BÀI 40: THỰC HÀNH
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KINH TẾ CỦA CÁC ĐẢO VEN BỜ
VÀ TÌM HIỂU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ
I/ MỤC TIÊU: sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được đặc điểm của các ngành kinh tế biển đặc biệt thấy được sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp.
2. Kỹ năng:
- Phải nắm vững hơn cách phân tích các sơ đồ, bản đồ, lược đồ.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, có niềm tin vào sự phát triển của các ngành kinh tế biển nước ta, có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
4. Định hướng phát triển năng lực
- NL chung: tự học, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tính toán.
- NL chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, số liệu.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan,
- Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập.
III/ CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
- Bản đồ tự nhiên hoặc bản đồ hành chính Việt Nam
- Một số tranh ảnh vùng
2. Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
- Biển nước ta có những loại khoáng sản chính nào, phân bố ở đâu?
- Trình bày tình hình khai thác dầu khí ở nước ta.
- Nước ta có những thuận lợi gì để phát triển giao thông vận tải biển?
- Trình bày tình hình và biện pháp để phát triển giao thông vận tải biển ở nước ta.
3. Nội dung bài mới:
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: GV phổ biến trò chơi “ĐI TÌM CHÚA ĐẢO”:
+ Cả lớp xếp thành vòng tròn xung quanh lớp/hoặc vẫn ngồi tại chỗ
+ Lần lượt mỗi HS trong lớp sẽ kể tên 1 đảo của nước ta.
+ Bạn nào không kể được sẽ về chỗ ngồi.
+ HS cứ tiếp tục quay vòng kể tên đảo cho đến khi chỉ còn lại 1 bạn. Bạn đó sẽ là người chiến thắng và trở thành “chúa đảo” hoặc đến khi hết giờ
- Bước 2: HS thực hiện trò chơi, GV quan sát.
- Bước 3: Kết thúc trò chơi. HS ổn định chỗ ngồi. GV vinh danh người chiến thắng và khéo léo dẫn dắt vào bài: Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn, nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Các đảo này không chỉ là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền mà còn chứa nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế. Để đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ ở nước ta và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí, các em sẽ cùng học trong bài học ngày hôm nay.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ (16 phút)
* Mục tiêu
- Tìm được vị trí của một số đảo ven bờ trên bản đồ.
- Phân tích, đánh giá được tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Nhóm/trực quan, đàm thoại
* Phương tiện
Hình ảnh, Atlat Địa lí VN, bản đồ hành chính VN, phiếu thông tin, phiếu học tập.
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Bài tập 1.
GV: Nêu nhiệm vụ cần hoàn thành trong giờ thực hành
GV: Yêu cầu Hs nhắc lại
Hoạt động nhóm: 4 nhóm - 3 phút
Phát triển tổng hợp kinh tế biển gồm những ngành nào?
HS: Quan sát bản đồ xác định vị trí các đảo ven bờ
Kết hợp đọc bảng 40.1 sgk và kiến thức đã học.
Cho biết những đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?
Các đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
HS: Dựa vào bản đồ Việt Nam và lược đồ 39.2 sgk nêu điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển của từng đảo.
Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
GV: Chuẩn kiến thức cơ bản Bài tập 1. Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo xa bờ.
- Cát Bà: Nông, lâm, ngư, du lịch, dịch vụ.
- Côn Đảo: Nông lâm ngư, dịch vụ, du lịch biển.
- Phú Quốc: nông lâm ngư, du lịch, dịch vụ biển.
- Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn và dầu mỏ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm qua, sản lượng dầu mỏ không ngừng tăng.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí ở nước ta (12 phút)
* Mục tiêu
- Trình bày được điều kiện để phát triển ngành dầu khí ở nước ta.
- Xác định được nơi phân bố ngành dầu khí.
- Đánh giá, nhận xét về ngành chế biến dầu khí của nước ta
- Đề xuất được giải pháp phát triển ngành công nghiệp dầu khí của nước ta.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Thảo luận cặp đôi
* Phương tiện
- Bản đồ, biểu đồ SGK, phiếu học tập.
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Hoạt động 2: Bài tập 2
Hoạt động 4 nhóm - 5 phút
GV: Hướng dẫn Hs phân tích biểu đồ:
Phân tích diễn biến của từng đối tượng qua các năm.
Sau đó phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí.
HS: Dựa vào biểu đồ hình 4.1 và kiến thức đã học, hãy:
Nhận xét tình hình khai thác xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu xăng dầu ở nước ta.
Nhận xét tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến dầu khí ở nước ta?
Đại diện các nhóm phát biểu.
Đại diện nhóm khác bổ sung.
GV: chuẩn xác kiến thức.
GV: Lưu ý: Mặc dù lượng dầu thô hàng năm xuất khẩu lớn gấp 2 lần lượng xăng dầu nhập khẩu nhưng giá xăng dầu đã chế biến lớn hơn nhiều lần so với giá đầu tư. Bài tập 2: Phân tích biểu đồ
- Từ năm 1999 - 2003:
- Sản lượng khai thác dầu thô tăng liên tục.
- Hầu như toàn bộ lượng dầu khí khai thác đều được xuất khẩu dưới dạng thô.
- Trong khi xuất khẩu dầu thô nước ta phải nhập lượng xăng dầu chế biến ngày càng tăng.
- Ngành công nghiệp chế biến dầu khí của nước ta chưa phát triển. Đây là đặc điểm chủ yếu của ngành công nghiệp dầu khí.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm
- Điền thông tin vào bảng tóm tắt về các ngành kinh tế biển ở nước ta.
Các ngành KT biển Tiềm năng Tình hình sản xuất Hạn chế Phương hướng
Khai thác và nuôi trồng hải sản ………………….. ………………….. ………………….. …………………..
Khai thác và chế biến khoáng sản ……………… ……………… …………… ……………
Du lịch biển
……………… ……………… …………...… ……………
Giao thông vận tải biển ……………… ……………… …………… ……………
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Viết báo cáo về giải pháp phát triển ngành công nghiệp dầu khí, nâng cao giá trị kinh tế của ngành này đồng thời vẫn bảo vệ được môi trường biển đảo
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Sưu tầm tài liệu về tỉnh của mình đang sinh sống:
+ Vị trí địa lí và lãnh thổ
+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
+ Dân cư – xã hội
+ Kinh tế
- Đọc trước các vấn đè về địa phương trong sgk.