Giáo án địa lí 9: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 9. Bài mẫu có : văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

ĐỊA LÍ DÂN CƯ
BÀI 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được một số đặc điểm về dân tộc của nước ta về: số lượng dân tộc, quy mô dân số,cơ cấu dân tộc phân theo số dân, sự đa dạng về bản sắc văn hóa thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, tập quán,...
- Biết được các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Phân tích được sự phân bố các dân tộc ở nước ta. Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn trong phân bố của các dân tộc ở nước ta.
2. Kĩ năng
- Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc.
- Thu thập thông tin về đặc trưng nét văn hóa một số dân tộc.
- Xác định trên bản đồ phạm vi phân bố của các dân tộc.
- Kĩ năng làm việc nhóm
3. Thái độ
- Có tinh thần tôn trọng và xây dựng mối đoàn kết dân tộc.
- Yêu thích môn học và tìm hiểu nét văn hóa các dân tộc.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt:
Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học thông qua việc phát triển các kĩ năng làm việc với tranh ảnh, bản đồ, bảng số liệu.
+ Năng lực phân tích các mối liên hệ địa lí: phân bố dân cư với tập quán canh tác.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ dân cư Việt Nam.
- Bộ ảnh về các dân tộc Việt Nam.
- Tranh ảnh một số dân tộc ở Việt Nam.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các dân tộc Việt Nam
- Tập bài tập bản đồ địa lí 9.
- SGK, vở ghi và đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Các hoạt động dạy học
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU: (5 phút)
Bước 1: Yêu cầu HS quan sát các hình ảnh sau và cho cô biết các con nhìn thấy những gì?
+ Trang phục của dân tộc Thái, Mừờng, Kinh, H’Mông, Chăm.
+ Lễ hội ném còn của dân tộc Tày, lễ hội trọi trâu của dân tộc Kinh.
Bước 2: HS trả lời. HS khác nhận xét và bổ sung.
Bước 3: GV nhận xét và dẫn dắt vào nội dung bài:
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm phát triển, cùng với dân tộc Kinh, thì các dân tộc khác cũng đến đây sinh sống và xây dựng một nền văn hóa Việt Nam đa dạng và phong phú. Vậy hiện nay Việt Nam có bao nhiêu dân tộc vàmỗi dân tộc có đặc điểm như thế nào? Chúng ta sẽ đi vào bài học hôm nay để tìm câu trả lời.
3.2. HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về các dân tộc Việt Nam (15 phút)
* Mục tiêu
- Nêu được số lượng và kể tên các dân tộc ở Việt Nam, nét đặc trưng về văn hóa của các dân tộc.
- Trình bày được sự khác nhau trong trình độ phát triển kinh tế giữa các dân tộc
- Phân tích được mối đoàn kết giữa các dân tộc
- Nêu được những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm đa dân tộc ở nước ta.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Thảo luận theo cặp đôi, đàm thoại gợi mở, đồ dùng trực quan
* Phương tiện
- Bảng số liệu 1.1 SGK
- Biểu cơ cấu dân tộc của nước ta năm 1999
- Hình ảnh về hoạt động sản xuất của một số dân tộc, lớp học vùng cao.
- Đoạn video: (https://www.youtube.com/watch?v=LOFuBjHIHS8),
*Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bảng 1.1, kết hợp xem đoạn video (https://www.youtube.com/watch?v=LOFuBjHIHS8),
và hiểu biết trả lời câu hỏi:
+ Dựa vào hiểu biết của mình hãy cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc? Kể tên một số dân tộc mà em biết? Dân tộc nào đông nhất?
+ Làm thế nào em có thể phân biệt được dân tộc em với các dân tộc khác?
- GV yêu cầu HS quan sát một số tranh ảnh trang phục các dân tộc và hoạt động nghề nghiệp của họ và nhận xét gì về đời sống văn hóa, ngành nghề kinh tế các dân tộc?
- HS trả lời. GV nhận xét.
- Bước 2: GV yêu cầu HS đọc SGK và sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (trang dân tộc) và liên hệ thực tiễn để trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về quy mô, cơ cấu, trang phục, tập quán,... của các dân tộc?
- Bước 3: HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức
- Bước 4: GV yêu cầu thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ Kể tên một số sản phẩm thủ công, kinh nghiệm sản xuất và vài trò của người Việt trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
+ Kể tên một số sản phẩm thủ công, kinh nghiệm riêng của các dân tộc ít người.
+ Nêu một số hoạt động của cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
+ Lớp chúng ta có bao nhiêu dân tộc và em hãy kể tên các dân tộc có trong lớp.
- Bước 5: HS thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ. Đại diện cáccặp đôi trình bày. GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
GV nhẫn mạnh vai trò của một bộ phận người Việt sinh sống ở nước ngoài.
Qua hình ảnh 1.2 “Lớp học vùng cao” hãy phân tích để làm rõ sự đoàn kết của 54 dân tộc, dù có sự khác biệt trong phong tục, tập quán, trình độ phát triển kinh tế, sống ở trong lãnh thổ hay ngoài nhưng cả 54 dân tộc vẫn đoàn kết một lòng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
=> GV giáo dục HS lòng yêu mến, chia sẻ và giúp đỡ những người dân tộc ít người ở vùng cao.
Chuyển ý: Nước ta có 54 dân tộc anh em và mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán và bản sắc riêng. Vậy các dân tộc này ở nước ta phân bố như thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu nội dung phần 2. 1. Các dân tộc Việt Nam
- Nước ta có 54 dân tộc.
- Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, tập quán,...
- Quy mô cơ cấu của các dân tộc rất khác nhau:
+ Người Kinh chiếm đa số (86% dân số cả nước). Là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nhiều nghề thủ công và là lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học – kĩ thuật.
+ Các dân tộc ít người (13,8%) có trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất, đời sống.
+ Người Việt định cư ở nước ngoài là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
b. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về sự phân bố của các dân tộc (15 phút)
* Mục tiêu
- Trình bày và xác định được sự phân bố của một số dân tộc nước ta.
- Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn trong phân bố của các dân tộc ở nước ta.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Sử dụng phương tiện trực quan
- Kĩ thuật khăn trải bàn
- Thảo luận nhóm.
* Phương tiện
- Bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam
- Phiếu học tập, bản đồ câm 7 vùng kinh tế, bộ trò chơi tên một số dân tộc
* Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH
- Bước 1: GV yêu cầu quan sát bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam, và Atlat Địa lí Việt Nam và chia lớp thành 6 nhóm. GV giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về sự phân bố của người Việt.
+ Nhóm 3,4: Tìm hiểu về sự phân bố của các dân tộc ở vùng núi trung du miền núi Bắc Bộ.
+ Nhóm 5,6: Tìm hiểu về sự phân bố của các dân tộc ở vùng Trường Sơn – Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
- Bước 2: Các nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút theo kĩ thuật khăn trải bàn. Mỗi thành viên trong nhóm ghi ý kiến vào phần giấy của mình, sau đó tổng kết lại những ý kiến chung vào ô chính giữa.
- Bước 3: Yêu cầu 3 nhóm đại điện cho 3 vùng trả lời, các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung.
- Bước 4: GV tổng kết và giải thích sâu hơn về sự phân bố của một số dân tộc để hs hiểu được mối quan hệ giữa tập quán canh tác và địa bàn cư trú.
Đây là vùng núi cao, hiểm trở nhất nước ta, giàu tài nguyên, thượng nguồn của các dòng sông lớn giáp biên giới Trung Quốc, Lào. Các dân tộc ít người ở đây có số dân tương đối đông, có nền văn hoá vô cùng đặc sắc. Người Thái, Tày thuộc ngữ hệ Tày- Thái. Người Tày nổi tiếng với hát lượng, hát then… Người Thái múa xòe, múa sạp. Người Dao thuộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao, phục nữ Dao có có trăng phụ đặc trưng như: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Sơn Đầu…
Vùng núi chạy dọc lãnh thổ, là biên giới tự nhiên với Lào, Campuchia gồm Trường Sơn Bắc và Nam.
Tù trưởng người Êđê gọi là Mờ tao, người Ê-đê theo chế độ mẫu hệ, có nên văn hóa đặc sắc nhiều thần thoại, sử thi: Trường Ca Đam San, Đam kten Mlan…
Người Gia-rai theo chế độ mẫu hệ, vợ chồng lấy nhau cư trú bên nhà vợ, con theo họ mẹ, người Giarai rất tin vào Giàng (Ông trời), có nhiều nhạc cụ truyền thống như: Cồng chiêng, đàn tơ-rưng, Klông-pút..
Ở TâyNguyên, hiện tượng đốt rừng làm rẫy, săn bắn thú quý vẫn xảy ra, trình độ dân trí còn thấp, dễ bị lôi kéo, kích động.
Người Chăm theo đạo hồi và Bà la môn, Vẫn còn chế độ mẫu hệ, có nhiều công trình đậm nét như Thánh địa Mỹ Sơn, Tháp pô-na-ga…lễ hội M-băng ka-tê…
Người Khơ-me đàn ông mặc Sam-pốt, phụ nữ Xà rông… Chôn chơ Nam Thơ Mây (Năm mới), Đôn ta (Rằm tháng 7), O-óc Om Booc (cúng trăng)
GV mở rộng: Các dân tộc ít người có tỉ lệ nhỏ trong tổng số dân cả nước nhưng sinh sống trên một vùng rộng lớn, nhiều nơi tiếp giáp với biên giới các nước. Đây là khu vực có tầm quan trọng về kinh tế, môi trường, an ninh chính trị – quốc phòng nên được sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước.
2. Sự phân bố các dân tộc
a. Dân tộc Kinh
- Chiếm 86,2%, phân bố rộng khắp cả nước song tập trung đông hơn ở các vùng đồng bằng, trung du, duyên hải.
b. Các dân tộc ít người
- Chiếm 13,8% dân số phân bố tập trung chủ yếu ở miền núi và trung du.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: Tày, Nùng, Thái, H-mong,....
+ Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên: Giarai, Êđe, Coho,...
+ Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Chăm, Khơ – me,....
- Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút)
- Bước 1: Qua bài học hôm nay các con đã biết được thêm rất nhiều nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc nước ta. Ví dụ như điệu nhảy cồng chiêng tây nguyên của dân tộc Gia –rai. Đây là không chỉ là nét văn hóa mà còn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Lớp mình rất nhiều tài năng, cô mời một số bạn lên thể hiện điệu nhảy tặng cả lớp. GV gọi HS nhảy điệu “CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN” theo video.
- Bước 2: GV yêu cầu các cá nhân hệ thống lại kiến thức bài học một cách khái quát qua sơ đồ tư duy dạng mindmap hoặc theo cách mình muốn thể hiện.

3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Theo em, Nhà nước cần phải làm gì để nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi?
GV: thực hiện tốt chính sách xóa đói, giảm nghèo; kêu gọi hỗ trợ của các cộng đồng trong nước và quốc tế bằng nhiều hình thức; cải thiện nâng cao cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng; nâng cao dân trí cho người dân vùng miền núi,.....
3.5 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Tìm hiểu thêm về các nét văn hóa đặc trưng, trang phục của các dân tộc ở nước ta qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- GV yêu cầu HS làm các câu hỏi và bài tập sau bài học. GV giải đáp thắc mắc cho HS nếu có.
- Tiếp tục hoàn thiện sơ đồ tư duy nếu chưa xong.
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI HỌC

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 9, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.