Giáo án địa lí 9: Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài:Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 9. Bài mẫu có : văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Bài 14: GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được ý nghĩa của ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đối với đời sống và kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm phát triển và phân bố của các loại hình giao thông vận tải và bưu chính viễn thông ở nước ta.
- Phân tích được tầm quan trọng của từng loại hình giao thông vận tải đối với phát triển kinh tế và xã hội.
2. Kĩ năng
- Đọc và phân tích bảng số liệu, biểu đồ và sơ đồ.
- Xác định các tuyến quốc lộ quan trọng trên lãnh thổ nước ta, các cảng biển, sân bay …
3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc khi tham gia các phương tiện giao thông.
- Giữ gìn và bảo vệ các tuyến đường bộ sạch sẽ.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, hợp tác và thuyết trình
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê, sơ đồ và lược đồ
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Các hình ảnh về các loại hình giao thông vận tải, video clip.
- Phiếu học tập, bảng nhóm hoặc giấy A2.
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, tập vở, bút viết, bút màu các loại.
- Đọc trước bài học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Các hoạt động dạy học
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- GV cho HS theo dõi đoạn video về một số của ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông. Yêu cầu HS ghi trên bảng tên của các hoạt động thuộc ngành GTVT; 1 HS ghi trên bảng tên của các hoạt động thuộc ngành bưu chính viễn thông.
- GV yêu cầu HS trả lời : Em hãy nêu các sản phẩm của ngành GTVT và bưu chính viễn thông.
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức và kết nối bài mới: sản phẩm của ngành GTVT là sự vận chuyển người và hàng hóa; sản phẩm của ngành bưu chính viễn thông là sự vận chuyển thông tin. Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu vai trò và thực trạng ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông của nước ta.
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu ý nghĩa của ngành giao thông vận tải (7 phút)
* Mục tiêu
- Trình bày được các ý nghĩa của ngành giao thông vận tải đối với đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, đàm thoại/ kĩ thuật động não, Think – Pair – Share, hoạt động cá nhân và cặp đôi
* Phương tiện
- Video clip về một bài hát “Bài ca giao thông vận tải”: https://www.youtube.com/watch?v=pIgQK6oT3
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: Sau khi xem xong đoạn clip và nội dung bài hát.
- Bước 2: GV giao nhiệm vụ:
● Học sinh làm việc cá nhân và đưa ra 3 ý nghĩa mà ngành giao thông vận tải mang lại. Thời gian là 2 phút – ghi ra giấy note hoặc hoặc giấy A5.
● Sau đó học sinh có 1 phút để chia sẻ cặp đôi với nhau.
● Học sinh được mời chia sẻ. Giáo viên gọi ngẫu nhiên và mỗi bạn sẽ nêu 1 ý nghĩa mà không trùng lắp với ý của những bạn nói trước.
(2 phút)
- Bước 3: Sau khi học sinh chia sẻ nội dung ý nghĩa của ngành giao thông vận tải. Giáo viên chốt ý. I. Giao thông vận tải
1. Ý nghĩa
- Giúp cho các ngành kinh tế hoạt động bình thường.
- Thực hiện mối liên hệ kinh tế trong và ngoài nước.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng khó khăn như vùng núi, vùng sâu, vùng xa...
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về các loại hình giao thông vận tải của nước ta (15 phút)
* Mục tiêu
- Học sinh trình bày được đặc điểm phát triển và phân bố của các ngành giao thông vận tải nước ta.
- Xác định được trên bản đồ giao thông vận tải một số tuyến đường sắt, đường ô tô, quan trọng.
- Xác định được các sân bay cảng biển lớn của nước ta trên lược đồ giao thông vận tải.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Trực quan, giải quyết vấn đề/hoạt động nhóm/kĩ thuật trạm
* Phương tiện
- Giấy A2, bút lông các màu, các mẫu thông tin, sách giáo khoa, bảng số liệu mới cập nhật về khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo các loại hình giao thông vận tải.
Bảng số liệu cơ cấu khối lượng hàng hóa phân theo các loại hình giao thông vận tải năm 2002 và 2016 (đơn vị %)
Loại hình vận tải 2002 2016
Tổng số 100 100
Đường sắt 2,92 0,41
Đường bộ (ô tô) 67,68 77,24
Đường sông 21,7 17,19
Đường biển 7,67 5,14
Đường hàng không 0,03 0,02
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2002 và 2016. Số liệu không bao gồm đường ống)
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: Giáo viên chia nhóm thành 6 nhóm với 2 cụm, mỗi cụm 3 nhóm.
- Bước 2: Giao viên giao nhiệm vụ cho các nhóm, các nhóm có 5 phút để hoàn thành:
+ Nhóm 1,4: trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành đường sắt và đường sông
+ Nhóm 2,5: Trình bày tình hình phát triển và phân bố đường bộ và đường ống
+ Nhóm 3,6: Trình bày tình hình phát triển và phân bố đường hàng không và đường biển
Các nhóm đều phải trả lời câu hỏi chung đó là:
+ Quan sát bảng số liệu trên hãy cho biết loại hình vận tải nào là quan trọng nhất? Vì sao?
+ Khi trình bày các loại hình giao thông cần chỉ được trên bản đồ các tuyến đường giao thông quan trọng.
* Giáo viên có thể thiết kế phần các loại hình giao thông vận tải bằng cách tổ chức trò chơi.
+ Giáo viên vẫn chia nhóm (6 nhóm mỗi nhóm có 1 tên gọi của 1 loại hình giao thông). Giáo viên gọi lần lượt từng đội trả lời. Đội trả lời đúng được tiến lên 1 bước. Học sinh có thời gian 3 phút đọc sách giáo khoa. Sau đó tham gia trò chơi “Cuộc đua kì thú”.
+ Khi giáo viên chiếu câu hỏi và có bật thời gian 10 giây mỗi câu. Khi học sinh đưa đáp án giáo viên ghi lại lên bảng bằng 1 bảng thống kê các đội. Trả lời đúng 1 câu 1 điểm và tiến lên 1 bước. Trả lời sai đội khác sẽ được quyền trả lời. Mỗi một câu trả lời GV sẽ nói mở rộng kiến thức thêm cho HS củng cố.
+ Hình ảnh các câu hỏi trên PPt.
- Bước 3:
Giáo viên tổng kết điểm, đưa ra kết quả đội thắng cuộc và chốt vấn đề.
GTVT pt khá toàn diện, đáp ứng nhu cầu cơ bản về đi lại của người dân, vận chuyển hàng hoá cho các thành phần KT, đồng thời đảm bảo vận tải quân sự đáp yêu cầu của nhiệm vụ QP-AN, nhất là đảm bảo hệ thống đường cơ động cho các đơn vị QĐ, LLVTND thực hiện nhiệm vụ ở các địa bàn chiến lược biên giới, hải đảo. 2. Giao thông vận tải ở nước ta đã phát triển đầy đủ các loại hình
(Phụ lục)

HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về ngành bưu chính viễn thông ( 10 phút)
* Mục tiêu:
- Học sinh trình bày được vai trò của ngành bưu chính viễn thông. Tình hình phát triển của ngành hiện nay.
- Phân tích được tình hình phát triển của ngành bưu chính viễn thông của nước ta so với thế giới.
* Phương pháp/kĩ thuật:
+ Đàm thoại, trực quan.
+ Đọc hiểu, giải quyết vấn đề
+ Hoạt động cá nhân và nhóm.
+ Kĩ thuật khăn trải bàn.
* Phương tiện: Bảng số liệu, biểu đồ, SGK
* Tiến hành hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1: Giáo viên đưa ra tình huống và phiếu học tập để học sinh giải quyết vấn đề:
● Khi ngành viễn thông chưa phát triển như hiện nay, con người chúng ta làm thế nào để liên lạc với nhau. Và liên lạc bằng cách đó có ưu điểm gì và nhược điểm gì?
● Khi đã có internet và các thiết bị viễn thông chúng ta liên lạc với nhau như thế nào? Cách chúng ta liên lạc như hiện nay có ưu điểm và nhược điểm gì?
● Ngày nay khi Internet phát triển mạnh đã tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế và cuộc sống của con người. Vậy theo em, trong hoàn cảnh này chúng ta phải làm thế nào để cuộc sống của mình không bị lệ thuộc vào các thiết bị viễn thông và mạng internet.
● Dựa vào bảng số liệu sau đây.
BSL: Thuê bao điện thoại và mật độ thuê bao điện thoại của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015
Năm Thuê bao điện thoại (Nghìn thuê bao) Mật độ thuê bao điện thoại (số máy/100 dân)

Tổng số Trong đó: Thuê bao di động
Tổng số Tỉ trọng % trong cơ cấu thuê bao điện thoại
2005 15845,0 8718,1 55 19
2
2010 124311,8 11
570,2 89,8 143
2015 126244,1 120324,1 95,3 137,6
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017)
- Nêu nhận xét tình hình phát triển mạng điện thoại ở nước ta giai đoạn 2005 – 2015
- Kể tên 1 số mạng điện thoại di động trong nước hiện nay mà em biết.
- Bước 2: Giáo viên cho Hs viết trên phiếu học tập những câu trả lời cá nhân, sau đó cho HS ghi vào giấy A2 những ý kiến chung của nhóm và trình bày. Giáo viên sẽ gọi ngẫu nhiên bằng thẻ bài để học sinh trình bày trước lớp.
- Bước 3: Giáo viên chốt ý và nói thêm: BCVT là ngành thuộc kết cấu hạ tầng..hiện nay đã: pt nhanh mạng lưới TTLLQG hiện đại đồng bộ phù hợp với xu thế pt quốc tế và khu vực, phục vụ tốt cho pt KT, tăng cường QP-AN của đất nước,đảm bảo độ an toàn và tính dự phòng cao cả trong thời bình và thời chiến, vừa phục vụ nhu cầu thong tin chop t KT-XH vừa đáp ứng yêu cầu phục vụ các mạng chuyên dung cho quân đội, công an, ngoại giao, đồng thời có các biện pháp để giữ vững chủ quyền điều hành mạng lưới TT của đất nước.
VN đã phóng 2 vệ tinh Vinasat 1 vào năm 2008 và Vinasat 2 năm 2012.
- Vùng phủ sóng của vệ tinh:V iệt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và một phần Myanmar với mức công suất bức xạ cao lên tới 55 dBW rất phù hợp cho các dịch vụ quảng bá …
- Hiện nay cả nước có 6 thông tin vệ tinh, 3 tuyến cáp quang quốc tế nối trực tiếp nước ta với 30 quốc gia trên thế giới và 1 tuyến cáp quang Bắc – Nam để phủ sóng trên cả nước.
Điều đó cho thấy bưu chính viễn thông có tầm quan trọng như thế nào và đã làm cho lĩnh vực viễn thông, internet ở nước ta phát triển thêm một bậc. Những thuận lợi mà nó mang lại rất nhiều. Bây giờ ta có thể mua sắm qua mạng dễ dàng, gặp gỡ trao đổi thông tin, và dạy học trực tuyến… Bên cạnh đó nó còn mang đến những cái bất cập, như game online, mạng xã hội ảo, thông tin không chính thống được truyền đi nhanh chóng, những điều tiêu cực …. II. Bưu chính viễn thông
a. Ý nghĩa
- Là loại hình dịch vụ có ý nghĩa chiến lược góp phần đưa nước ta trở thành 1 nước công nghiệp, nhanh chóng hội nhập với kinh tế thế giới và góp phần đảm bảo ANQP.
- Các dịch vụ cơ bản là điện thoại, điện báo, internet, phát hành báo chí, chuyển bưu kiện, bưu phẩm, chuyển phát nhanh,...
b. Thành tựu sau công cuộc đổi mới.
- Phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, đi thẳng vào hiện đại.
- Việt Nam là nước có tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ 2 trên thế giới.
- Toàn mạng lưới điện thoại được tự động hóa tới các huyện, xã.
- Mạng viễn thông được nâng cấp.
- Mạng Internet phát triển kéo theo hàng loạt các dịch vụ khác phát triển.

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Giáo viên gọi 5 học sinh lên xếp vòng tròn và xây dựng câu chuyện của bài học hôm nay bằng cụm từ “vâng” “và”. Mỗi HS nói 1 câu làm sao sau khi 5 HS nói được 1 nội dung bài học. Thời gian 2 phút. Các nhóm tự nói với nhau.
- Ví dụ: HS1: Vâng và hôm nay tôi đã biết đường bộ của Việt Nam có chiều dài 205 nghìn km. HS 2 nối tiếp: vâng và đường sắt dài nhất Việt Nam là tuyến Thống Nhất nối từ Hà Nội đến Tp.HCM....
- Sau 2 phút giáo viên gọi nhóm bất kì chia sẻ câu chuyện.
- GV hệ thống lại kiến thức.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Về nhà trả lời câu hỏi: Mạng internet đã vượt qua báo giấy, radio, truyền hình… Hãy tìm hiểu thêm về những tồn tại và hữu ích của nó trong đời sống kinh tế - xã hội.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Chuẩn bị nội dung bài 15: Thương mại và du lịch
+ Tìm hình ảnh về các trung tâm thương mại lớn nhất nước ta.
+ Sưu tầm các tư liệu về một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam.
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI HỌC
PHỤ LỤC
Các loại hình vận tải Hiện trạng phát triển
Đường bộ - Chiều dài gần 205000km ( có 15000km quốc lộ), được đầu tư nhiều nhất và chiếm tỉ trọng hàng hóa vận chuyển lớn nhất, các tuyến đường quan trọng được mở rộng, nâng cấp, xây cầu thay phà.
Đường sắt - Chiều dài 2632 km, tỉ trọng vận chuyển hàng hòa giảm, luôn được cải tiến , phân bố tập trung ở miền Bắc.
Đường sông - Chiều dài 11000km, tỉ trọng hàng hóa vận chuyển giảm, tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long (4500km), đồng bằng sông Hồng (2500km)
Đường biển - Gồm GTVT biển và vận tải biển quốc tế, tăng tỉ trọng nhanh, gồm 90 cảng biển lớn nhỏ, có 3 cảng lớn nhất: Đà Nẵng, Sài Gòn, Hải Phòng.
Đường hàng không - Cả nước có 24 đường bay, 19 sân bay, trong đó có 3 sân bay quốc tế: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất.
Đường ống - Gắn với quá trình phát triển của ngành dầu khí, phân bố tập trung ở phía Nam.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 9, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.