Giáo án địa lí 9: Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ môi trường biển (tiếp)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài:39: Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ môi trường biển (tiếp). Bài học nằm trong chương trình Địa lí 9. Bài mẫu có : văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Bài 39: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO (tiếp)

I. Mục tiêu: HS cần nắm
1. Kiến thức:
- Hiểu việc phát triển các ngành kinh tế biển phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường biển nhằm phát triển bền vững.
- Biết thực trạng giảm súc tài nguyên, ô nhiễm môi trường biển đảo, nguyên nhân và hậu quả của nó.
- Biết một số phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
2. Kỹ năng:
- Phải nắm vững hơn cách đọc và phân tích các sơ đồ, bản đồ, lược đồ.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, có niềm tin vào sự phát triển của các ngành kinh tế biển nước ta, có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
- Không đồng tình với các hành vi làm suy giảm tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường biển - đảo.
4. Định hướng phát triển năng lực
- NL chung: tự học, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tính toán.
- NL chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, số liệu.
II. Chuẩn bị
1. GV
- Lược đồ tiềm năng kinh tế biển (H39.2)
- Bản đồ tự nhiên VN.
- Bản đồ giao thông vận tải biển.
2. HS
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập
III) Hoạt động trên lớp:
1) Tổ chức:
2) Kiểm tra:
1) Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển? Láy ví dụ qua sự phát triển của ngành đã học để chứng minh?
2) Xác định trên bản đồ các bãi tắm nổi tiếng và các khu du lịch biển ở nước ta theo thứ tự từ Bắc -> Nam?
3) Bài mới:
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: GV tổ chức cho HS chơi rung chuông vàng. GV phổ biến luật chơi:
+ GV chiếu hoặc đọc câu hỏi.
+ HS viết nhanh câu trả lời vào bảng phụ (giấy a3) trong vòng 10s. (riêng câu 5, thời gian trả lời trong 30s).
+ Hết giờ HS giơ đáp án, GV đọc câu trả lời.
+ HS nào sai không được tiếp tục chơi nữa. (GV nên tổ chức cho HS ngồi tại vị trí của mình, không di chuyển để tránh mất thời gian và tránh sự lộn xộn khi HS di chuyển).
+ GV tiếp tục đọc câu hỏi cho đến câu cuối cùng.
+ Những HS còn trụ lại đến câu cuối sẽ là HS chiến thắng (GV có thể thưởng quà hoặc điểm cộng).
- Bước 2: HS chơi trò chơi.
- Bước 3: Kết thúc trò chơi. GV tổng kết những HS chiến thắng. Sau đó GV khéo léo dẫn dắt vào bài mới: Để phát triển tổng hợp kinh tế biển có hiệu quả ngoài khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, du lịch biển – đảo thì nước ta còn có thuận lợi để khai thác và chế biến khoáng sản, phát triển GTVT biển, song song với nó là vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo. Trong bài học hôm nay các em cùng tiếp tục nghiên cứu vấn đề này.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu tiềm năng và thực trạng ngành khai thác - chế biến khoáng sản biển và giao thông vận tải biển (20 phút)
* Mục tiêu
- Trình bày được tiềm năng và thực trạng ngành khai thác, chế biến khoáng sản và giao thông vận tải biển.
- Đọc được bản đồ (Atlat) để chỉ ra được sự phân bố của các khoáng sản biển, cảng biển
và tuyến giao thông đường biển nước ta.
- Xác lập được mối quan hệ giữa khí hậu và ngành sản xuất muối ở nước ta.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Nhóm/ đặt câu hỏi, mảnh ghép
* Phương tiện
- Máy chiếu.
- Hình 39.2: Lược đồ tiềm năng một số ngành kinh tế biển Hoặc Atlat địa lí VN trang khoáng sản, giao thông.
- SGK
* Tiến trình hoạt động
Hoạt động của GV - HS Nội dung chính
Bước 1: HS thảo luận nhóm. Dựa vào kiến thức đã học + H39.1 + H39.2
- Nhóm lẻ: Khai thác và chế biến khoáng sản.
- Nhóm chẵn: Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển.
- HS các nhóm báo cáo - > nhận xét -> bổ xung
- GV chuẩn kiến thức .
Ngành 3) Khai thác và chế biến khoáng sản 4) Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển
Tiềm năng - Có nguồn muối khổng lồ
- Có nhiều bãi cát lớn
- Có nguồn dầu khí, khí đốt - Nằm gần nhiều tuyến đường biển Quốc tế quan trọng nối Ân Độ Dương với Thái Bình Dương
- Ven biển có nhiều vũng, vịnh, cửa sông => thuânh lợi xây dựng các hải cảng.
Tình hình phát triển -Nghề muối đã phát triển từ lâu đời ( Cà Ná, Sa Huỳnh)
- Cát trắng có giá trị cho công nghiệp thủy tinh pha lê
- Dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm vị trí hàng đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã và đang phát triển thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển . - Có > 90 cảng biển lớn nhỏ
- Đội tàu biển được tăng cường mạnh mẽ
- Phát triển giao thông đường biển giữa các địa phương ven biển và với các nước khác trên thế giới.
- Dịch vụ hàng hải đã và đang được chú trọng phát triển đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - quốc phòng.
Hạn chế
- Lao động có tay nghề còn thiếu, công nghệ khoa học chưa cao, gây ô nhiễm môi trường.
- Các phương tiện vận tải của ta chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển
- Việc xây dựng hệ thống các cảng chưa khoa học, chưa đáp ứng được nhu cầu .
Hướng phát triển - Xây dựng khu công nghiệp hóa dầu, công nghiệp chế biến khí đốt. - Phát triển nhanh đội tàu biển. Hình thành 3 cụm đóng tàu lớn ở Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ
- Phát triển toàn diện dịch vụ hàng hải
Bước 2: HS hoạt động cá nhân/cặp
1) Tại sao ven biển Nam Trung Bộ lại phát triển mạnh nghề làm muối?Xác định vị trí các bãi muối lớn?
2) Xác định vị trí các mỏ dầu khí lớn của nước ta?Xác định bể dầu khí Nam Côn Sơn?
3) Xác định vị trí các cảng biển lớn?Các tuyến đường biển quốc tế ở nước ta?
=> ? Qua đó em có nhận xét gì về vai trò của 2 ngành trên ?
- Khai thác và chế biến khoáng sản biển, đặc biệt là dầu khí là 1 trong những ngành công nghiệp hàng đầu ở VN.
- Giao thông vận tải biển đang phát triển mạnh cùng với quá trình nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo (15 phút).
* Mục tiêu
- Trình bày được nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo.
- Nêu được hậu quả của sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo.
- Đưa ra được những biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo.
- Phân tích được mối quan hệ giữa con người và môi trường.
- Học được kĩ năng thảo luận, tranh luận và giải quyết vấn đề.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Nhóm/đóng vai, nhóm chuyên gia.
* Phương tiện
Bài báo
* Tiến trình hoạt động

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV chia lớp thành 2 nhóm (có thể giữ lại 2 nhóm lớn A và B đã chia ở hoạt động 1). GV phát cho mỗi nhóm 1 bài báo về ô nhiễm môi trường biển. Yêu cầu các nhóm đọc và trả lời câu hỏi:
1. Nội dung bài báo viết về vấn đề gì?
2. Nguyên nhân và hậu quả của vấn đề đó?
- Bước 2: GV gọi đại diện mỗi nhóm trả lời. Sau đó GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Cụ thể:
+ Nhóm 1: Vào vai là các nhà quản lí môi trường, đứng trước thực trạng ô nhiễm và suy thoái tài nguyên sinh vật biển. Nhiệm vụ của họ là tìm ra những giải pháp bảo vệ môi trường biển.
+ Nhóm 2: Vào vai là các công ty xí nghiệp, khu du lịch ở ven biển. Cần nêu được trách nhiệm của mình và cần phải phối hợp với nhóm 1 để tìm ra tiếng nói chung trong việc bảo vệ môi trường biển.
- Bước 3: HS nghiên cứu thông tin GV phát, trao đổi thảo luận. GV quan sát và hướng dẫn.
- Bước 4: Hết giờ thảo luận, các nhóm tiến hành giải quyết tình huống đặt ra, cử đại diện của 2 bên lên tranh luận, sau đó thảo luận bàn bạc và cùng thống nhất đưa ra giải pháp tốt nhất cho cả 2 bên. GV quan sát và hướng dẫn.
- Bước 5: Gv nhận xét và chốt kiến thức. III) Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo:
1) Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển- đảo.
Thực trạng:
- Diện tích rừng ngập mặn giảm.
- Sản lượng đánh bắt giảm
- Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Nguyên nhân:
- Ô nhiễm môi trường biển
- Đánh bắt khai thác quá mức.
Hậu quả:
- Suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển.
- Ảnh hưởng xấu đến du lịch biển.
2) Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo.
- Việt Nam đă gia cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển - đảo.
- Có kế hoạch khai thác hợp lư.
- Khai thác đi đôi với việc bảo vệ phát triển nguồn tài nguyên.
- Điều tra đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu, đầu tư khai thác hải sản xa bờ.
- Bảo vệ và trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ
* Kết luận: sgk/143

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm sáng tạo 1 câu khẩu hiệu về bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo.
+ GV phát giấy để HS ghi vào.
+ GV chú ý hướng dẫn HS các tiêu chí hình thành một câu khẩu hiệu: ngắn gọn, diễn tả cô đọng về một vấn đề mà HS muốn thông báo và tuyên truyền đến cho mọi người, tránh dài dòng lan man.
+ Độ dài không quá 20 chữ
+ Có vần điệu, thông điệp mạnh mẽ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhanh và ghi to khẩu hiệu vào giấy. GV quan sát.
Bước 3. Đại diện mỗi nhóm trả lời, các nhóm đọc to khẩu hiệu của nhóm mình.
Bước 4. GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động của HS.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1) Chúng ta cần tiến hành những biện pháp gì để phát triển giao thông vận tải biển?
2) Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo?
- Trả lời câu hỏi bài tập sgk/143:
1) PTTH Kinh tế biển có ý nghĩa chiến lược đối với nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của Đất nước:
- Tiềm năng để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển là rất lớn. Phát triển tổng hợp kinh tế biển để khai thác các tiềm năng, mang lại nguồn thu nhập lớn cho đất nươc. Tạo nhiều công ăn, việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân.
- Đối an ninh Quốc phòng được đảm bảo vững chắc.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Viết 1 bản thuyết minh về đảo theo cấu trúc:
- Đặc điểm vị trí, lãnh thổ
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Dân cư – xã hội
- Kinh tế
- Định hướng phát triển
- Làm tiếp bài tập 39 bài tập bản đồ thực hành.
- Chuẩn bị bài thực hành 40 sgk/144.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 9, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.