Giáo án VNEN bài Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Điều chỉnh:

Bài 3:- Tiết

Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

TIẾT 1:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Qua bài học, học sinh đạt được:

  1. Kiến thức:
  • Trình bày được chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong công cuộc Đổi mới.
  • PT được 1 số thành tựu và những khó khăn trong quá trình đổi mới
  1. Kỹ năng:
  • Sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê; đọc bản đồ, lược đồ, tranh ảnh để NX sự PTKT
  1. Thái độ:
  • Có trách nhiệm, tích cực học tập và LĐ xây dựng đất nước
  1. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
  • Tự học, giao tiếp, tự quản bản thân, sử dụng bản đồ-số liệu- tranh ảnh, hợp tác, giải quyết vấn đề, năng lực ICT
  • Sống tự chủ, sống trách nhiệm.

* Tích hợp nội dung GDBVMT

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

  • Nội dung:

+ Tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Tìm hiểu những thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế

III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

  • Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

  1. Giáo viên:
  2. Học sinh:

V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

  1. Ổn định lớp.
  2. Kiểm tra bài cũ.
  3. Bài mới.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.

- Phương pháp: vấn đáp, giao tiếp

- Thời gian:

- Khởi động:

HĐ CN- KT báo cáo vòng tròn

- Nêu NV:

? Nêu hiểu biết của em về phạm vi lãnh thổ nước ta?

? Nêu hiểu biết về những chứng cứ và quá trình thực thi, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam?

+ HS trả lời GV nhận xét và kết luận.

Dẫn dắt:

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Qua hàng ngàn năm lịch sử, biển đảo trong tâm thức của người Việt là đất nước, là cuộc sống mà biết bao thế hệ cha ông ta đã đổ xương máu để xây dựng, gìn giữ, phát triển và bảo vệ chủ quyền đất nước cho hiện tại và tương lai…. Bài học ngày hôm nay….

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Thời gian:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

* Hoạt động nhóm: KT khăn phủ bàn- MC, Lược đồ các vùng KT

- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SHD dựa vào LĐ, thông tin SHD, bổ sung

(?) Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế chứng tỏ gì?

- HS: HĐCN, trao đổi

- HS: trình bày, nhận xét, bổ sung

- GV: chiếu chuẩn xác, GV-HS đánh giá

 

 

 

* Dạy học cả lớp, lược đồ các vùng kinh tế, chú thích

 (?) Xác định các vùng kinh tế? các vùng kinh tế trọng điểm?

- HS: xác định

Hoạt động 2: Những thành tựu và thách thức

* HĐ cá nhân:

- GV nêu yêu cầu

(?) Nêu 4 thành tựu, 3 thách thức của nền KT nước ta trong quá trình ĐM

- HS: suy nghĩ trả lời, nhận xét

- GV: chuẩn xác, HS tự đánh giá

           

 

 

 

 

 

 

 

 

* Dạy học cả lớp

(?) Đánh giá chung về những thành tựu và thách thức

(?) Nhiệm vụi trước mắt của Nhà nước và nhân dân ta là gì

- GV: chốt KT

1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

* Cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực CN-XD, dịch vụ

* Cơ cấu lãnh thổ

- HT các vùng chuyên canh NN

- HT các lãnh thổ tập trung CN, DV,

- Hình thành 7 vùng ktế và 4 vùng ktế trọng điểm

=> Thúc đẩy KT, XH cả nước phát triển và cả các vùng lân cận.

* Cơ cấu thành phần kinh tế:.... Nền KT nhiều thành phần

=> Đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ, tích cực theo hướng HĐH.

 

 

 

 

 

2. Những thành tựu và thách thức.

a. Thành tựu:

- Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc.

- Kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá.

- Ngoại thương phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài.

- Dần hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

b. Khó khăn:

- Còn sự phân hoá giàu nghèo.

- Tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm.

- Giải quyết các vấn đề việc làm, y tế, giáo dục... chưa đáp ứng được yêu cầu của xh

 

=> Thành tựu nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ

c. Nhiệm vụ: Cần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hơn nữa; phát triển KT phải đi đôi với BVMT

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian:

+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH.

+ HS: báo cáo kết quả; bổ sung

+ GV: nhận xét, đánh giá, kết luận

+ Bài tập luyện tập:

Bài 1:

* Tính tỉ trọng

Tổng sản phẩm trong nước(GDP) phân theo ngành KT của nước ta năm 2002 và 2014

                                                                                                       (Đơn vị : %)

 

 

                                      Năm

Ngành

 

2002

2014

Nông-lâm-thủy sản

23

19,7

Công nghiệp-xây dựng

38,5

36,9

DV

38,5

43,4

Tổng GDP

100

100

* NX

- Về quy mô :

+ Quy mô của tất cả các ngành đều có xu hướng được mở rộng và PT

+ Tuy nhiên, quy mô của 2 ngành CN-XD và DV có tốc độ mở rộng nhanh nhất, nhất là ngành DV

- Về cơ cấu :

+  Tỉ trọng ngành DV có xu hướng tăng

+  Tỉ trọng ngành CN-XD và NLTS có xu hướng giảm

Bài 2:

* Vẽ BĐ hình tròn

- 2 hình tròn có 2 bán kính khác nhau

* NX

- Tỉ trọng GDP của thành phần kinh tế ngoài nhà nước cao nhất và có xu hướng tăng (DC)

- Tỉ trọng GDP của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước thấp nhất và cũng có xu hướng tăng (DC)

- Tỉ trong GDP của thành phần kinh tế  nhà nước đứng thứ 2 nhưng đang có xu hướng giảm (DC)

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG- TÌM TÒI, MỞ RỘNG

 

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới

- Thời gian:

GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH

? Vận dụng những kiến thức đã học và sự hỗ trợ của người thân, hãy viết một báo cáo ngắn gọn về những thay đổi kinh tế tại địa phương mình hoặc một địa phương khác ở nước ta mà em biết?

HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu

4. Hướng dẫn về nhà.

Học bài cũ và làm bài tập

Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo: Bài 4- Địa lí nông nghiệp

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 9, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.