Giáo án VNEN bài Đông Nam Bộ

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Đông Nam Bộ. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Điều chỉnh:

Bài 17: Tiết

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Qua bài học, học sinh đạt được:

  1. Kiến thức:
  • Nhận biết được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của vùng trên bản đồ; nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hộI-
  • Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hộI-
  • Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và tác động của chúng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
  • Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng: công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP, công nghiệp có cơ cấu đa dạng với nhiều ngành quan trọng; sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng.
  • Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn với các chức năng chủ yếu của từng trung tâm.
  1. Kỹ năng:
  • Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
  • Phân tích bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế và số liệu thống kê để biết đặc điểm tự nhiên, dân cư, tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất của vùng.
  1. Thái độ:
  • Tự học, tự quản bản thân, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, gqvđ.
  • Sống tự chủ, trách nhiệm, sống yêu thương
  1. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
  • Sống tự chủ, sống trách nhiệm
  • Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác; năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê.

II- NỘI DUNG TRỌNG TÂM

  • Nội dung:

+ Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

+ Khám phá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Tìm hiểu đặc điểm dân cư, xã hội

+Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế

+ Tìm hiểu các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

III- PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

  • Phương pháp: Hình thành kĩ năng xác lập các mối quan hệ địa lí, sử dụng bản đồ-số liệu, dạy học hợp tác, dạy học trực quan, vấn đáp- gợi mở, thuyết trình, phát hiện và gqvđ

IV- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

  1. Giáo viên: MC, bảng phụ, phiếu học tập
  2. Học sinh: Chuẩn bị theo h­ướng dẫn

V- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

  1. Ổn định lớp.
  2. Kiểm tra bài cũ.
  3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.

- Phương pháp: vấn đáp, giao tiếp

- Thời gian:

- Khởi động:

*Hoạt động cá nhân:

- GV: giao nhiệm vụ:

? Hãy viết điều em đã biết về đặc điểm tự nhiên, dân cư vùng ĐNB vào cột K, biết những điều muốn biết thêm về đặc điểm tự nhiên, dân cư vùng này vào cột W và tự trả lời các nội dung vào cột W vào cột L

K

W

L

 

 

 

- HS: Hoạt động cá nhân-> báo cáo vòng tròn

- GV: gọi HS làm thư kí ghi lại các kết quả

- GV: ĐG và dẫn HS vào bài:

Đông Nam Bộ là vùng phát triển rất năng động. Đó là kết quả khai thác tổng hợp thế mạnh về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiến nhiên trên đất liền, trên biển, cũng như về dân cư, xã hội…. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về…..

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Thời gian:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- GV: chiếu CH, HS xác định NV

? Quan sát H 23.1, xác định giới hạn lãnh thổ vùng NTB ?

? Xác định vị trí của vùng trên bản đồ

? Cho biết ý nghĩa của vị trí địa lí của vùng?

- HS: HĐ-> TB( GV HD: 1 HS xác định trên bản đồ, 1 HS viết bảng)

- GV: Chốt KT và ĐG

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.

- Gồm 6 tỉnh và TP -> Diện tích nhỏ

-  Tiếp giáp: TN, DHNTB, CPC, biển Đông, ĐB SCL.

* Ý nghĩa:

+ Có nhiều lợi thế trong giao l­ưu kinh tế- văn hoá với các nư­ớc trong khu vực.

Hoạt động 2: Khám phá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

*HĐCĐ: Dựa vào lược đồ tự nhiên vùng:

- HS: xác định nhiệm vụ SHD, hoàn thiện bảng:

Điều kiện tự nhiên

Đặc điểm nổi bật

Thế mạnh kinh tế

Địa hình, đất đai

 

 

Khí hậu

 

 

Sông ngòi

 

 

Tài nguyên biển

 

 

Khoáng sản

 

 

- HS: xem lại bài chuẩn bị và thảo luận trong nhóm, điều chỉnh bổ sung vào vở soạn và chốt kết quả

- HS: TB, bổ sung, trao đổi và phản biện

- GV: chiếu đáp án chốt vấn đề (kết hợp chỉ bản đồ)

=> ĐGNX

2. Khám phá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Đặc điểm:

* Thế mạnh kinh tế:

* Kết quả bảng thông tin HDH:

 

Điều kiện tự nhiên

Đặc điểm nổi bật

Thế mạnh kinh tế

Địa hình, đất đai

Địa hình khá bằng phẳng, đất badan phân bố ở các vùng đồi thấp, đất phù cổ xám bạc màu phân bố ở các đồng bằng.

Phát triển cây công nghiệp quy mô lớn và phân bố các ngành kinh tế.

Khí hậu

Cận xích đạo, thời tiết khá ổn định

Phát triển cây công nghiệp

Sông ngòi

Mạng lưới sông ngòi dày đặc, tiềm năng lớn về thuỷ điện (tổng trữ năng của thuỷ điện 2,7 triệu KW).

Phát triển thuỷ điện, phát triển giao thông, cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp.

Tài nguyên biển

Vùng biển ấm, ngư trường rộng lớn, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế.

Phát triển kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác khoáng sản, giao thông biển, du lịch biển...

Khoáng sản

Dầu khí ở thềm lục địa có trữ lượng lớn, dự báo khoảng 3 – 4 tỉ tấn dầu thô và khoảng 500 tỉ m3 khí.

Khai thác chế biến dầu, sản xuất điện, xuất khẩu,...

Cho biết những khó khăn về tự nhiên của vùng?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ?

HS: thảo luận nhóm và nêu ý kiến

GV: nhận xét, kết luận:

+ Để duy trì nguồn nước ngầm, đảm bảo nước cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô và cho sinh hoạt dân cư. + Rừng đầu nguồn góp phần điều tiết lượng nước ở các sông ở ĐNB, hạn chế xảy ra lũ quét ở hạ lưu các con sông, bảo vệ hệ sinh thái của vùng.

+ Phải hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở ĐNB tránh tác động tiêu cực đến sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, nghề cá), sinh hoạt dân cư và du lịch…..

* Khó khăn về tự nhiên (xem bảng thông tin HDH).

-         Mùa khô kéo dài dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạt

-         Trên đất liền nghèo khoáng sản nên phải nhập nguyên liệu từ bên ngoài với giá thành cao.

-         Diện tích rừng tự nhiên thấp, tỉ lệ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp ngày càng cao. 

Hoạt động 3: Đặc điểm dân cư xã hội

* Hoạt động nhóm:

- GV: giao NV SHD

- HS: xem lại bài chuyển bị và thảo luận trong nhóm, điều chỉnh bổ sung vào vở soạn và chốt kết quả

- HS: TB, bổ sung, trao đổi và phản biện

- GV: chiếu đáp án chốt vấn đề (kết hợp chỉ bảng số liệu)

 

3. Đặc điểm dân cư­ xã hộI-

- Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội quan trọng của Đông Nam Bộ đều cao hơn mức trung bình cả nước: thu nhập bình quân đầu người, học vấn, tuổi thọ trung bình

- Đặc điểm dân cư

+ Dân cư­ đông, mật độ DS khá cao

+ Mức độ đô thị hoá  cao, tỉ lệ dân thành thị cao: 62,6%

+ Nguồn lao động (lao động có chuyên môn) dồi dào, thu nhập cao.

+ Vùng có sức hút mạnh mẽ với lao động cả n­ước, + CSVCKT, CSHT tốt, là nơi thu hút vốn đầu tư lớn nhất.

+ Các di tích lịch sử, văn hoá: bến cảng Nhà Rồng, địa đạo Củ Chi, Côn Đảo, dinh Độc Lập

- Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước. Vì:

+ Giàu tiềm năng phát triển kinh tế( tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng tốt,...)

+ Kinh tế phát triển mạnh nhất nước ta.-> nhiều cơ hội việc làm

+ Thu nhập bình quân đầu người cao

TIẾT 2

Hoạt động 4: Tình hình phát triển kinh tế.

- GV: giao NV

+ NC về 3 ngành, NC theo CH SHD( sử dụng kênh chứ và lược đồ, BSL có trong SHD)

- Hướng dẫn:

+ V1: N1, 2,3 của mỗi cụm nghiên cứu về Ngành CN, NN, DV( mỗi nhóm 1 ngành)

+ V2: HS đếm số1,2,3 để những HS mang số 1 về nhóm 1,...

+ HS đi lần lượt di chuyển trong 1 cụm- từ N1<->N2<->N3<->N1và HS đi đến đâu những HS của nhóm cũ có nhiệm vụ TB cho các bạn nghe về ND HĐ của nhóm cũ của mình- Các HS còn lại nghe , ghi chép và trao đổi

- GV: phát PHT có những nội dung hướng dẫn HS nghiên cứu từng ngành KT

- Tổ chức cho HS HĐ theo 2 vòng

- Chiếu lược đồ kinh tế vùng, HS báo cáo+ kết hợp chỉ LĐ

- GV: ĐG và bổ sung.

- GV: chuẩn bị 1 số CH cho 1 số nhóm:

?Tại sao sản xuất công nghiệp lại tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh?

+ Sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh vì Thành phố có nhiều lợi thế về vị trí địa lí, nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao, cơ sở hạ tầng phát triển và đi đầu về chính sách phát triển

? Vì sao cây cao su CN đó phát triển mạnh?

Đông Nam Bộ có điều kiện sinh thái thích hợp cho phát triển cây cao su (địa hình thấp, khá bằng phẳng, đất badan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, chế độ gió ôn hoà...); Cây cao su có lịch sử phát triển từ rất sớm ở vùng và được quy hoạch thành các nông trường quốc doanh sau khi đất nước giải phóng, nhân dân có kinh nghiệm trồng cây cao su; Vùng đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất nhất định cho việc phát triển cây cao su; Sẩn phẩm có nhu cầu lớn trên thị trường trong nước và quốc tế; Phát triển cây cao su góp phần giải quyết việc làm, đem lại hiệu quả kinh tế cao và gắn với vấn đề bảo vệ môi trường.

? Nêu vai trò của hai hồ chứa nước đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng.

+ Hồ Dầu Tiếng là công trình thuỷ lợi lớn nhất nước ta với diện tích 270 km2, chứa 1,5 tỉ m3, đảm bảo tưới tiêu cho hơn 170 nghìn há đất thường xuyên thiếu nước về mùa khô của tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh).

+ Bên cạnh chức năng chính là điều tiết nước cho nhà máy thuỷ điện Trị Na, hồ thuỷ điện Trị An góp phần cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, các khu công nghiệp và đô thị tỉnh Đồng NaI-

? Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài?

+ Vùng có vị trí địa lí thuận lợi, là vùng kinh tế năng động.

+ Vùng có trữ lượng dầu khí lớn nhất nước ta, đã và đang thu hút đầu tư nước ngoài trong khai thác và chế biến dầu khí.

+ Có nguồn lao động dồi dào, đội ngũ lao động lành nghề chiếm tỉ lệ cao, đã đáp ứng nhu cầu cho các ngành công nghiệp, dịch vụ có trình độ kĩ thuật cao.

+ Xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng khá tốt.

4. Tình hình phát triển kinh tế.

a. Công nghiệp       

- Công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng  (53,1% năm 2014), cao hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước (cả nước 36,9%). 

-  Công nghiệp vùng Đông Nam Bộ có cơ cấu đa dạng, bao gồm nhiều ngành công nghiệp: năng lượng, luyện kim, cơ khí, hoá chất, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.

- Công nghiệp của vùng tập trung ở các trung tâm công nghiệp lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

+ Sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh vì Thành phố có nhiều lợi thế về vị trí địa lí, nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao, cơ sở hạ tầng phát triển và đi đầu về chính sách phát triển

- Những khó khăn trong phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ (xem thông tin HDH).

2. Nông nghiệp

- là vùng trọng điểm trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước. Vùng đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng của cây cao su và điều. Hồ tiêu và cà phê đứng thứ hai cả nước, chỉ sau Tây Nguyên

+ Phân bố: trồng cao su: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai; trồng cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu; trồng hồ tiêu: Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai; trồng điều: Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương.

- Cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả cũng có DT lớn

- Chăn nuôi khá PT và theo PPCN, đặc biệt là nuôi bò sữa.

- Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản: đem lại nguồn lợi lớn

c. Dịch vụ

* Vai trò: Chiếm tỉ trọng lớn tỏng cơ cấu KT và góp phần thúc đẩy sản xuất, giải quyết nhiều vấn đề XH của vùng

* Đặc điểm phát triển và phân bố:

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá của vùng đã chiếm 1/3 tổng mức bán lẻ của cả nước, số lượt hành khách vận chuyển đang tăng tỉ trọng và chiếm gần 1/3 số lượt hành khách vận chuyển của cả nước; tỉ trọng khối lượng hàng hoá vận chuyển của vùng cũng chiếm 18,3% cả nước.

- Hoạt động xuất nhập khẩu:

+ Dẫn đầu về X-N khẩu

+ mặt hàng chủ lực: dầu thô, TPCB, may mặc

+ Tỉ lệ hàng XK qua chế biến tăng

+ NK: ...

+ TP HCM dẫn đầu vùng

- Có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài

- TP HCM là TTDL lớn nhất cả nước

TIẾT 3

Hoạt động 5 : Các trung kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

 

 

* HĐCĐ- BĐ KT vùng

- GV: nêu nhiệm vụ:

? Xác định 3 trung tâm kinh tế lớn của vùng, kể tên những ngành chính của từng trung tâm

- HS: TB, nhận xét

- GV: chốt vấn đề (kết hợp chỉ bản đồ)

=> ĐGNX

* HĐCĐ- BĐ KT vùng

- HS: xác định nhiệm vụ SHD

- HS: xem lại bài chuẩn bị và thảo luận trong nhóm, điều chỉnh bổ sung vào vở soạn và chốt kết quả

- HS: TB, bổ sung, trao đổi và phản biện

- GV: chốt vấn đề (kết hợp chỉ bản đồ)

-> ĐGNX

 

5. Các trung kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

* Các trung tâm kinh tế

- TPHCM, Biên Hoà, Vũng Tàu

=> tạo thành tam giác công nghiệp của vùng.

 

 

 

 

 

* Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam :

- Giới hạn :

- Ý nghĩa:

+ GDP của vùng chiếm 45,2% GDP cả nước (năm 2014), giá trị xuất khẩu của vùng chiếm 64,2% giá trị xuất khẩu của cả nước (năm 2010); tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của vùng chiếm 43,9% của cả nước (năm 2014).

=> Có vai trò đặc biệt quan trọng, thúc đẩy kinh tế phát triển (giải quyết việc làm, nâng cao đời sống...)

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian:

+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH.

+ HS: báo cáo kết quả; bổ sung

+ GV: nhận xét, đánh giá, kết luận

+ Bài tập luyện tập:

Bài 1 :

a. Xử lí số liệu : Dân số…năm 2014 (đơn vị : %)

Năm

2005

2010

2014

Nông thôn

14,8

16,8

17,9

Thành thị

85,2

83,2

82,1

b. Vẽ BĐ

c. Nhận xét

- Tỉ lệ dân TT rất cao

- Tỉ lệ dân TT giảm, tỉ lệ dân nông thôn tăng

Bài 2

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp:

+ Địa hình tương đối bằng phẳng

+ Vùng đồi badan lượn sóng,  đất phù sa cổ xám bạc màu;

+ Khí hậu cận xích đạo thích hợp cho trồng cây công nghiệp nhiệt đới;

+ Vùng có hệ thống sông có ý nghĩa cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp.

- Điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội:

+ Dân cư, nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp;

+ Đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật có trình độ nhất định;

+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn;

+ PT cây CN đang góp phần đắc lực giải quyết việc làm, cải thiện đời sống người dân.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG- TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học, sưu tầm

- Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới, đàm thoại

- Thời gian:

GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH

HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu

 4. Hướng dẫn về nhà.

Học bài cũ và làm bài tập

Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo: Bài 18- Đồng bằng sông Cửu Long

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 9, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.