Giáo án VNEN bài Vùng Bắc Trung Bộ

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Vùng Bắc Trung Bộ. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Điều chỉnh:

Bài 9: Tiết

VÙNG BẮC TRUNG BỘ

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Qua bài học, học sinh đạt được:

  1. Kiến thức:
  • Xác định được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của vùng trên bản đồ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hộI-
  • Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư, xã hội của vùng và phân tích những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hộI-
  • Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu: trồng rừng và cây công nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản; khai thác khoáng sản; dịch vụ du lịch.
  • Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn và chức năng chủ yếu của từng trung tâm.
  1. Kỹ năng:
  • Sử dụng bản đồ, số liệu thống kê để PT và TB được vị trí, điểm tự nhiên, dân cư, sự PT và phân bố một số ngành sản xuất của vùng Bắc Trung Bộ.
  1. Thái độ:
  • Có ý thức trách nhiệm trong BV, SD tài nguyên thiên nhiên, tinh thần khắc phục khó khăn khi thiên tai xảy ra
  1. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
  • Tự học, giao tiếp, tự quản bản thân, sử dụng bản đồ-số liệu- tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, hợp tác, giải quyết vấn đề, năng lực ICT
  • Yêu nước, nhân ái, tự chủ, trách nhiệm, trung thực

II- NỘI DUNG TRỌNG TÂM

  • Nội dung:

+ Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

+ Khám phá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Tìm hiều đặc điểm dân cư, xã hội

+ Tìm hiểu tình hình phát triên kinh tế

III- PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

  • Phương pháp: Hình thành kĩ năng xác lập các mối quan hệ địa lí, sử dụng bản đồ-số liệu, dạy học hợp tác, dạy học trực quan, vấn đáp- gợi mở, thuyết trình, phát hiện và gqvđ; trò chơi

IV- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

  1. Giáo viên: Phiếu học tập, lược đồ, hình ảnh, slide, máy chiếu, ….
  2. Học sinh: Chuẩn bi theo hướng dẫn.

V- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

  1. Ổn định lớp.
  2. Kiểm tra bài cũ.
  3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.

- Phương pháp: vấn đáp, giao tiếp

- Thời gian:

- Khởi động:

HĐ CN- KT báo cáo vòng tròn

- Nêu NV:

? Hãy nêu những hiểu biết của em về thiên nhiên, con người Bắc Trung Bộ?

+ HS trả lời GV nhận xét và kết luận.

Dẫn dắt:

Vùng Bắc Trung Bộ có tài nguyên khoáng sản, rừng, biển, tài nguyên du lịch khá phong phú và đa dạng, nhưng cũng có nhiều thiên tai, gây không ít khó khăn trong sản xuất và đời sống. Người dân có truyền thống cần cù, lao động, dũng cảm. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về…..

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Thời gian:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

* Hoạt động cặp:

- Chiếu bản đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ và câu hỏi

? Quan sát H 23.1, xác định giới hạn lãnh thổ vùng BTB ?

? Xác định vị trí của vùng trên bản đồ

? Cho biết ý nghĩa của vị trí địa lí của vùng?

 

 

- HS: HĐ -> TB( GV HD: 1 HS xác định trên bản đồ, 1 HS viết bảng)

- Chiếu đáp án và HS tự ĐG

 

 

 

 

 

* Hoạt động nhóm:  KT hỏi chuyên gia.

+ GV: giao nhiệm vụ cho HS theo tài liệu HDH.

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Đặc điểm

Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội

Địa hình, đất đai

 

 

Khoáng sản

 

 

Rừng

 

 

Biển

 

 

+ HS: HĐ-> báo cáo theo KT hỏi chuyên gia (Mời 4 nhóm HS làm chuyên gia - các chuyên gia kết hợp chỉ bản đồ)

? Đánh giá về ĐKTN và tài nguyên của vùng?

+ GV: chốt KT và ĐG

 

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.

 

 

 

 

- Giới hạn: từ dãy Tam Điệp -> Bạch Mã.

- Vị trí:

+ Phía bắc giáp hai vùng:  trung du và miền núi BB và đồng bằng sông Hồng.

+ Phía tây giáp Lào

+ Phía đông: biển Đông.

+ Phía nam: vùng Duyên hải NTB

=>BTB là cầu nối Bắc Bộ với vùng phía Nam, là cửa ngõ các nư­ớc tiểu vùng sông Mê Công ra biển Đông và ngư­ợc lại

 

 

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

(*) Phụ lục - bảng 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(*) ĐKTN chủ yếu gây ra những khó khăn cho sản xuất, đời sống.

(*)TNTN tạo điều kiện phát triển CN khai khoáng và du lịch

* Kết quả bảng 1:

 

 

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Đặc điểm

Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội vùng

Địa hình, đất đai

- Từ Tây sang đông là :

+ miền núi, gò đồi

+ dải đồng bằng hẹp,

+ biển, hải đảo. 

- Từ tây sng đông phát triển:

+ Nghề rừng, chăn nuôi gia súc lớn

+ Sản xuất lương thực

+ Nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản. 

Khoáng sản

- Có một sốKS có giá trị như Crôm Cổ Định (Thanh Hóa), thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An), sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), đá vôi (Thanh Hóa), sét, cao lanh (Quảng Bình), đá quý Quỳ Châu (Nghệ An)

Thuận lợi để phát triển:

+ công nghiệp khai khoáng

+ công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

Rừng

- Có diện tích lớn, độ che phủ rừng cao.

- Nhiều vườn quốc gia và khu bảo tổn thiên nhiên;

- có vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình)

Thuận lợi để phát triển du lịch, nông lâm kết hợp. 

Biển

- Nguồn hải sản phong phú-  có nhiều bãi tôm, bãi cá.

-Ven biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá...

- Có các bãi tắm nổi tiếng như Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế).

Thuận lợi cho :

+ Đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản.

 

+ Phát triển du lịch biển – đảo.

TIẾT 2

Hoạt động 3: Đặc điểm dân cư­  xã hội

 

* Hoạt động cá nhân: KT hỏi đáp- MC

- GV: nêu nhiệm vụ( SHD) và HD HS hoạt động

- HS: HĐ -> Hỏi đáp

- GV: chốt  KT bằng MC và ĐG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 4: Tình hình phát triển kinh tế.

* Hoạt động nhóm: (6 nhóm = 2 cụm)+ KT mảnh ghép + phòng tranh

- V1: N1,2,3 của mỗi cụm nghiên cứu về ngành CN, NN, DV( mỗi nhóm 1 ngành)

- V2: GV hướng dẫn xong , HS thực hiện:

+ HS đếm số1,2,3 để những HS mang số 1 về nhóm 1,...

+ HS đi lần lượt từ N1<->N2<->N3<->N1và HS đi đến đâu những HS của nhóm cũ có nhiệm vụ TB cho các bạn nghe về ND HĐ của nhóm cũ của mình. Các HS còn lại nghe , ghi chép và có thể trao đổi

- Chiếu lược đồ kinh tế vùng, HS báo cáo

- GV: ĐG và bổ sung

 

 

3. Đặc điểm dân cư­  xã hộI-

+ Phân bố dân cư không đều giữa các khu vực:

- Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển; vùng gò đồi phía tây mật độ dân số thấp.

- Dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn.

+ Dân cư­, dân tộc và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía Đông và phía Tây của vùng.

( Do ảnh hư­ởng của địa hình  dãy Trư­ờng Sơn Bắc

- Phía đông (Các đồng bằng ven biển): Chủ yếu là người Kinh, hoạt động kinh tế: Sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

- Phía tây (miền núi, gò đồi): Chủ yếu là các dân tộc ít người (Thái, Mường, Tày, H’Mông, Rru – Vân Kiều,... Hoạt động kinh tế: Nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác trên nương rẫy, chăn nuôi trâu, bò đàn.

- Sự chênh lệch các tiêu chí của vùng so với cả nước:

+ Thấp hơn mức trung bình cả nước: Mật độ dân số, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên, thu nhập bình quân đầu người, tuổi thọ trung bình.

+ Cao hơn mức trung bình cả nước: Tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ 15 tuổi trở lên biết chữ.

à Đời sống dân cư gặp nhiều khó khăn, người dân giàu nghị lực, ham học hỏI-

4. Tình hình phát triển kinh tế

 a. Nông nghiệp

* Tình hình sản xuất

- Nhận xét về sản lượng thủy sản, số lượng đàn bò và năng suất lúa vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 1995-2014.

- Sản lượng thủy sản, số lượng đàn bò, năng suất lúa tăng đều:

- Sản lượng thủy sản tăng đều, tăng 4, 28 lần so với năm 1995.

- Số lượng đàn bò tăng đều, tăng 4,25 lần so với năm 1995.

- Năng suất lúa tăng đều, tăng 4,26 lần so với năm 1995.

* Phân bố

- Vùng duyên hải: sản xuất lúa , cây công nghiệp ngắn ngày .

- Vùng gò đồi phía tây : cây ăn quả cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi trâu bò .

- Vùng ven biển : Nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản.

* Ý nghĩa của việc trồng rừng, hệ thống thủy lợi

- Giảm nhẹ thiên tai: Chống xói mòn, lũ,chắn cát lấn, cát bay, bảo vệ nguồn nước ngầm, chống hạn hán-> hạn chế những thiệt hại trong NN

- Điều tiết nước về mùa lũ, mùa cạn

=> SXNN gặp nhiều khó khăn, giá trị NN còn chưa cao.

b. Công nghiệp

- Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 1995-2015:

+ tăng và tăng tương đối đều

+ tăng ổn định nhất là tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An.

-  Xác định các cơ sở khai thác khoáng sản thiếc, crôm, ti tan, đá vôi, sét cao lanh ở Bắc Trung Bộ: Crôm Cổ Định (Thanh Hóa), thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An), sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), đá vôi (Thanh Hóa), sét, cao lanh (Quảng Bình)

- Cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp:

+ Thanh Hóa: Cơ khí, vật liệu xây dựng, giấy, khai thác lâm sản, thực phẩm.

+ Vinh: Cơ khí vật liệu xây dựng, thực phẩm

+  Huế: Cơ khí, dệt, thực phẩm.

c. Dịch vụ

- Một số tuyến đường giao thông, cảng biển, cửa khẩu, sân bay quan trọng trong vùng:

+ Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt thống nhất.

+ Đường 7 nối Vinh với cửa khẩu Nậm Cắn, đường 8 nối Vinh với cửa khẩu Cầu Treo, đường 9 nối Quảng Trị với cửa khẩu Lao Bảo, đường 14 nối với Tây Nguyên.

-  Kể tên một số điểm du lịch ở Bắc Trung Bộ:

+ Du lịch biển: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Đá Nhảy (Quảng Bình), Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô (Huế)

+ Di sản thiên nhiên thế giới: Phong Nha – Kẻ Bảng (Quảng Bình)

+ Di săn văn hóa thế giới: Cố Đô Huế

+ Vườn quốc gia: Bến En (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Bạch Mã (Huế)

+ Di tích lịch sử văn hóa cách mạng: Quê hương Bác Hồ, Địa đạo Vĩnh Mốc.

TIẾT 3

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Thời gian:

+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH.

+ HS: báo cáo kết quả; bổ sung

+ GV: nhận xét, đánh giá, kết luận

+ Bài tập luyện tập:

Bài 1:

- Tính tốc độ gia tăng sản lượng thủy sản, số lượng đàn bò và năng suất lúa vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 1995-2014 (lấy năm 1995=100%).

+ Bảng (phụ lục)

- Biểu đồ đường

Bài 2:

Bắc Trung Bộ có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú:

+ Bãi biển: DC

+ Vườn quốc gia: DC

+ Di tích lịch sử văn hóa: DC

+ Nhiều điạ điểm du lịch hấp dẫn: Kim Liên, Phong Nha, Cố đô Huế, ...

+ Số lượng khách du lịch đến Bắc Trung Bộ ngày càng đông.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG- TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới

- Thời gian:

GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH

HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu.

Bài tập thêm:

1. Bảng tính tốc độ gia tăng của sản lượng thủy sản, số lượng đàn bò và năng suất lúa vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 1995-2014 (lấy năm 1995=100%).

 

1995

2000

2010

2014

Sản lượng thủy sản

100%

152%

311%

429%

Số lượng đàn bò

100%

150%

301%

426%

Năng suất lúa

100%

150%

302%

426%

  1. Hướng dẫn về nhà.

Học bài cũ và làm bài tập

Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo: Bài 10- Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 9, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.