Giáo án địa lí 9: Bài 11 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phất triển và phân bố ngành công nghiệp

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 9. Bài mẫu có : văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

BÀI 11: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Chứng minh được tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng tạo điều kiện phát triển nền công nghiệp cơ cấu đa dạng và các ngành công nghiệp trọng điểm..
- Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
- Đánh giá được ý nghĩa của việc lựa chọn cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ công nghiệp phù hợp phải xuất phát từ việc đánh giá đúng tác động của các nhân tố này.
2. Kĩ năng
- Kỹ năng sơ đồ hóa các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
- Kỹ năng làm việc nhóm
3. Thái độ
- Nâng cao ý thức bảo vệ, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí để phát triển công nghiệp.
- Tôn trọng pháp luật về sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
- Có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ:
• Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ, bảng số liệu, sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip và bài viết để tìm hiểu về bài học này.
• Làm chủ bản thân: trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí..
• Năng lực phân tích các mối liên hệ địa lí: giữa các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ phân bố dân cư, tự nhiên VN.
- Bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam.
- Atlat địa lí việt nam.
- Bảng số liệu 11.1
2. Chuẩn bị của HS
- Tìm hiểu bài trước, SGK địa 9, Atlat địa lí VN, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Các hoạt động dạy học
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- GV hỏi HS: các con ở đâu?
- HS trả lời (Hòa Bình, Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Ninh,...)
- Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau chơi trò chơi: CHÚNG TÔI LÀ CÔNG NHÂN. Mỗi HS trong lớp là một bác công nhân, HS viết nhanh tên nhà máy của quê hương mình ra giấy nháp.
- GV cho HS 1 phút chuẩn bị sau đó gọi từng bác công nhân của từng nghề trả lời.
- GV dẫn dắt vào bài: Qua đó, chúng ta thấy ở nước ta mỗi vùng miền có những khu công nghiệp phát triển từng nghề đặc trưng riêng. Tại sao lại có sự phân bố và phát triển như vậy? Chìa khóa giúp các em mở ra những đáp án trên là bài học ngày hôm nay.
3.2. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN (15 phút)
* Mục tiêu
- Nêu được tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng tạo điều kiện phát triển nền công nghiệp cơ cấu đa dạng và các ngành công nghiệp trọng điểm..
- Phân tích các nhân tố tự nhiên hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
- Đánh giá được ý nghĩa của việc lựa chọn cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ công nghiệp phù hợp phải xuất phát từ việc đánh giá đúng tác động của các nhân tố này.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Trực quan, gợi mở, vấn đáp,
- Dự án (giao bài tập nhóm ở nhà)
- Kĩ thuật 3-2-1
* Phương tiện
- Bảng số liệu, lược đồ khoáng sản và công nghiệp Việt Nam.
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV chiếu nội dung câu hỏi giao về nhà
Hãy nêu những thuận lợi và khó khăn, ảnh hưởng của tài nguyên đến sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta?
Nhóm 1+5: Tài nguyên khoáng sản nhiên liệu, kim loại.
Nhóm 2+6: Tài nguyên khoáng sản phi kim loại, vật liệu xây dựng.
Nhóm 3+7: Tài nguyên thủy năng của sông suối.
Nhóm 4+8: Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinhvật biển.
- Làm bài tập nhóm ở nhà (bài các nhóm làm bằng các hình thức khác nhau: sơ đồ tư duy, sưu tầm tranh ảnh, powerpoint,…)
Bước 2: GV yêu cầu HS báo cáo kết quả:
- Phần này các con đã được cô giao nhiệm vụ tìm hiểu trước ở nhà, bây giờ cô mời lần lượt các nhóm đứng lên báo cáo kết quả làm việc của nhóm. GV cung cấp tiêu chí đánh giá trình bày để HS đảm bảo thể hiện và đánh giá khách quan.
- GV gọi bất kì HS khác nhận xét bổ sung:
-HS trình bày sản phẩm của nhóm mình lên vị trí của nhóm hoặc để ở trên bàn.
+ GV gọi đại diện các nhóm trình bày.
+ Các nhóm theo dõi, lắng nghe và phản hồi ghi vào giấy theo kĩ thuật 3-2-1 (3 khen – 2 góp ý – 1 câu hỏi phản biện).
Bước 3: Các nhóm trình bày nội dung nhóm mình
Bước 4: GV tổ chức cho các nhóm tiến hành chấm chéo.
Bước 5: Nhận xét hoạt động và tổng kết nội dung toàn bài qua sơ đồ.
- GV dùng H11.1/39 để hỏi và chốt:
+ Thông qua bài tập nhóm các con thấy tương ứng với 1 loại tài nguyên lại xuất hiện 1 ngành CN. Vậy TNTN có vai trò gì đối với ngành CN?
(cơ sở nguyên, nhiên liệu; TN có trữ lượng lớn là cơ sở hình thành CN trọng điểm)
GV: Chúng ta thấy Tài nguyên thiên nhiên của nước ta đa dạng, phong phú là cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.Mật độ tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
Vậy sự phân bố các tài nguyên ảnh hưởng như thế nào đến thế mạnh của từng vùng.
Chúng ta quan sát lược đồ sau và trả lời câu hỏi.
GV chiếu lược đồ lược đồ khoáng sản Việt Nam và lược đồ công nghiệp VN
Dựa vào 2 lược đồ trên và kiến thức đã học, hãy nêu mối quan hệ giữa phân bố tài nguyên với phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?
+ CN khai thác nhiên liệu: TD và MN Bắc Bộ (than), Đông Nam Bộ (dầu khí).
+ CN luyện kim: TD và MN Bắc Bộ.
+ CN hóa chất: TD và MN Bắc Bộ( sản xuất phân bón, hóa chất cơ bản), vùng ĐNB( sản xuất phân bón, hóa dầu).
+ CN sản xuất vật liệu xây dựng: ở nhiều địa phương, đặc biệt ở ĐBSH và Bắc Trung Bộ.
GV: Như vậy các con thấy, các nhân tố tự nhiên rất quan trọng nhưng không phải là quyết định sự phát triển và phân bố Công nghiệp.Trong đó tài nguyên khoáng sản là tiền đề ảnh hưởng tới cơ cấu ngành, tới việc hình thành các ngành CN trọng điểm và sự phân bố các ngành CN. Nhất là các ngành CN khai thác khoáng sản.
Bước 6. GV chốt kiến thức
GV chuyển ý: TNTN là rất quan trọng nhưng không phải là nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố công nghiệp vậy thì nhân tố nào quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp cô trò ta tìm hiểu phần 2. I. CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN:

-Tài nguyên thiên nhiên đa dạng là cơ sở để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
- Một số tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
- Sự phân bố tài nguyên tạo thế mạnh khác nhau về công nghiệp của từng vùng.
- TNTN là rất quan trọng nhưng không phải là nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố công nghiệp
HOẠT ĐỘNG 2: CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ XÃ HỘI (17 phút)
* Mục tiêu
- Phân tích các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
- Đánh giá vai trò của các nhân tố kinh tế xã hội đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp.
- Vận dụng kiến thức bài học vào thực tế địa phương và gia đình để thấy kinh doanh sản xuất một mặt hàng công nghiệp phụ thuộc vào những yếu tố nào.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại, động não, khăn trải bàn.
- Hình thức tổ chức: cá nhân/ nhóm
* Phương tiện
- Bảng phụ, giấy A0 hoạt động nhóm
- Bút dạ ngòi nhỏ, bút màu.
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: Giao nhiệm vụ:
GV Để có ruộng lúa nếp non thì tài nguyên thiên nhiên đã cho ta nguyên liệu như đất, nước khí hậu... Vậy để có sản phẩm đến tay người tiêu dùng là Cốm và các sản phẩm từ Cốm thì nhà em cần phải chịu sự tác động của những nhân tố nào khác?
HS kể các nhân tố -> GV chốt 4 nhân tố của kinh tế xã hội.
-Bước 2: GV dùng kĩ thuật khăn trải bàn
GV chia HS thành các nhóm nhỏ: 4HS/ nhóm, cử ra nhóm trưởng.
+ GV giao nhiệm vụ thảo luận và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 (bảng phụ) đặt lên bàn giống như chiếc khăn trải bàn.
+ GV hướng dẫn HS chia giấy A0 (bảng phụ) thành các phần:
• gồm phần chính giữa và các phần xung quanh.
• phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm (thành viên tự ghi tên mình vào phần của mình). Mỗi thành viên ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh (khăn trải bàn)
+ Mỗi thành viên làm việc độc lập suy nghĩ về vấn đề GV yêu cầu và viết ý tưởng của mình vào phần cạnh ‟ khăn trải bàn” trước mặt mình.
+ Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào ô chính giữa ‟khăn trải bàn” để trả lời câu hỏi: 4 nhân tố đó có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp?
- Bước 3: GV : Các con đã sẵn sàng chưa ? chúng ta bắt đầu thảo luận thời gian là 3 phút. (GV dùng đồng hồ đếm ngược )
- Bước 4: GV bao quát HS đến từng nhóm hợp tác với HS khi HS có câu hỏi thắc mắc.
GV chú ý đến HS ở bước làm việc cá nhân.
-Bước 5: Các nhóm trình bày (3 phút), nhận xét đặt câu hỏi phản biện cho nhau (3’).
Hết giờ. Nhóm hoàn thành bài nhanh nhất được quyền trình bày.
9 nhóm còn lại đổi chéo cho nhau chấm chữa theo ý chuẩn của GV.
-Bước 6: GV đánh giá quá trình hoạt động của các nhóm, đánh giá sản phẩm , phong cách thuyết trình của các nhóm, Kỹ thuật tia chớp + kỹ thuật đặt câu hỏi và chuẩn hóa kiến thức.
? Ở lớp có gia đình bạn nào tham gia sản xuất trong công nghiệp không?
(Nếu HS trả lời có là sản xuất Cốm – đây là đặc sản cốm Mễ Trì (Hà Nội), có bạn nào lớp mình ở Mễ Trì không?).
GV nhận xét dẫn dắt vào câu hỏi tiếp.
? Trong các nhân tố trên, nhân tố nào là quyết định ?Tại sao?
- Nhân tố chính sách vì nhân tố này sẽ quyết định 3 nhân tố còn lại vì có chính sách ưu tiên phát triển CN thì sẽ tạo ra nguồn lao động có trình độ KHKT và hướng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, tạo ra thị trường phát triển.
-GV chốt kiến thức. II. CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ XÃ HỘI.
- Sự phát triển và phân bố công nghiệp phụ thuộc mạnh mẽ vào các nhân tố KTXH

1/Dân cư và lao động.
*Thuận lợi:
- Dân cư đông nguồn lao động dồi dào.
- Thị trường trong nước rộng lớn và quan trọng.
- Thuận lợi cho nhiều ngành cần lao động đông, rẻ, lành nghề và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
*/Khó khăn: trình độ khoa học kĩ thuật còn hạn chế.

2/Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng.
*/ Thuận lợi.
- Cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện và phát triển ( nhất là các vùng kinh tế trọng điểm).
*/ Khó khăn.
- Nhiều công trình công nghệ trình độ thấp, chưa đồng bộ.
- Phân bố tập trung ở một số vùng.

3/ Chính sách phát triển công nghiệp.
*/ Thuận lợi:
- Đẩy mạnh chính sách công nghiệp hóa và đầu tư.
- Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần.
- Đổi mới những chính sách khác
*/ Khó khăn.
- Vốn ít, bộ máy hành chính cồng kềnh, phức tạp...

4/ Thị trường
*/ Thuận lợi;
- Thị trường trong nước và ngoài nước rộng lớn.
*/ Khó khăn:
- Sức ép cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.
Sự cạnh tranh hàng ngoại nhập.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV tổng kết bài học bằng sơ đồ tư duy
- GV tổ chức HS chơi trò chơi.
GV lấy tinh thần xung phong 2 bạn: phụ trách bấm máy, dẫn dắt trò chơi và phổ biến luật chơi. HS chơi trò chơi, trả lời đúng nhận 1 phần quà (cục tẩy, bút bi, bimbim..), trả lời sai mất quyền chơi tiếp những câu sau . Khen tinh thần tham gia trò chơi của cả lớp đặc biệt những bạn tham gia trò chơi tích cực sôi nổi nhất…
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Vận dụng và giải quyết tình huống thực tiễn
Nếu là một nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế cho thành phố Hà Nội, em sẽ định hướng phát triển công nghiệp như thế nào?
Bước 2: HS về nhà nghiên cứu câu hỏi trên trình bày ra giấy theo ý riêng của HS, giờ sau nộp lại cho GV.
Bước 3: GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi hỏi 1 trang 41 SGK
- Đầu vào: Nguyên liệu, lao động, cơ sở KT.
- Đầu ra : Thị trường.
->Chính sách tác động đến cả đầu vào, đầu ra vì vậy ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và phân bố CN.
- GV yêu cầu HS đọc 3 câu hỏi cuối bài và giải đáp thắc mắc cho HS nếu có. Yêu cầu HS về nhà làm bài tập.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Tìm hiểu những thông tin và tư liệu về phát triển ngành CN ở Việt Nam.
- Sưu tầm các hình ảnh về một số khu công nghiệp ở nước ta hiện nay.
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI HỌC

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 9, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.