Giáo án VNEN bài Vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Điều chỉnh:

Bài 7: Tiết

VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

TIẾT 1:

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Qua bài học, học sinh đạt được:

  1. Kiến thức:
  • Nhận biết được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển KT-XH; Trình bày được đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển KT-XH;
  • Trình bày được thế mạnh kinh tế của vùng để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp ; sự phân bố của các ngành đó
  • Nêu được các trung tâm kinh tế lớn của vùng.
  1. Kỹ năng:
  • Biết sử dụng bản đồ tự nhiên; phân tích ản đồ để thấy được tiềm năng tự nhiên, dân cư, sự PT KT của vùng
  1. Thái độ:
  • HS có ý thức xây dựng, bảo vệ quê hương.
  1. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
  • Tự học, giao tiếp, tự quản bản thân, sử dụng bản đồ-số liệu- tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, hợp tác, giải quyết vấn đề, năng lực ICT
  • Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II- NỘI DUNG TRỌNG TÂM

  • Nội dung:

+ Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

+  Khám phá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Tìm hiểu đặc điểm dân cư, xã hội

+ Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế

III- PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

  • Phương pháp: Hình thành kĩ năng xác lập các mối quan địa lí, sử dụng bản đồ-số liệu, dạy học hợp tác, dạy học trực quan, vấn đáp- gợi mở, thuyết trình, phát hiện và gqvđ

IV- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

  1. Giáo viên: bản đồ, lược đồ, slide, máy chiếu, tranh anht
  2. Học sinh: Đọc trước bài

V- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

  1. Ổn định lớp.
  2. Kiểm tra bài cũ.
  3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.

- Phương pháp: vấn đáp, giao tiếp

- Thời gian:

- Khởi động:

HĐ CN- KT báo cáo vòng tròn

- Nêu NV:

? Dựa vào hiểu biết của bản thân, kết hợp với quan sát hình 1, hãy kể tên các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Nêu hiểu biết của em về cảnh quan thiên nhiên hoặc đặc điểm văn hóa của 1 tỉnh nào đó của vùng?

+ HS: trả lời GV nhận xét và kết luận.

Dẫn dắt:

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ rộng lớn phía bắc đất nước với nhiều thế mạnh về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế. Giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc có sự chênh lệch đáng kể về một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hộI- Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về …..

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Thời gian:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.

 

* Hoạt động cá nhân - Chiếu lược đồ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Chiếu câu hỏi

? Xác định các vị trí tiếp giáp?

? Vị trí này có ý nghĩa gì?

? Chỉ, đọc tên các tỉnh trong vùng?

? Xác định giới hạn lãnh thổ đất liền và các đảo

? Đánh giá chung về vị trí và giới hạn của vùng

- HS: HĐ với bản đồ, chỉ BĐ và TB

- GV: chốt, đánh giá

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (Tích hợp GDMT - mức độ bộ phận)

 

* Hoạt động nhóm (4N):  KT phòng tranh- MC-  lược đồ H1- BP( kẻ bảng SHD)

- GV: giao nhiệm vụ cho HS thực hiện như tài liệu HDH.

- HS: thực hiện nhiệm vụ, trưng bày sản phẩm, trình bày

- GV: HS tham quan, đánh giá

- GV: chuẩn xác (nếu cần), HS ghi ngắn gọn kết quả làm việc vào vở

-  Gợi ý sản phẩm ( Phụ lục 1)

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Đặc điểm

Thế mạnh kinh tế

Địa hình, đất đai

 

 

Khí hậu

 

 

Sông, hồ

 

 

Khoáng sản

 

 

Rừng

 

 

Biển

 

 

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.

a. Vị trí địa lí

- Tiếp giáp:

-> Thuận lợi giao lưu kinh tế, phát tiển du lịch, có vùng biển giàu tiềm năng.

b. Giới hạn lãnh thổ

- Chiếm 30,7%S với 15 tỉnh, 2 tiểu vùng

 

=> Diện tích tương đối rộng, có cả đất liền và vùng biển giàu tiềm năng

 

 

 

 

 

 

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. (Tích hợp GDMT - mức độ bộ phận)

* Bảng về ĐKTN (Phụ lục)

* Khó khăn:

- Địa hình bị chia cắt ảnh hưởng đến GTVT, sinh hoạt, sản xuất.

- Thời tiết diễn biến thất thường.

- MT ô nhiễm do chặt phá rừng, khai thác khoáng sản bừa bãi-> xói mòn, lở đất, lũ lụt.

 

 

 

 

 

* Bảng kết quả phụ lục 1:

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Đặc điểm

Thế mạnh kinh tế

Địa hình, đất đai

 + Đông Bắc núi trung bình và núi thấp.

+ Khu vực giáp đồng bằng là vùng trung du có địa hình thấp, đồi bát úp, xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng.

+ Feralit trên các loại đá khác.

+ Feralit trên đá vôi, với các cao nguyên đá vôi rộng lớn như Sơn La, Mộc Châu

 + Chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn, xây dựng các khu công nghiệp, đô thị. 

+ Nhiều cảnh đẹp thuận lợi phát triển du lịch sinh tháI-

+ Thích hợp trồng rừng, cây công nghiệp.

+ Chăn nuôi gia súc quy mô lớn.

Khí hậu

+ Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

+ Vùng núi cao có khí hậu cận nhiệt và ôn đới núi cao

 Phát triển cây công nghiệp (chè), trồng các cây dược liệu (tam thất, hồi, dương quy…), rau quả đặc sản (Lê, táo, mận, su hào, bắp cải…)

Sông, hồ

 Có nhiều sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Chảy tiềm năng thủy điện lớn

 Phát triển thủy điện

Khoáng sản

 Giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta (than ở Quảng Ninh với trữ lượng lớn; sắt ở Thái Nguyên; apatít ở Lao Cai; đồng ở Sơn La, Yên Bái; thiếc, man gan ở Cao Bằng; đá vôi, đất hiếm có ở nhiều nơi trong vùng)

 Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, luyện kim, chế tạo máy, công nghiệp hóa chất Nhiên liệu cho nhiệt điện, xuất khẩu.

Rừng

 Các vườn quốc gia và kết hợp với các cảnh quan địa hình núi đá vôi, hồ, thác ghềnh

 Phát triển du lịch

Biển

 Vùng biển giàu tiềm năng

 Phát triển kinh tế biển : nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch vịnh Hạ Long, cảng biển.

Hoạt động 3: Đặc điểm dân cư- xã hội

* Hoạt động cặp đôi : KT hẹn hò - Bảng 1

- GV: giao nhiệm vụ cho HS thực hiện như tài liệu HDH.

- HS: thực hiện nhiệm vụ, ghi ngắn gọn kết quả làm việc vào vở; trao đổi và báo cáo trước lớp.

- GV: chiếu kết quả và HS tự ĐG

 

3. Đặc điểm dân cư- xã hộI-

* So sánh các tiêu chí trong bảng số liệu giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với cả nước.

- Các tiêu chí thấp hơn mức TB cả nước: Mật độ dân số, thu nhập bình quân đầu người, tuổi thọ trung bình.

- Các tiêu chí cao hơn mức TB cả nước: Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên, tỉ lệ người biết chữ.

* Đặc điểm dân cư và xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Đây là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít ngườI- (Kể tên)

- Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương.

- Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc (dẫn chứng).

- Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc Đổi mới

TIẾT 2

Hoạt động 4: Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế

 

 

* Hoạt động nhóm:  KT phòng tranh- KT chia nhóm- Chiếu  l/đồ k.tế vùng- BP

- V1. 4 nhóm nghiên cứu về 2 ngành CN, NN theo CH SHD( 2 nhóm cùng 1 nhiệm vụ)

- V2. Hình thành nhóm mới = cách đếm số 1-2 và vòng lại

+ Nhiệm vụ : HS đi đến các nhóm và đến nhóm nào, thành viên cũ của nhóm đó có nhiệm vụ TB với các bạn về kết quả HĐ của nhóm cũ của mình

- GV: yêu cầu HS treo BP và ĐG

 

 

 

 

 

 

* Phụ lục 2:

Ngành công nghiệp

Phân bố ở thành phố/thị xã/trung tâm công nghiệp

Luyện kim

Luyện kim đen, luyện kim màu (Thái Nguyên)

Cơ khí

Hạ Long

Hóa chất

Việt Trì (Phú Thọ)

Sản xuất vật liệu xây dựng

Thái Nguyên, Việt Trì, Sơn La, Lạng Sơn.

Chế biến lâm sản

Bắc Kạn

Chế biến lương thực, thực phẩm

Việt Trì, Thái Nguyên, Hà Giang

Sản xuất hàng tiêu dùng

Việt Trì, Lào Cai, Yên Bái

 

 

 

4. Tình hình phát triển kinh tế

a. Công nghiệp.

* CN năng lượng phát triển mạnh (nguồn thủy năng và nguồn than phong phú)

- Các nhà máy thủy điện, nhiệt điện trong vùng:

+ Thủy điện Hòa Bình (Tỉnh Hòa Bình) trên sông Đà.

+ Thuỷ điện Sơn La (Tỉnh Sơn La) trên sông Đà.

+ Thủy điện Thác Bà (Tỉnh Yên Bái) trên sông Chảy.

+ Thủy điện Nậm Mu (Tỉnh Tuyên Quang) trên sông Lô.

+ Thủy điện Tuyên Quang trên sông Gâm.

+ Nhiệt điện Na Dương (Tỉnh Lạng Sơn).

Nhiệt điện Uông Bí (Tỉnh Quảng Ninh)

* Sự phân bố các ngành CN (bảng phụ lục 2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Nông nghiệp

* Điều kiện phát triển

- Thuận lợi:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, phân hóa theo độ cao, tạo điều kiện  phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cơ cấu nông nghiệp.

+ Đất đai chủ yếu là đất feralit thích hợp phát triển cây công nghiệp

lâu năm, cây ăn quả,... Đất đai khu vực trunng du, cao nguyên thuận lợi phát triển các vùng chuyên canh, đồng cỏ chăn nuôi gia súc.

+ Vùng biển đông bắc rộng lớn, giàu tiềm năng phát triển nuôi tôm, cá ở ao, hồ, đầm và vùng nước lợ, nước mặn ven biển tỉnh Quảng Ninh

+ Có nguồn lao động đảm bảo cho việc sản xuất nông nghiệp, các dân tộc ít người có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nông nghiệp có nhiều tiến bộ, hệ thống giao thông vận tải được nâng cấp,...

+ Chính sách giao đất giao rừng lâu dài cho hộ nông dân phát triển nghề rừng theo hướng nông-lâm kết hợp

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn (trong vùng, ngoài vùng và xuất khẩu ra nước ngoài).

* Khó khăn: Khí hậu khô hạn, rét đậm, rét hại về mùa đông.

- Thiếu quy hoạch, chưa chủ động thị trường

* Phân bố của cây ngô, chè, hồi, cây ăn quả và chăn nuôi trâu.

- Ngô: Bắc Hà, Hà Giang, Phú Thọ

- Chè: Sơn La, Hà Giang, Yên Bái, Thải Nguyên

- Hồi: Lạng Sơn

- Cây ăn quả: Lạng Sơn, Bắc Hà, Sơn La, Bắc Giang.

- Chăn nuôi trâu: Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang.

TIẾT 3

* Hoạt động nhóm: KT khăn phủ bàn- Bản đồ KT vùng

- HS: xác định nhiệm vụ : CH1

- HS: thảo luận-> trình bày kết hợp chỉ bản đồ( 2 HS TB), trao đổi phản biện

- GV: ĐG và chốt vấn đề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Hoạt động cá nhân: Lược đồ KT vùng

- YC: HS nêu tên các trung tâm KT

- YC: HS lên bảng chỉ các trung tâm KT trên lược đồ

- ĐG và chiếu 1 số hình ảnh về 1 số trung tâm

c. Dịch vụ

* Đặc điểm phát triển và phân bố ngành dịch vụ ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Thương mại: Có mối giao lưu thương mại lâu đời với Đồng bằng sông Hồng.

- Các tỉnh biên giới trao đổi hàng hóa với Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc) và Thượng Lào qua các cửa khẩu.

- Giao thông: Vùng trung du GT phát triển. Đường sắt (HN - LC, HN – LS), đường bộ (QL1,2,3,5,6), đường biển (Cảng Quảng Ninh)

- Du lịch: là thế mạnh của vùng. Di sản thiên nhiên (Vịnh Hạ Long), du lịch hướng về cội nguồn (Cao Bằng, Thái Nguyên), du lịch sinh thái nghỉ dưỡng (Bắc Hà, Hà Giang).

d. Các trung tâm KT

- SHD

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian:

+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH.

+ HS: báo cáo kết quả; bổ sung

+ GV: nhận xét, đánh giá, kết luận

+ Bài tập luyện tập:

Bài 1: So sánh sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc?

 

Đông Bắc

Tây Bắc

Địa hình

Núi trung bình và núi thấp. Các dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều).

Vùng biển rộng lớn phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, du lịch biển – đảo, giao thông vận tỉa tienr. 

Núi cao (Dãy Hoàng Liển Sơn cao nhất nước), địa hình hiểm trở, các dãy núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam

Cao nguyên đá vôi đồ sộ phát triển chăn nuôi gia súc lớn

Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nhất nước ta.

Khí hậu nhiệt đới lạnh gió mùa, có mùa đông ít lạnh hơn Đông Bắc.

Khoáng sản

Giàu tài nguyên khoáng sản than, chì, sắt, kẽm, thiếc.

Nguồn thủy năng lớn.

Bài 2:

- Dựa vào điều kiện nào để vùng phát triển mạnh cả nhiệt điện và thủy điện.

+ Thủy điện: Sông suối có trữ năng thủy điện lớn (Nhiều thác ghềnh, lương nước sông lớn).

+ Nhiệt điện: Trong vùng có bể than Đông Bắc cung cấp nhiên liệu cho nhà máy thủy điện.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG- TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới

- Thời gian:

GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH

HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu

Bài 1:

Ý nghĩa phát triển nhà máy thủy điện tại đây:

- Điều hòa dòng chảy sông ngòi, nhất là vào mùa lũ.

- Thúc đẩy PT KT- XH

- Dự trữ nước cho sản xuất NN

Bài 2: Tìm hiểu về trang phục, phong tục, tập quán sản xuất của một dân tộc ít người ở Trung du và miền núi Băc Bộ?

VD:

- Trang phục: nam là áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, có hai túi dưới và đôi khi có thêm túi ngực. Trang phục nữ độc đáo: khăn đội đầu trắng, yếm, áo cánh màu trắng, thân ngắn, xẻ ngực, váy dài đến mắt cá chân gồm thân váy và cạp váy....

- Phong tục:

+ Lễ cưới người Mường gồm các quy trình sau: ướm hỏi, lễ bỏ trầu, lễ xin cưới, lễ cưới lần thứ nhất, lễ đón dâu.

+ Ma chay của người Mường cũng có nhiều điều lạ. Người chết tắt thở, con trai thường cầm dao nín thở chặt 3 nhát vào khung cửa sổ gian thờ, sau đó gia đình mới nổi chiêng phát tang. Thi hài được liệm nhiều lớp vải và quần áo rồi mới đặt trong quan tài làm bằng thân cây khoét rỗng.

- Sản xuất: Họ làm nông nghiệp lúa nước và có thêm nương rẫy phụ trợ. Nghề phụ của dân tộc này trong những tháng nông nhàn là dệt vải, đan lát, ươm tơ và khai thác nguồn lợi từ rừng.

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học

- Phương pháp: đàm thoại

- Thời gian:

GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH

HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu

     
  1. Hướng dẫn về nhà.

Học bài cũ và làm bài tập

Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo: Bài 8- Đồng bằng sông Hồng

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 9, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.