Giáo án VNEN bài Địa lí công nghiệp

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Địa lí công nghiệp. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Điều chỉnh:

Bài 5:  Tiết- Địa lí công nghiệp

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Qua bài học, học sinh đạt được:

  1. Kiến thức:
  • Phân tích được sự ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta
  • Nêu được đặc điểm cơ cấu ngành CN nước ta và khái niệm ngành cn trọng điểm
  • Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm.
  • Nêu được các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta
  1. Kỹ năng:
  • Nhận xét được biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu về sự phát triển và phân bố CN
  1. Thái độ:
  • Tích cực học tập để xây dựng quê hương đất nước
  1. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
  • Tự học, giao tiếp, tự quản bản thân, sử dụng bản đồ-số liệu- tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, hợp tác, giải quyết vấn đề
  • Sống tự chủ, sống trách nhiệm

II- NỘI DUNG TRỌNG TÂM

  • Nội dung:

+ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

+ Sự phát triển và phân bố công nghiệp

III- PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

  • Phương pháp: Hình thành kĩ năng xác lập các mối quan hệ địa lí, sử dụng bản đồ, dạy học hợp tác, dạy học trực quan, phát hiện và gqvđ

IV- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

  1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập, slide, máy chiếu, ...
  2. Học sinh: Đọc và soạn bài

V- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

  1. Ổn định lớp.
  2. Kiểm tra bài cũ.
  3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.

- Phương pháp: vấn đáp, giao tiếp

- Thời gian:

- Khởi động:

- Nêu NV:

? Hãy kể tên các ngành công nghiệp ở địa phương em. Tại sao ở địa phương em lại phát triển các ngành công nghiệp này?

+ HS: trả lời GV nhận xét và kết luận.

- Dẫn dắt:

Công nghiệp nước ta đang phát triển nhanh, với cơ cấu ngành đa dạng, trong đó có những ngành công nghiệp trọng điểm. Công nghiệp phân bố tập trung ở một số vùng, nhất là ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về…..

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Thời gian:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố CN

* HĐ nhóm bàn: KT sơ đồ TD, bản đồ khoáng sản VN và Tự nhiên - MC

- GV: yêu cầu HS thực hiện YC/SHD/34

- HS: HĐ, trao đổi

- HS: trình bày, nhận xét

- Chuẩn xác, HS tự đánh giá

- Bổ sung:

? NX chung về TNTN nước ta và ảnh hưởng của chúng đến sự PT CN?

 

 

* Hoạt động cả lớp

? Quan sát BĐ Bản đồ khoáng sản VN, Bản đồ Tự nhiên, hãy cho biết thế mạnh CN của TD miền núi BB, của BTB, của ĐNB?

? Từ đây em rút ra KL gì về mối quan hệ giữa sự phân bố TN và thế mạnh CN của từng vùng

(Tích hợp GDBVMT)

? Chúng ta cần sử dụng các TN này như thế nào?

 

* Hoạt động nhóm: KT công đoạn, đọc tích cực - Bảng phụ, phiếu học tập

 - GV: giao nhiệm vụ: 

+ V1: mỗi nhóm tìm hiểu 1 ND

- HS: hình thành nhóm (đếm số)

- Phát phiếu học tập

Phiếu học tập 1

? Đặc điểm nguồn lao động và dân cư nước ta? Đặc điểm này tạo ra những thuận lợi gì cho CN?

 

 

Phiếu học tập 2

? Nêu đặc điểm cơ sở vật chất kĩ thuật và Cơ sở hạ tầng CN trong CN của nước ta? Ý nghĩa?

 

 

 

 

 

 

 

 

Phiếu học tập 3

? Kể 1 số chính sách phát triển công nghiệp ở nước ta?

? Nhận xét và đánh giá ý nghĩa của các chính sách?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phiếu học tập 4

? Đặc điểm thị trường trong và ngoài nước?

? Ảnh hưởng như thế nào đến công nghiệp?

- HSHĐ

+ V2: các nhóm đổi chéo kết quả, bổ sung

- HS: trình bày

- GV: chuẩn xác và HS ĐG chéo

I- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố CN

1. Các nhân tố tự nhiên.

- Nhiên liệu: than. => CN năng lượng

- Phi kim loại => CN hóa chất

- Vật liệu XD => CN sản xuất vật liệu xây dựng

- Thủy năng sông suối => CN điện

- Tài nguyên đất, nước, khí hậu…=> CN chế biến

 

 

(*) TNTN phong phú, đa dạng=> Là cơ sở để phát triển cơ cấu CN đa ngành. trong đó có 1 số ngành trọng điểm

 

 

 

 

- Sự phân bố TN tạo các thế mạnh khác nhau của từng vùng.

 

 

- Cần sử dụng hợp lí các tài nguyên

 

2. Các nhân tố kinh tế- xã hộI-

a. Dân cư và lao động

- Dân đông

=> Thị trường lớn

- Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm tiếp thu KHKT

-> Phát triển những ngành cần nhiều LĐ, 1 số ngành công nghệ cao

-> thu hút đầu tư nước ngoài

 

 

 

b. Cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng

- CSVCKT:

+ Chưa đồng bộ

+ Tập trung ở 1 số vùng.

+ Trình độ chưa cao

+ Tiêu hao nhiều năng lượng và nguyên vật liệu

-> Hạn chế sức sản xuất, giá trị cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm

- CSHT: đang được nâng cao

-> Thúc đẩy CN phát triển.

c. Chính sách phát triển công nghiệp

- Chính sách CNH và đầu tư

+ Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần

 + Chính sách đổi mới cơ chế quản lí và hành chính

 + Chính sách khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước

=> Là động lực thúc đẩy CN phát triển

d. Thị trường

- Thi trường trong nước rộng nhưng ngày càng bị cạnh tranh quyết liệt bởi hàng ngoại

- Thị trường ngoài nước có 1 số lợi thế song còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng...

-> Làm cho cơ cấu công nghiệp đa dạng, linh hoạt hơn

TIẾT 2

Hoạt động 2: Sự phát triển và phân bố công nghiệp

 

* Hoạt động cặp 

- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi mục II-1

- HS HĐ

- HS trình bày, nhận xét

- GV bổ sung:

? Ngành CN c/biến LTTP/ Dệt may... dựa trên những thế mạnh cụ thể nào

- Chuẩn xác, HS tự đánh giá

 

 

* HĐN - KT công đoạn(4 nhóm)- Sử dụng lược đồ CN

- Giao nhiệm vụ

+ V1: mỗi nhóm nghiên cứu về 1 ngành CN

+ V2: Các nhóm trao đổi theo vòng tròn

- HS:

- HS: TB kết hợp chỉ lược đồ CN

- Chuẩn xác, GV-HS đánh giá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*HĐCN- Sử dụng bản đồ CN VN- MC

- YC HS chỉ BĐ kết hợp trình bày

- HS chỉ, trình bày

- GV- HS nhận xét, đánh gÍA

 

II- Sự phát triển và phân bố công nghiệp

1.  Cơ cấu ngành công nghiệp.

-  Cơ cấu đa dạng

+ CBLTTP có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị xs CN

+ CN điện có tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu giá trị xs CN

- Nổi bật là những ngành CN trọng điểm, với những đặc điểm: ( SHD/ 36)

 

 

 

2. Một số ngành công nghiệp trọng điểm

a. Công nghiệp khai thác nhiên liệu

* Khai thác than

- Sản lượng: 15-20 tr. tấn/năm

- Phân bố chủ  yếu ở Quảng Ninh

* Khai thác dầu khí:

- S.lượng :  100 tr. tấn dầu, hàng tỉ m3 khí/năm

- Phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam

- Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu chủ lực’

b. Công nghiệp điện.

- Cơ cấu: Thuỷ điện, nhiệt điện, điện gió

- Sản lượng ngày càng tăng

- Các nhà máy điện

+ Phân bố gần nguồn năng lượng sơ cấp

+ Phía Bắc: dùng than( lớn nhất là nhà máy điện Phả Lại)

+ Phía Nam: dùng khí (lớn nhất là nhà máy điện Phú Mỹ)

c. CN chế biến lương thực thực phẩm

- Vị trí: Chiếm tỉ trọng lớn nhất

- Cơ cấu: Gồm:

+ CN chế biến sản phẩm trồng trọt

+ CNCB sản phẩm chăn nuôi, thuỷ sản

+ CN c.biến thuỷ sản

- Phân bố: Tập trung ở TPHCM, HN, HP, Biên Hoà, Đà Nẵng

d. Công nghiệp dệt may

- Vị trí:

+ Là ngành CN hàng tiêu dùng quan trọng của nước ta

+ SP là 1 trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực

- Đặc điểm: Dựa trên ưu thế về nguồn lao động: đông, rẻ

- Các trung tâm lớn: HN, TPHCM, Đà Nẵng, Nam Định (Nơi có nhiều lao động, thị trường lớn...)

3.  Các trung tâm công nghiệp lớn.

- Các khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước

Khu vực tập trung công nghiệp

Các trung tâm công nghiệp

Đông Nam Bộ

Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một,

Biên Hòa, Vũng Tàu

Đồng bằng sông Hồng

Hà Nội

Hải Phòng

TIẾT 3

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian:

+ Bài tập luyện tập:

Bài 1:

a) Các yếu tố đầu vào:

- Nguyên liệu, nhiên liệu,

- Lao động.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật.

b) Các yếu tố đầu ra:

- Thị trường trong nước

- Thị trường ngoài nước.

=> Chính sách có tác động đến cả đầu vào, đầu ra, vì vậy chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.

Bài 2.

* Hoạt động cả lớp, máy chiếu

- Chiếu quá trình vẽ 1 biểu đồ

? Nêu cách vẽ biểu đồ này ?

- Chiếu biểu đồ và đặt vấn đề :

- Khi nào thì vẽ biểu đồ kết hợp:

+ Khi đề bài yêu cầu “vẽ biểu đồ kết hợp

+ Khi đề bài có 2 đơn vị tính khác nhau, có thể vẽ cột hoặc vẽ đồ thị

- Một số điểm cần lưu ý một số điểm khi vẽ biểu đồ kết hợp:

+ Biểu đồ có 2 trục đơn vị

+ Tốc độ nằm giữa cột.

+ Chia tỉ lệ sao cho hạn chế sự dính nhau giữa cột và đường (nếu là dạng biểu đồ kết hợp giữa cột và đường.

+ Nếu kết hợp biểu đồ cột và đường, phải dựng hệ trục có hai trục tung với hai đơn vị khác nhau. Vẽ theo từng đại lượng một.

+ Nếu kết hợp giữa biểu đồ cột và tròn không cần phải dựng hệ trục tọa độ.

+ Khi chú giải phải thể hiện rõ các đối tượng địa lí thể hiện trên biểu đồ.

* HĐ cá nhân

- HS vẽ biểu đồ và nhận xét

- GV nhận xét, đánh giá

Cụ thể:

a) Vẽ biểu đồ kết hợp

b) Nhận xét về tình hình sản xuất than, dầu mỏ và điện ở nước ta.

- Điện liên tục tăng.

- Dầu mỏ chưa ổn định.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG- TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới

- Thời gian:

+ GV: gợi ý HS vận dụng kiến thức đã học ở mục các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố công nghiệp để liên hệ với thực tế địa phương HS có điều kiện phát triển ngành công nghiệp nào.

+ Gợi ý HS dựa vào khái niệm các ngành công nghiệp trọng điểm để trả lời câu hỏi tại sao nước ta lại chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

- Gợi ý sản phẩm:

+ Bài viết (câu trả lời).

(Lưu ý: GV cũng có thể thay thế nội dung này sao cho phù hợp với thực tế)

+ GV khuyến khích HS thực hiện.

+ Có thể để HS tự tìm tòi về một vấn đề gì đó có liên quan mà HS thấy hứng thú, không nhất thiết tất cả HS phải thực hiện một nhiệm vụ như trong tài liệu HDH

HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu

 4. Hướng dẫn về nhà.

Học bài cũ và làm bài tập

Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo: Bài 6- Địa lí dịch vụ

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 9, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.