Giáo án địa lí 9: Bài 10: Thực hành: vẽ và phân tích biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu...

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Thực hành: vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia sức, gia cầm. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 9. Bài mẫu có : văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

BÀI 10: THỰC HÀNH
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG
ĐÀN GIA SÚC,GIA CẦM

I/ MỤC TIÊU: sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết xử lí số liệu, chuyển từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng sử lí bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ cụ thể là tính cơ cấu phần trăm, tính tốc độ tăng trưởng lấy gốc 100,0%
- Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu hình tròn và kĩ năng vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng.
- Rèn kĩ năng đọc biểu đồ, rút ra các nhận xét và giải thích.
3. Thái độ:
- Ý thức sự cần thiết phải thật cẩn thận khi tính toán và vẽ biểu đồ .
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: tự học, tự quản lí, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, số liệu, tranh ảnh.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan,
- Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập.
III/ CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
- Bảng số liệu sgk
2.Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
- Sách giáo khoa .
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Các hoạt động dạy học
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: Giao nhiệm vụ. Yêu cầu HS hoàn thành bảng KWL
- Bước 2: HS ghi thông tin trong 2 phút. GV gọi một số học sinh trả lời.
- Bước 3: GV nhận xét và giới thiệu ảnh một số dạng biểu đồ. Từ đó dẫn dắt vào bài thực hành.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về dạng biểu đồ tròn có bán kính khác nhau và biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng. ( 15 phút)
*Mục tiêu
- Nhận biết 2 dạng biểu đồ tròn và biểu đồ đường.
- Trình bày được các bước vẽ 2 dạng biểu đồ tròn và biểu đồ đường.
- Xử lí số liệu: tính cơ cấu phần trăm, tính bán kính, tính tốc độ tăng trưởng.
- Nâng cao thái độ tự giác trong học tập.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Khai thác tri thức từ bảng số liệu và biểu đồ.
- Cặp nhóm, tia chớp, trò chơi.
* Phương tiện
- Hoàn thành phiếu học tập.
- Máy tính cầm tay, compa, thước kẻ, bút chì, tẩy . .
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
Bước 1: Ôn lại cách vẽ.
Khi nào ta vẽ biểu đồ tròn?
Để vẽ được biểu đồ được chính xác chúng ta phải làm gì?
Bước 2: Các bước tiến hành cụ thể vẽ biểu đồ.
HS: Làm việc theo 4 nhóm
Bước1: Lập bảng số liệu đã xử lí
Bước 2: Vẽ biểu đồ tròn
Bước 3: Nhận xét
HS: Trình bày - nhận xét .
GV: Chuẩn kiến thức.
1. Ôn lại cách vẽ:
Khi nào vẽ biểu đồ tròn?
Đề bài yêu cầu cụ thể.
Đề bài muốn biểu hiện một cơ cấu hoặc nhiều thành phần trong một tổng thể.
Đầu bài cho số liệu là % và tổng số bằng 100 %.
Cách thể hiện:
- Chuyển số liệu tuyệt đối ra số tương đối.
- Chuyển % ra số đo lượng giác 1%=3.60
- Điểm xuất phát từ tia 12 giờ và vẽ thuận chiều kim đồng hồ, đại lượng nào cho trước vẽ trước, có kí hiệu phân biệt các đại lượng trên biểu đồ .
- Số ghi trong biểu đồ ngay ngắn. (Số %)
- Tên biểu đồ ghi dưới hình .
- Lập chú giải - vẽ ngay ngắn bằng nhau theo đúng trình tự đầu bài.
Không vẽ những mũi tên hoặc chữ ở hình vẽ.
2. Các bước tiến hành cụ thể:
Lập bảng xử lí số liệu

ác nhó
cây 1990 2002
Tổng số
Cây lương thực
Cây công nghiệp
Cây thực phẩm, … 100 %
71.6 %
13.3 %
15.1 % 100 %
64.9 %
18.2 %
1
.9 %
Vẽ
- Biểu đồ năm 1990 bán kính 20 mm
- Biểu đồ năm 2002 bán kính 24 m .
Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây năm 1990 và năm 2002 (%)
3. Cách tính tốc độ tăng trưởng.
Tính tốc độ tăng trưởng .
Lấy năm 1990 = 100%
Đàn trâu
1995=2962,8 * 100 : 2854,1=103,8 %
2000=2897,2 * 100 : 2854,1=101,5 %
Tương tự …..
Vẽ biểu đồ:

HOẠT ĐỘNG 2
Thực hành vẽ và nhận xét, giải thích dạng biểu đồ tròn có bán kính khác nhau và biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng
(20 phút)
1. Mục tiêu:
- Trình bày và giải thích được sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây và tốc độ tăng đàn gia súc, gia cầm nước ta qua các năm.
- Rèn luyện kĩ năng xử lí bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của từng biểu đồ, cụ thể là tính cơ cấu phần trăm, tính bán kính và tính tốc độ tăng trưởng lấy năm gốc là 100%.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu hình tròn có bán kính khác nhau và biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng.
- Rèn luyện kĩ năng đọc bảng số liệu và biểu đồ, rút ra các nhận xét và giải thích.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Khai thác tri thức từ bảng số liệu và biểu đồ.
3. Phương tiện
- Compa, thước kẻ, thước đo độ, bút chì, bút màu, máy tính bỏ túi.
- Máy chiếu vật thể
4. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH
Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hành vẽ biểu đồ
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nhóm 1 và 2: Thực hành bài 1.
+ Nhóm 3 và 4: Thực hành bài 2.
Các HS thực hành vào vở của mình theo nhiệm vụ của từng nhóm.
- GV gọi 2 HS lên bảng, mỗi HS vẽ một loại biểu đồ.
- HS thực hành vẽ biểu đồ, GV quan sát quá trình thực hành của cả lớp, hướng dẫn và hỗ trợ HS yếu kém.
Bước 2: GV tổ chức cho HS nhận xét biểu đồ.
- GV cho cả lớp quan sát 2 biểu đồ đã vẽ trên bảng, nhận xét và đánh giá.
- GV chọn một số bài vẽ tốt và chưa tôt trình chiếu trên máy chiếu vật thể để minh họa thêm .( GV có thể cho điểm với những HS vẽ tốt)
- GV nhận xét quá trình thực hành của cả lớp, rút ra những sai sót mà HS còn mắc phải khi vẽ 2 dạng biểu đồ này.
Bước 3: GV tổ chức cho HS rút ra nhận xét và giải thích.
- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, chia lớp làm 4 nhóm theo hình sau.
- Vòng 1: (Nhóm chuyên gia) GV tổ chức cho HS thảo luận trong 5 phút các câu hỏi:
+ Dựa vào bảng số liệu, biểu đồ đã vẽ và kiến thức đã học hãy, rút ra nhận xét về sự thay đổi cơ cấu và tỉ trọng diện tích gieo trồng các nhóm cây.
+ Dựa vào bảng số liệu, biểu đồ đã vẽ và kiến thức đã học hãy, rút ra nhận xét và giải thích tại sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng? Tại sao đàn trâu không tăng?
- Vòng 2: ( Nhóm ghép) Mỗi nhóm được tách ra và hình thành nhóm mới theo sơ đồ.
- HS lần lượt trình bày kết quả thảo luận của mình ở nhóm mới .
- GV goi một số HS đưa ra câu trả lời, các nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức. Bài 1: Nhận xét và giải thích
Từ năm 2000 đến 2016, quy mô và tỉ trọng diện tích gieo trồng các nhóm cây có thay đổi mạnh.
- Về quy mô:
+ Diện tích cây lương thực chậm nhất trong các loại cây trồng từ 8399,1 nghìn ha lên 8890,6 nghìn ha, tăng 491,5 nghìn ha.
+ Diện tích cây thực phẩm và cây ăn quả, cây khác tăng nhanh. DC
+ Diện tích cây công nghiệp tăng nhanh nhất từ 2229,4 lên 2978,9 nghìn ha, tăng 749,5 nghìn ha.
- Về tỉ trọng:
+ Cây lương thực tuy đứng đầu nhưng tỉ trọng đã giảm 7,6%.
+ Cây CN tăng ít nhất 2,1%.
+ Cây ăn quả và cây khác tăng nhanh nhất 5,5%
Bài 2:
* Nhận xét
Tốc độ tăng trưởng của đang bò, lợn và gia cầm đều có xu hướng tăng; đàn trâu có xu hướng giảm. Trong đó:
- Tốc độ tăng trưởng của đàn gia cầm là nhanh nhất ( DC).
- Tốc độ tăng trưởng của lợn là nhanh thứ 2 ( DC).
- Tốc độ tăng trưởng của đàn bò là chậm nhất ( DC).
- Tốc độ tăng trưởng của đàn trâu là có xu hướng giảm ( DC).
*. Giải thích
- Đàn lợn và gia cầm tăng nhanh nhất. Là do:
+ Đây là nguồn cung cấp thịt chủ yếu.
+ Nhu cầu về thịt, trứng tăng cao.
+ Giải quyết tốt vấn đề thức ăn.
+ Các hình thức chăn nuôi đa dang.
- Đàn trâu không tăng, chủ yếu do nhu cầu về sức kéo của trâu, bò trong nông nghiệp giảm xuống.

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm
- Giáo viên nhận xét chấm điểm bài làm học sinh .
- Hoàn chỉnh bài thực hành
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Vẽ sơ đồ tư duy
- Hoàn thành bài thực hành
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Chuẩn bị: “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự Phát triển và phân bố công nghiệp”
- Vẽ sơ đồ h11.1/39 vào giấy.
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI HỌC

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 9, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.