Giáo án địa lí 9: Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 9. Bài mẫu có : văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

BÀI 6: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
I/ MỤC TIÊU: sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Trình bày được sơ lược quá trình phát triển kinh tế Việt Nam
- Thấy được chuyển dịch cơ cấu kinh tế là đặc trưng của công cuộc đổi mới, thay đổi cơ cấu kinh tế theo ngành, theo lãnh thổ, theo thành phần kinh tế, những thành tựu và thách thức .
2. Kỹ năng:
- Kĩ năng phân tích biểu đồ, bản đồ. Kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu (Biểu đồ tròn) và nhận xét biểu đồ.
- Phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
3. Thái độ:
- Không ủng hộ những hoạt động kinh tế có tác động xấu đến môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: tự học, tự quản lí, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, số liệu, tranh ảnh.
II/ CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
- Bản đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam
- Biểu đồ về sự chuyển dịch cơ cấu GDP từ 1991 đến năm 2000
- Một số hình ảnh phản ánh thành tựu về phát triển kinh tế nước ta trong quá trình đổi mới
2. Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
- Cơ cấu dân số nuớc ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế xã hội?
- Nêu biện pháp để từng bước khắc phục những khó khăn đó.
3. Các hoạt động dạy học
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: Giao nhiệm vụ, Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi khi xem video:
- So sánh hoạt động kinh tế, đời sống của người dân trước và trong thời kỳ đổi mới.
- Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới có những đặc điểm gì ?
- Bước 2: Giáo viên mời 2 học sinh lên chia sẻ/nhận xét hình ảnh.
- Bước 3: Từ phần trả lời của học sinh, giáo viên nói qua thời kì bao cấp – một thời kì đầy gian khó của đất nước, dẫn vào bài.
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (20 phút)
*Mục tiêu:HS hiểu biết về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kì đổi mới.
* Phương pháp:
- Sử dụng bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật hợp tác, học tập cá nhân
* Phương tiện dạy học:
- Bảng số liệu, bản đồ
*Các bước tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
Mục I: Nền kinh tế nước ta trước thời kì Đổi mới
(HS tự đọc )
Hoạt động 1: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Hoạt động nhóm (Theo bàn)
- Dựa hình 6.1 phân tích:
+ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nuớc ta đuợc thể hiện như thế nào?
+ Đọc thuật ngữ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cho biết:
+ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta thể hiện ở những mặt nào? Xu hướng này rõ nhất ở ngành nào?
- Dựa vào lược đồ hình 6.2.
+ Xác định các vùng kinh tế nước ta. Phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm? Kể tên các vùng kinh tế nào giáp biển, vùng kinh tế nào không giáp biển?
+ Nêu tên các trung tâm công nghiệp mới, các vùng chuyên canh trong các vùng kinh tế ở nước ta
+ Quan sát lược đồ hình 6.2 Kể tên các vùng kinh tế trọng điểm. Vai trò của chúng trong việc phát triển kinh tế xã hội đối với các vùng kinh tế ở nước ta.
Đọc thuật ngữ vùng kinh tế trọng điểm trang 156 - sgk
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức I. Nền kinh tế nước ta trước thời kì Đổi mới
(HS tự đọc )
II. Nền kinh tế nước ta trong thời kì Đổi mới
1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a. Chuyển dịch cơ cấu ngành:
- Giảm tỉ trọng của khu vực nông lâm, ngư nghiệp.
- Tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng.
- Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.
b. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:
- Hình thành các vùng kinh tế.
- Hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp, các trung tâm công nghiệp, dịch vụ mới
- Hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm.
c. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:
- Trước đây nền kinh tế chủ yếu là nhà nước và tập thể nay nền kinh tế nhiều thành phần.
- Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.

b. Hoạt động 2: Tìm hiểu những thành tựu và thách thức(15 phút)
* Mục tiêu:
- HS biết được những thành tựu và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế.
*Phương pháp dạy hoc:
- Phương pháp đàm thoại gợi mở, hợp tác, làm việc nhóm
* Phương tiện: tranh ảnh, video....
* Các bước tiến hành:
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Hoạt động 2: Những thành tựu và thách thức
- GV đặt câu hỏi:
+ Cơ cấu thành phần kinh tế nước ta thay đổi như thế nào và việc phát triển nhiều thành phần có ý nghĩa gì?
+ Chuyển dịch tích cực như thế nào?
Nêu những thành tựu về kinh tế nước ta.
+ Kể tên một số ngành nổi bật?Ở địa phương em có ngành kinh tế nào nổi bật?
+ Trong quá trình phát triển kinh tế nước ta có gặp những khó khăn gì?
(Tích hợp giáo dục môi trường) 2 Những thành tựu và thách thức
Thành tựu:
- Tốc độ tăng trưởng nhanh.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá.
- Có sự hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
Khó khăn, thách thức:
- Vấn đề việc làm, xóa đói giảm nghèo
- Nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
- Khó khăn hội nhập thế giới.

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Bước 1: THỬ TÀI CHUYÊN GIA
Mỗi nhóm cử ra một bạn học sinh bất để tham gia trò chơi. Mỗi học sinh chuẩn bị một câu hỏi có liên quan đến bài học hôm nay và đặt cho bạn chơi. Ai đặt câu hỏi sai hoặc đặt câu hỏi mà bạn mình trả lời được sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Nhóm nào còn học sinh cuối cùng nhóm đó giành chiến thắng và được thưởng điểm cộng.
- Bước 2: Giáo viên dùng số ngẫu nhiên gọi nhóm và số bất kì (gọi 1-2 số) mời học sinh tham gia trò chơi.
- Bước 3: GV nhận xét hoạt động, tuyên dương nhóm giành chiến thắng.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Học sinh về nhà viết một bài tuyên truyền về dân số khoảng 200 từ, nói về tác động của dân số tới phát triển kinh tế ở địa phương em.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Chuẩn bị bài sau: Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển ngành nông nghiệp.
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI HỌC

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 9, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.