Giáo án địa lí 9: Bài 34: Thực hành....

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài:thực hành phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm vùng Đông Nam Bộ. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 9. Bài mẫu có : văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

BÀI 34: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Ở ĐÔNG NAM BỘ

I/ MỤC TIÊU: sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức đã học về những điều kiện thuận lợi khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xãhội của vùng làm rõ vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
2. Kỹ năng:
- Biết kết hợp kênh chữ, kênh hình để phân tích, nhận xét một số vấn đề quan trọng của vùng.Kĩ năng lựa chọn loại biểu đồ thích hợp, tổng hợp kiến thức.
- Xử lí, phân tích số liệu thống kê về một số ngành công nghiệp trọng điểm.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên
4. Định hướng phát triển năng lực
- NL chung: tự học, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tính toán.
- NL chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, số liệu.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan,
- Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập.
III/ CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
- Bản đồ kinh tế của vùng Đông Nam Bộ
- Biểu đồ tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của ngành công nghiệp trong điểm của Đông Nam Bộ so với cả nước năm 2001.
2. Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi khó khăn gì để phát triển các ngành dịch vụ?
3. Nội dung bài mới:
3.1 HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: GV tổ chức trò chơi “ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ”
- Bước 2: HS chơi trò chơi.
- Bước 3: GV nhận xét HS tham gia trò chơi. GV dẫn dắt vào bài mới : Qua trò chơi từ các hình ảnh và chữ tìm được gợi cho em điều gì về ngành công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ?
Vậy các ngành công nghiệp trọng điểm nói trên của vùng Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng như thế nào so với cả nước, và phát triển dựa trên những thế mạnh nào? Cô và cả lớp cùng tìm hiểu bài học .
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu bài tập 1 sách giáo khoa trang 124 (18 phút)
* Mục tiêu
- Kể tên các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng
- Phân tích bảng số liệu và giải thích, so sánh được tỉ lệ của các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng với cả nước.
- Vẽ được biểu đồ cột hoặc thanh ngang thể hiện tỉ trọng của một số ngành công nghiệp trọng điểm của vùng so với cả nước.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Hình thức: nhóm (cặp đôi).
- Phương pháp, kĩ thuật: trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm nhỏ.
* Phương tiện
- Phương tiện: bảng số liệu, biểu đồ giáo viên đã vẽ sẵn, Lược đồ kinh tế Đông Nam Bộ, Atlat địa lí
- Dụng cụ vẽ biểu đồ của học sinh.
*Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
Hoạt động 1: Bài tập 1
Em hiểu như thế nào là vùng kinh tế trọng điểm (Là vùng tập trung lớn về công nghiệp và thương mại, dich vụ nhằm thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt là công nghiệp)
Bài tập 1:
Dựa vào bảng 34.1: Tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của các ngành công nghiệp trọng điểm ở ĐNB so với cả nước năm 2001 (Cả nước = 100%)
Sản phẩm tiêu biểu
Tên sản phẩm Tỉ trọng so với cả nước (%)
Khai thác nhiên liệu Dầu thô 100,0
Điện Điện sản xuất 47,3
Cơ khí
- điện tử Động cơ Điêden 77,8
Hoá chất Sơn hoá học 78,1
Vật liệu xây dựng Xi măng 17,6
Dệt may Quần áo 47,5
Chế biến thực phẩm Bia 39,8
Theo em nên chọn biểu đồ gì? (Hình cột)
Hướng dẫn cách vẽ
Cách vẽ: Vẽ hệ toạ độ tâm 0, trục tung chia thành 10 đoạn tương ứng 10% mỗi đoạn, tổng cộng trục tung là 100%. Trục hoành chia 8 đoạn. Độ cao của từng cột có số % trong bảng thống kê.
Ghi chú đánh màu phân biệt. GV gọi HS lên bảng vẽ, Nhận xét ngành nào có tỉ trọng lớn, ngành nào có tỉ trọng nhỏ?
Bài tập 1:
Vẽ biểu đồ
- Khai thác nhiên liệu
- Vật liệu xây dựng
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu bài tập 2 sách giáo khoa trang 124 (15 phút)
* Mục tiêu
- Nêu tên các ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng, những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, đòi hỏi kĩ thuật cao.
- Phân tích được các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp của vùng.
- Dựa vào lược đồ, tranh ảnh đánh giá được vai trò quan trọng của vùng đối với phát triển kinh tế đất nước và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Đề ra vấn đề bảo vệ môi trường đặc biệt là biển đảo trong quá trình phát triển công nghiệp, vấn đề khai thác dầu khí của vùng.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm
- Hình thức: nhóm.
* Phương tiện
- Bài tập trắc nghiệm.
- Trò chơi: NHỚ NHANH, VIẾT ĐÚNG
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV tổ chức lớp chơi trò chơi.
+ GV chia lớp thành 4 nhóm
+ HS xếp hàng theo thứ tự 10-12 HS
+ GV phổ biến luật chơi
- Bước 2: HS các nhóm bắt đầu chơi trò chơi.
+ Lần lượt từng HS các nhóm lên (mỗi lần lên điền đáp án câu hỏi thì cả 4 HS của 4 nhóm chạy lên – viết nhanh đáp án – xong chạy nhanh về cuối hàng cho HS khác lên).
+ 2 bạn HS làm trọng tài (trọng tài 1(chấm đội 1+2), trọng tài 2(chấm đội 3+4) cầm phiếu GV đã in sẵn và bút để đánh dấu).
+ GV quan sát, theo dõi HS các nhóm tranh tham gia chơi.
+ HS nào vi phạm luật chơi như điền 1 lúc 2 câu hỏi, và không chạy về đúng nơi quy định… thì loại cuộc chơi.
- Bước 3: HS hoàn thành trò chơi.
+ Sau khi xong trò chơi, các nhóm về ngồi đúng vị trí của nhóm lúc trước.
+ GV tung ra đáp án. 2 Trọng tài căn cứ trên đó kiểm tra lại 2 nhóm mình quản chữa lỗi sai cho nhóm.
+ Trọng tài công bố kết quả nhóm thắng trò chơi dựa trên tiêu chí GV đã đưa ra.
+ GV giải quyết phản hồi của các nhóm nếu có.
- Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức:
+ GV tuyên dương động viên cả 4 đội chơi, khích lệ lần sau sẽ chơi tốt hơn.
+ GV nhận xét kết luận nội dung bài 2. Bài tập 2:
- Khai thác nhiên liệu, điện, dệt may, chế biến thực phẩm, hoá chất
- Dệt may, Chế biến thực phẩm
- Cơ khí-điện tử. Khai thác nhiên liệu, Điện
Vai trò:
- Thu hút vốn nước ngoài cao nhất cả nước (51%)
- Ngành công nghiệp xây dựng đóng góp 59, 3% GDP
Tổng GDP chiếm 35, 1%

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm
- Kiểm tra bài làm một số học sinh
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV yêu cầu HS hoàn thiện bài thực hành trên lớp vào vở.
- Tìm hiểu về tác động tiêu cực do công nghiệp phát triển mạnh mẽ ở Đông Nam Bộ tới tài nguyên, môi trường (HS về nhà tìm hiểu) – tham khảo qua Internet, sách báo ,…Sản phẩm có thể là sơ đồ tư duy, bài biết, PPT,…
(GV hướng dẫn cụ thể chi tiết cho HS).
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Chuẩn bị bài 35 theo nội dung câu hỏi SGK/128
- HS về nhà sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, bài hát, các câu chuyện …. về vùng đồng bằng sông Cửu Long để tiết sau làm hoạt động vào bài

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 9, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.