệu km2.
- B. 3,43 triệu km2.
- C. 3,34 triệu km2.
-
D. 3,44 triệu km2.
Câu 6: Vùng biển nào sau đây được coi là một bộ phận của lãnh thổ ở nước ta?
- A. Lãnh hải.
- B. Tiếp giáp lãnh hải.
-
C. Nội thủy.
- D. Thềm lục địa.
Câu 7: Đường biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam nằm ở
- A. ranh giới ngoài của nội thủy.
- B. ranh giới của thềm lục địa.
-
C. ranh giới ngoài của lãnh hải.
- D. ranh giới đặc quyền kinh tế.
Câu 8: Rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp thuộc hệ sinh thái nào sau đây?
-
A. Hệ sinh thái nông nghiệp.
- B. Hệ sinh thái tự nhiên.
- C. Hệ sinh thái công nghiệp.
- D. Hệ sinh thái nguyên sinh.
Câu 9: Trong các hệ sinh thái, hệ sinh thái nào sau đây ngày càng mở rộng?
-
A. Hệ sinh thái nông nghiệp.
- B. Hệ sinh thái tre nứa.
- C. Hệ sinh thái nguyên sinh.
- D. Hệ sinh thái ngập mặn.
Câu 10: Hệ sinh thái nào sau đây thuộc hệ sinh thái nhân tạo?
-
A. Vùng chuyên canh.
- B. Đầm phá ven biển.
- C. Rừng mưa nhiệt đới.
- D. Rừng ngập mặn ven biển.
Câu 11: Sự phong phú, đa dạng của sinh vật Việt Nam không được thể hiện ở yếu tố nào sau đây?
- A. Đa dạng về thành phần loài.
- B. Đa dạng về nguồn gen.
-
C. Chỉ có hệ sinh thái nhân tạo.
- D. Đa dạng về kiểu hệ sinh thái.
Câu 12: Nhóm đất nào dưới đây chiếm tỉ trọng lớn nhất ở nước ta?
-
A. Đất feralit.
- B. Đất mặn, phèn.
- C. Đất phù sa.
- D. Đất mùn núi cao.
Câu 13: Nhóm đất mùn núi cao phân bố chủ yếu ở vùng nào dưới đây?
- A. Vùng đồng bằng.
- B. Vùng trung du.
-
C. Vùng miền núi cao.
- D. Vùng ven biển.
Câu 14: Trong lâm nghiệp, đất feralit thích hợp để
-
A. rừng sản xuất.
- B. rừng phòng hộ.
- C. rừng đặc dụng.
- D. vườn quốc gia.
Câu 15: Đất feralit hình thành trên loại đá nào sau đây ở nước ta giàu chất dinh dưỡng và tơi xốp?
-
A. Badan.
- B. Đá vôi.
- C. Đá ong.
- D. Granit.
Câu 16: Biến đổi khí hậu không gây nên tác động nào sau đây đối với khí hậu Việt Nam?
- A. Biến đổi về nhiệt độ.
- B. Biến đổi về lượng mưa.
-
C. Lưu lượng nước sông bị biến động.
- D. Tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Câu 17: Biến đổi khí hậu có tác động như thế nào đối với thủy văn của Việt Nam?
- A. Các yếu tố: nhiệt độ, lượng mưa có sự biến động trên cả nước.
- B. Nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên phạm vi cả nước.
-
C. Gia tăng sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn.
- D. Tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan (mưa lớn, bão, rét đậm,…).
Câu 18: Để giảm nhẹ biến đổi khí hậu, chúng ta cần
-
A. sử dụng tiết kiệm năng lượng.
- B. thay đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng.
- C. nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng.
- D. rèn luyện các kĩ năng ứng phó với thiên tai.
Câu 19: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giải pháp giúp giảm nhẹ biến đổi khí hậu?
- A. Sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng.
- B. Bảo vệ rừng, trồng và bảo vệ cây xanh.
-
C. Cải tạo, tu bổ và nâng cấp hạ tầng vận tải.
- D. Giảm thiểu và xử lí rác thải, chất thải.
Câu 20: Để thích ứng với biến đổi khí hậu, chúng ta cần
-
A. rèn luyện các kĩ năng ứng phó với thiên tai.
- B. sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước.
- C. sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
- D. giảm thiểu và xử lí rác thải, chất thải.