Ngày soạn:
Ngày dạy:
Điều chỉnh:
Bài 8: Tiết
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
TIẾT 1:
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Qua bài học, học sinh đạt được:
- Kiến thức:
- Nhận biết được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế xã hộI-
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng, đặc điểm dân cư xã hội và phân tích những thuận lợi khó khăn đối với việc phát triển kinh tế xã hộI-
- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành kinh tế, nêu được các trung tâm kinh tế lớn, nhận biết vị trí, giới hạn, vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Kỹ năng:
- Phân tích lược đồ,biểu đồ, bảng số liệu để thấy được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng, đặc điểm dân cư và sự phát triển của vùng
- Thái độ:
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong các hoạt động kinh tế
- Định hướng hình thành phát triển năng lực:
- Tự học, giao tiếp, tự quản bản thân, sử dụng bản đồ-số liệu- tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, hợp tác, giải quyết vấn đề, năng lực ICT
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II- NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Nội dung:
+ Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
+ Khám phá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
+ Tìm hiểu đặc điểm dân cư, xã hội
+ Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế
+ Tìm hiểu các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
III- PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Phương pháp: Hình thành kĩ năng xác lập các mối quan hệ địa lí, sử dụng bản đồ-số liệu, dạy học hợp tác, dạy học trực quan, vấn đáp- gợi mở, thuyết trình, nêu và gqvđ
IV- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, slide, máy chiếu, ….
- Học sinh: Chuẩn bị theo hướng dẫn.
V- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ.
- Bài mới
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp, giao tiếp - Thời gian: |
|||||||||||||||||||
- Khởi động: HĐ CN- KT báo cáo vòng tròn - Nêu NV: ? Nêu những hiểu biết của em về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của 1 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng? + HS trả lời GV nhận xét và kết luận. Dẫn dắt: Đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng đặc biệt trong phân công lao động của cả nước. Đây là vùng có vị trí địa lí thuận lợi, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, mặt bằng dân trí cao, kinh tế phát triển. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về….. |
|||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Thời gian: |
|||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG BÀI HỌC |
||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ. * Hoạt động chung: KT hỏi đáp- MC- Lược đồ TN vùng - HD: HS hoạt động theo KT hỏi đáp - HS: hỏi đáp - GV: chiếu các ND chuẩn xác. HS tự ĐG
|
1. Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ. - Lãnh thổ: gồm 10 tỉnh và TP + Đất liền: - Đồng bằng châu thổ màu mỡ. - Dải đất rìa trung du với 1 số KS; + Vùng biển, đảo: Cát Bà, Bạch Long Vĩ. -> Diện tích nhỏ. - Tiếp giáp: + TDMNBB- giàu tiềm năng về KS, thủy điện + BTB- nhiều nguồn tài nguyên quan trọng + Biển – giàu tiềm năng, có cảng HP - Phần lớn các tỉnh nằm trong vùng KT trọng điểm BB… => Thuận lợi giao lưu phát triển kinh tế- xã hội |
||||||||||||||||||
Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (Tích hợp GDMT - bộ phận)
* Hoạt động nhóm: Kĩ thuật công đoạn- BP - V1: Sử dụng b.phụ và chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu 1 loại TNTN theo các nội dung: đặc điểm, thuận lợi, khó khăn. + Khí hậu + Địa hình, đất + Sông ngòi + Khoáng sản + TN biển, du lịch Hướng dẫn HS: dựa vào H1, kênh chữ SGK, kiến thức đã học và hiểu biết thực tế. -V2: Yêu cầu các nhóm trao đổi kết quả thảo luận theo vòng tròn-> Các nhóm nhận kết quả của nhóm khác và bổ sung - HS: từng nhóm báo cáo - GV: chuẩn xác, ĐG
|
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (Tích hợp GDMT - bộ phận) * Phụ lục 1:
=> Giàu tiềm năng phát triển nông nghiệp, du lịch |
||||||||||||||||||
* Kết quả của phụ lục 1:
|
|||||||||||||||||||
Hoạt động 3: Đặc điểm dân cư - xã hộI- * HĐ căp đôi - KT đọc tích cực- MC - GV chiếu HT câu hỏi ?Nhận xét dân cư? ? Nhận xét mật độ dân số của vùng so với các vùng khác? ? Mật độ dân số của ĐBSH cao gấp bao nhiêu lần so với cả nước và các vùng? ? Kết cấu hạ tầng nông thôn so với cả nước? ? Nêu tầm quan trọng của hệ thống đê ở ĐBSH? ? Kể tên các đô thị hình thành lâu đời? ? Những đặc điểm trên tạo những TL và KK gì cho vùng ? Giải pháp khắc phục?
- HS: thảo luận, báo cáo, bổ sung - GV: chuẩn xác và ĐG |
3. Đặc điểm dân cư - xã hội - Dân cư đông - Mật độ dân số cao nhất cả nước( 1179 người/ km2) - Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước - Đê: ngăn lũ, mở rộng S, bảo vệ đs, sx, các công trình... - Hà Nội, Phố Hiến, Hải Phòng -> Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. - Khó khăn: Bình quân đất nông nghiệp thấp nhất nước, tỉ lệ thất nghiệp cao, thiếu nhà ở, tệ nạn xã hội, quá tải về y tế, giáo dục, giao thông, tài nguyên cạn kiệt, MT ô nhiễm. - Giải pháp khắc phục: Thực hiện tốt chính sách dân số, di dân |
||||||||||||||||||
Hoạt động 4: Tình hình phát triển kinh tế
* Hoạt động nhóm (6 nhóm = 2 cụm) + KT mảnh ghép + phòng tranh - V1: N1, 2,3 của mỗi cụm nghiên cứu về Ngành CN, NN, DV (mỗi nhóm 1 ngành) - V2: GV hướng dẫn, HS thực hiện: + HS: đếm số1,2,3 để những HS mang số 1 về nhóm 1, ... + HS đi lần lượt từ N1<->N2<->N3<->N1và HS đi đến đâu những HS của nhóm cũ có nhiệm vụ TB cho các bạn nghe về ND HĐ của nhóm cũ của mình - Các HS còn lại nghe, ghi chép và có thể trao đổi - HS: báo cáo - GV: đánh giá, bổ sung
|
4. Tình hình phát triển kinh tế a. Công nghiệp * Tình hình PT - Hình thành sớm, phát triển mạnh - Giá trị sx tăng mạnh - Tỉ trọng tăng và đang giữ vị trí lớn nhất trong cơ cấu GĐP * Các ngành CN trọng điểm và sự phân bố - Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình. - Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: Hà Nội, Hải phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định. - Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Hà Nội, Hải PHòng, Ninh Bình. - Công nghiệp cơ khí: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình b. Nông nghiệp * So sánh sản lượng lương thực, bình quân lương thực đầu người của Đồng bằng sông Hồng với cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2014. - Sản lượng lương thực ĐBSH giảm, ĐBSCL tăng. - Sản lượng lương thực ĐBSH = khoảng 30% ĐBSCL. - Bình quân lương thực đầu người ĐBSH thấp hơn mức TB cả nước, thấp hơn nhiều ĐBSCL. - Bình quân lương thực đầu người ĐBSH giảm, ĐBSCL tăng. * Tình hình sản xuất và phân bố lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng. - Lương thực: đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực, trình độ thâm canh cao, tập trung ở Thái Bình, Nam Định, Hà Nam. -Thực phẩm: Phát triển một số cây ưa lạnh như khoai tây, su hào, bắp cải, hoa ... đem lại hiệu quả kinh tế cao; phân bố ở hầu khắp các tỉnh. - Chăn nuôi: Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước, chăn nuôi bò, gia cầm và thủy sản đang được chú ý phát triển c. Dịch vụ + Hai đầu mối giao thông vận tải quan trọng: Hà Nội, Hải Phòng. + Hai trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, Hải Phòng. Các địa danh du lịch nổi tiếng: Chùa Hương, Tam Cốc – Bích Động, Côn Sơn, Cúc Phương, ... + Bưu chính viễn thông phát triển mạnh. + Hà Nội: trung tâm lớn nhất cả nước về thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ, đồng thời là một trong hai trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta. |
||||||||||||||||||
Hoạt động 5: Các trung tâm kinh tế và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. - YC HS nêu NV - HS HĐ và trình bày, bổ sung - GV ĐG và chuẩn xác
|
5. Các trung tâm kinh tế và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Các trung tâm kinh tế lớn ở vùng Đồng bằng sông Hồng: tài liệu HDH - Kể tên các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: tài liệu HDH - Nêu ý nghĩa của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với phát triển kinh tế-xã hội: HDH |
||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: |
|||||||||||||||||||
+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH. + HS: báo cáo kết quả; bổ sung + GV: nhận xét, đánh giá, kết luận + Bài tập luyện tập: Bài 1: Tỉ trọng sản lượng lương thực của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2010 và 2014.
- Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng lương thực của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng còn lại trong tổng sản lượng lương thực cả nước năm 2010 và 2014. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỈ TRỌNG SẢN LƯỢNG CỦA ĐBSH, ĐBSCL VÀ CÁC VÙNG CÒN LẠI TRONG TỔNG SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CẢ NƯỚC Năm 2010 Năm 2014
- Số dân quá đông - Bình quân đất canh tác theo đầu người rất thấp, thấp hơn mức bình quân cả nước, trong khi khả năng thâm canh là có giới hạn. - Khả năng mở rộng diện tích đất hầu như không còn. - Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh dẫn đến diện tích đất canh tác ngày càng giảm.. |
|||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG- TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới - Thời gian: |
|||||||||||||||||||
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu Bài 1: Vai trò hệ thống đề điều ĐB sông Hồng: + Hạn chế lũ lụt + Mở rộng diện tích đất phù sa + Nông nghiệp thâm canh, tăng phụ, công nghiệp dịch vụ phát triển sôi động + Nhiều di tích lịch suer, giá trị văn hóa vật thể vfa phi vật thể được lưu giữ và phát triển. Bài 2: Hãy sưu tầm dữ liệu và viết bài giới thiệu về môt nghề truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng? |
- Hướng dẫn về nhà.
Học bài cũ và làm bài tập
Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo: Vùng Bắc Trung Bộ