Giáo án VNEN bài Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo.

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Điều chỉnh:

Bài 19: Tiết 

PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO.

TIẾT 1:

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Qua bài học, học sinh đạt được:

  1. Kiến thức:
  • Xác định trên bản đồ phạm vi và các bộ phận của vùng biển nước ta.
  • Kể tên và xác định trên bản đồ 1 số đảo và quần đảo, phân tích bản đồ, số liệu thống kê.
  • Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển đảo và phát triển tổng hợp KT biển.
  • Phân tích được ý nghĩa của biển đảo đối với việc phát triển KT và an ninh quốc phòng,
  • Trình bày được nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút TN và ô nhiễm MT biển đảo ở nước ta;1 số biện pháp bảo vệ tài nguyên biên đảo
  1. Kỹ năng:
  • PT bản đồ, sơ đồ, số liệu thống kê để nhận biết tiềm năng kt của biển, các đảo và quần đảo nước ta, tình hình PT ngành dầu khí
  1. Thái độ:
  • Có ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta, bảo vệ môi trường biển đảo
  1. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
  • Sống tự chủ, sống trách nhiệm
  • Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác; năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê.

II- NỘI DUNG TRỌNG TÂM

  • Nội dung:

+ Tìm hiểu về biển và đảo nước ta

+ Tình hình phát triển tổng hợp kinh tế biển

+ Tìm hiểu vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trư­ờng biển đảo

III- PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

  • Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận, sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê; vấn đáp; giải quyết vấn đề; trực quan.

IV- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

  1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên biển đảo Việt Nam, bảng phụ, phiếu học tập
  2. Học sinh: Chuẩn bị theo hướng dẫn

V- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

  1. Ổn định lớp.
  2. Kiểm tra bài cũ.
  3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.

- Phương pháp: vấn đáp, giao tiếp

- Thời gian:

- Khởi động:

HĐ CN- KT báo cáo vòng tròn

- Nêu NV:

? Hãy cho biết nước ta có thể phát triển được ngành kinh tế nào liên quan đến biển. Nêu hiểu biết của em về một ngành kinh tế biển mà em biết

+ HS trả lời GV nhận xét và kết luận.

Dẫn dắt:

Việt Nam có vùng biển rộng với nhiều đảo và quần đảo. Nguồn tài nguyên biển- đảo phong phú của nước ta là tiền đề để phát triển nhiều ngành kinh tế biển: đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển, giao thông vận tải biển. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về….

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Thời gian:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về biển và đảo nước ta

* Hoạt động cặp- Lược đồ 1 số đảo và quần đảo VN.

- GV nêu NV:

+ CH 1 SHD

+ Nêu 1 số đặc điểm của vùng biển nước ta?

+ CH 2 SHD

+ Đặc điểm biển, đảo nước ta có ý nghĩa như thế nào đến sự phát triển kinh tế?

- HS: hoạt động, trình bày (GV HD: 1 HS xác định trên bản đồ, 1 HS viết bảng)

- Chốt KT và ĐG

1. Tìm hiểu về biển và đảo nước ta

 

* Đặc điểm:

 

 

 

 

- Là một bộ phận của biển Đông

- Đường bờ biển dài 3260 km, vùng biển rộng.

- Có nhiều đảo và quần đảo.

+ Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa

+ Một số đảo ven bờ: Cát Bà, Phú Quốc

+ Một số đảo xa bờ: Bạch Long Vĩ, Phú Quý.

=> Thuận lợi phát triển tổng hợp nhiều ngành kinh tế biển.

 

Hoạt động 2: Tình hình phát triển tổng hợp kinh tế biển.

*Hoạt động nhóm:

- GV giao NV:

+ NC về 4 ngành KT biển theo bảng SHD( sử dụng kênh chữ và lược đồ, BSL có trong SHD)

Ngành kinh tế biển

Tiềm năng để phát triển

Hiện trạng phát triển

Hạn chế

Phương hướng phát triển

Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản

 

 

 

 

Du lịch biển- đảo

 

 

 

 

Khai thác và chế biến khoáng sản biển

 

 

 

 

Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển

 

 

 

 

-  Hướng dẫn:

+ V1: N1, 2,3,4 nghiên cứu về 1 ngành

+ V2: HS đếm số1,2,3 để những HS mang số 1 về nhóm 1,...

+ HS: đi lần lượt từ N1<->N2<->N3<->N1và HS đi đến đâu - Tổ chức cho HS HĐ theo 2 vòng

+ Kết thúc vòng 1: GV chuẩn xác KT cho 4 nhóm = PHT

- Các nhóm điều chỉnh và trao đổi với GV để làm rõ KT chuyên gia của nhóm cũ có nhiệm vụ TB cho các bạn nghe về ND HĐ của nhóm cũ của mình

- Các HS còn lại nghe , ghi chép và trao đổi

? Xác định các mỏ dầu đang được khai thác

? Xác định các tuyến đường biển từ Bắc đến Nam

? Xác định các bãi tắm đẹp từ B-N

2. Tình hình phát triển tổng hợp kinh tế biển.

* Kết quả bảng tổng hợp:

 

Ngành kinh tế biển

Tiềm năng để phát triển

Hiện trạng phát triển

Hạn chế

Phương hướng phát triển

Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản

-Vùng biển nước ta giàu HS

- Nhiều vũng, vịnh, đầm phá, cửa sông, vùng rừng ngập mặn... thuận lợi cho nuôi trồng hải sản.

Sản lượng khai thác, công suất đội tàu, số tàu khai thác thủy sản biển có công suất từ 90 CV trở lên tăng

Sản lượng đánh bắt ven bờ đã cao gấp hai lần khả năng cho phép thì sản lượng đánh bắt xa bờ mới chỉ bằng 1/5 khả năng cho phép

- Ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ.

- Đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển và ven các đảo.

- Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản.

Du lịch biển- đảo

- Bờ biển dài, có nhiều bãi tắm đẹp

- Có đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn

- Một số trung tâm du lịch đang phát triển nhanh.

- Chủ yếu khai thác hoạt động tắm biển

Các hoạt động du lịch biển khác còn ít được khai thác mặc dù có tiềm năng rất lớn.

- Phát triển các trung tâm du lịch.

- Đa dạng hóa các hoạt động du lịch biển đảo.

Khai thác và chế biến khoáng sản biển

- Các mỏ dầu khí có trữ lượng lớn, nhất là ở thềm lục địa phía Nam.

- Biển mặn, nhiều nắng, thuận lợi cho nghề làm muối, đặc biệt ở ven biển Nam Trung Bộ.

- Có titan ở các bãi cát dọc bờ biển, cát chế biến thủy tinh (Vân Hải, Cam Ranh)

- Nghề làm muối phát triển, đặc biệt ở Nam Trung Bộ

- Sản lượng khai thác dầu mỏ và khí đốt liên tục tăng qua các năm

- Ngành công nghiệp hoá dầu đang dần hình thành với sự xuất hiện của các nhà máy lọc dầu...

Công nghệ làm muối, khai thác ti tan còn hạn chế

- Đầu tư công nghệ sản xuất muối tiên tiến.

- Tiếp tục phát triển ngành hóa dầu.

Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển

- Gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng.

- Ven biển có nhiều vũng, vịnh, cửa sông -> xây dựng cảng.

- Năm 2014, nước ta có 44 cảng biển các loại, phục vụ hoạt động giao lưu, trao đổi hàng hoá

- Đội tàu biển quốc gia được tăng cường mạnh mẽ

- Cả nước hình thành 3 cụm đóng tàu lớn là Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.

- Dịch vụ hàng hải đang dần phát triển toàn diện.

 

- Nâng cấp, hiện đại hóa các cảng biển tổng hợp, xây dựng các cảng nước sâu.

- Tăng cường đội tàu biển quốc gia.

- Phát triển các cụm cơ khí đóng tàu.

- Phát triển toàn diện dịch vụ hàng hảI-

TIẾT 2

Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trư­ờng biển đảo.

 * HĐCĐ:

- GV: HD HS thiết lập cuộc hẹn với 2 bạn tại 2 địa điểm: Hà Nội và TP. HCM

- GV: nêu nhiệm vụ: CH 1,2 SHD

- HS: HĐ cá nhân-> hẹn hò( trao đổi, chia sẻ kết quả của mình với bạn)-> báo cáo, bổ sung

- GV: chốt KT và ĐG

- Giảng về sự giảm sút TN và ô nhiễm biển+ chiếu hình ảnh.

 

 

 

* HĐ chung – KT báo cáo vòng tròn

- GV nêu NV : CH 3 SHD

- GV: HD bốc quân bài có số TT, GV bốc phải nhóm nào nhóm đó TL, nhóm sau không trùng với ý của nhóm trước; 1 HS lên làm thư kí trên bảng

- HS: trình bày

- GV: ĐG và YC HS TB các BP SHD.

3. Tìm hiểu vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trư­ờng biển đảo.

a. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trư­ờng biển đảo

* Nguyên nhân

- Ô nhiễm môi tr­ường biển.

- Đánh bắt, khai thác quá mức.

* Hậu quả

- Suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển.

+ S rừng ngập mặn giảm nhanh.

+ Nguồn lợi hải sản giảm đáng kể.

+ Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.

- Ảnh hư­ởng xấu đến ngành du lịch biển.

b.  Các phư­ơng hư­ớng chính để bảo vệ tài nguyên môi trư­ờng biển

( SHD)

TIẾT 3

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian:

+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH.

+ HS: báo cáo kết quả; bổ sung

+ GV: nhận xét, đánh giá, kết luận

+ Bài tập luyện tập:

Bài 1.

- Vẽ BĐ cột ghép

- NX:

+ Dầu thô khai thác: có xu hướng tăng song không ổn định (Dẫn chứng)

+ Dầu thô xuất khẩu: tăng mạnh trong giai đoạn đầu, giai đoạn sau lại giảm mạnh.

Bài 2

- Cung cấp nguyên liệu cho CN CB LTTP, CB thủy tinh…

- Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho ngư dân

- Góp phần giới thiệu đất nước với bè bạn quốc tế

- Bảo vệ an ninh vùng biển

- Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu, trong đó có những mặt hàng chủ lực, có giá trị cao.

- …….

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG- TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới

- Thời gian:

GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH

HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu

     

4. Hướng dẫn về nhà.

Học bài cũ và làm bài tập

Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo: Bài 20: Địa lí địa phương

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 9, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.