Đề ôn thi trắc nghiệm môn GDCD 9 lên 10 (đề 4)

Đề ôn thi trắc nghiệm môn GDCD 9 lên 10 (đề 4). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.

Câu 1: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của chí công vô tư?

  • A. Bao che khi bạn thân mắc khuyết điểm.
  • B. Đề cử người không có tài làm cán bộ lãnh đạo.
  • C. Đánh giá người khác công bằng, không thiên vị.
  • D. Dành phân việc nhẹ về mình, né tránh việc nặng nhọc.

Câu 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”. Câu nói đó nói đến đức tính nào ?

  • A. Trung thành.
  • B. Thật thà.
  • C. Chí công vô tư.
  • D. Tiết kiệm.

Câu 3: Vì Q là con của thầy Hiệu trưởng trong trường nên các điểm các môn của bạn luôn luôn đạt điểm cao hơn so với các bạn học giỏi trong lớp mặc dù bạn là người học bình thường, không có gì nổi bật. Việc làm đó thể hiện ?

  • A. Không thật thà.
  • B. Không thẳng thắn.
  • C. Không trung thực.
  • D. Không công bằng.

Câu 4: Chúng ta thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài với thái độ, cử chỉ, việc làm là?

  • A. Tôn trọng, bình đẳng.
  • B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện.
  • C. Tôn trọng và thân thiện.
  • D. Hợp tác và giao lưu 2 bên cùng có lợi.

Câu 5: Việc làm nào dưới đây không kế thừa, phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc?

  • A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc.
  • B. Gìn giữ truyền thống tốt đẹp cùng những hủ tục lạc hậu.
  • C. Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
  • D. Học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống.

Câu 6: Tính đến tháng 9 năm 2018, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với 3 quốc gia

  • A. Trung Quốc, Nga, Hoa Kì.
  • B. Pháp, Hoa Kì, Nhật Bản.
  • C. Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc.
  • D. Trung Quốc, Nga, Ấn Độ.

Câu 7: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự chủ?

  • A. Vội vàng quyết định mọi việc.
  • B. Bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh.
  • C. Hoang mang, dao động khi gặp khó khăn.
  • D. Ủng hộ ý kiến của người khác mọi lúc, mọi nơi.

Câu 8: Ngoài giờ đi học, E tranh thủ thời gian ra đồng đi bắt cua để lấy tiền đóng học thêm. Việc làm đó thể hiện điều gì?

  • A. E là người tự chủ.
  • B. E là người trung thực.
  • C. E là người thật thà.
  • D. Q là người khiêm nhường.

Câu 9: Trên đường đi học về, N gặp 1 vụ tai nạn giao thông thảm khốc, trên đường có cảnh người bị chảy máu rất nhiều, em nhỏ bị gãy chân, trước tình huống đó N cùng mọi người giúp đỡ đưa họ vào bệnh viện và gọi điện thoại báo tin cho gia đình họ. Việc làm đó thể hiện điều gì?

  • A. N là người tự chủ.
  • B. N là người trung thực.
  • C. N người thật thà.
  • D. N là người tôn trọng người khác.

Câu 10: Kỉ luật là những quy định chung của

  • A. một nhóm bạn thân
  • B. Nhà nước.
  • C. tập thể và cộng đồng xã hội
  • D. các quốc gia trên thế giới

Câu 11: Việc làm nào dưới đây không phát huy được tính dân chủ trong tập thể và cộng đồng xã hội?

  • A. Mỗi cá nhân được kiểm tra, giám sát công việc chung của tập thể.
  • B. Mọi người đều có quyền đóng góp ý kiến nhưng quyết định là do cấp trên.
  • C. Công dân được quyền khiếu nại, tố cáo những việc làm sai trái của cán bộ Nhà nước.
  • D. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử trí để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

Câu 12: Trong cuộc họp tổ dân phố, ông N là trưởng tổ dân phố, vì ông V mâu thuẫn với ông N nên trong cuộc họp về vấn đề vệ sinh môi trường khi dân phố ông N đã không cho ông V phát biểu ý kiến. Việc làm đó thể hiện điều gì?

  • A. Ông N là người tự chủ.
  • B. Ông N là người trung thực.
  • C. Ông N người thật thà.
  • D. Ông N vi phạm quyền dân chủ của công dân.

Câu 13: Tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia được gọi là ?

  • A. Hợp tác.
  • B. Hòa bình.
  • C. Dân chủ.
  • D. Hữu nghị.

Câu 14: Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì….. Trong dấu “…” là?

  • A. Hòa bình, hợp tác và phát triển.
  • B. Hòa bình, dân chủ và phát triển.
  • C. Hòa bình, hữu nghị và phát triển.
  • D. Hòa bình, độc lập và phát triển.

Câu 15: Hiện nay nước ta có quan hệ ngoại giao với bao nhiêu nước trên thế giới?

  • A. 185 nước.
  • B. 175 nước.
  • C. Hơn 175 nước.
  • D. Hơn 185 nước.

Câu 16: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước ta là?

  • A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • B. Phan Châu Trinh
  • C. Cao Bá Quát.
  • D. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Câu 17: Thay vì việc chép tay để lưu giữ các tài liệu, ngày nay chúng ta sử dụng máy photo, máy scanl để lưu giữ văn bản nhanh hơn. Việc làm đó thể hiện?

  • A. Việc làm năng suất, chất lượng và hiệu quả.
  • B. Việc làm chất lượng, hiệu quả.
  • C. Việc làm hiệu quả, năng suất.
  • D. Việc làm năng suất, khoa học.

Câu 18: Cơ quan, tổ chức quản lý các hoạt động của thanh niên trong cả nước được gọi là?

  • A. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
  • B. Tỉnh đoàn Thanh niên.
  • C. Đoàn xã.
  • D. Đoàn phường.

Câu 19: Hôn nhân hạnh phúc là gì ?

  • A. Một vợ, một chồng.
  • B. Một chồng, hai vợ.
  • C. Đánh nhau, cãi nhau.
  • D. Một vợ, hai chồng.

Câu 20: Người sống có đạo đức thể hiện như thế nào trong mối quan hệ với công việc?

  • A. Cổ gắng làm cho xong công việc để không bị phê bình.
  • B. Né tránh, đùn đẩy cho người khác những nhiệm vụ khó khăn.
  • C. Luôn tìm cách đổ lỗi cho người khác khi công việc không suôn sẻ.
  • D. Có trách nhiệm cao, năng động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Câu 21: Để dễ học môn tiếng Anh, P đưa ra phương pháp học tiếng anh: học từ mới, học bài cũ, đọc trước bài mới, học tiếng anh thông qua bài hát và các bộ phim. Việc làm đó thể hiện?

  • A. Việc làm năng suất, chất lượng và hiệu quả.
  • B. Việc làm chất lượng, hiệu quả.
  • C. Việc làm hiệu quả, năng suất.
  • D. Việc làm năng suất, khoa học.

Câu 22: Việc thay thế từ gặt bằng liềm sang gặt bằng máy nói đến quá trình nào?

  • A. Công nghiệp hóa.
  • B. Hiện đại hóa.
  • C. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.
  • D. Chuyển dịch cơ cấu.

Câu 23: Nhiệm vụ trước mắt của thanh niên là?

  • A. Xây dựng nhà nước XHCN.
  • B. Xây dựng tiềm lực về con người cho nhà nước XHCN.
  • C. Xây dựng cơ sở vật chất cho nhà nước XHCN.
  • D. Thực hiện thắng lợi CNH-HĐH đất nước.

Câu 24: Câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn nói về truyền thống nào của dân tộc ta?

  • A. Truyền thống thương người.
  • B. Truyền thống nhân đạo.
  • C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
  • D. Truyền thống nhân ái.

Câu 25: Người nông dân nghiên cứu, sáng chế ra máy bóc lạc phục vụ trong sản xuất được gọi là?

  • A. Năng động, sáng tạo.
  • B. Tích cực, tự giác.
  • C. Cần cù, tự giác.
  • D. Cần cù, chịu khó.

Câu 26: Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm :

  • A. Phạt tiền người vi phạm.
  • B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.
  • C. Lập lại trật tự xã hội.
  • D. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.

Câu 27: Mức hình phạt cao nhất khi công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự là?

  • A. Phạt tiền.
  • B. Cảnh cáo.
  • C. Kỉ luật.
  • D. Truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu 28: Đối với người Việt Nam làm việc tại nước ngoài khi gặp các vấn đề nghiêm trọng thì cần báo với cơ quan tổ chức nào?

  • A. Lặng im
  • B. Chính phủ nước ngoài.
  • C. Người nhà.
  • D. Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.

Câu 29: Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các họat động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của ngành CN cơ khí được gọi là?

  • A. Công nghiệp hóa.
  • B. Hiện đại hóa.
  • C. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.
  • D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 30: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm là biểu hiện của người

  • A. thụ động
  • B. lười biếng
  • C. năng động
  • D. khoan dung.

Câu 31: Người phạm tội phải chấp hành biện pháp nào dưới đây?

  • A. Nhắc nhở
  • B. Khiển trách 
  • C. Cưỡng chế
  • D. Phê bình.

Câu 32: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây khi nói về hôn nhân?

  • A. Hôn nhân phải được Nhà nước thừa nhận.
  • B. Mục đích chính của hôn nhân là để duy trì và phát triển kinh tế.
  • C. Hôn nhân nhằm mục đích chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc.
  • D. Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện.

Câu 33: Ý nào dưới đây đúng khi nói về sự cần thiết của hợp tác quốc tế?

  • A. Hợp tác giữa các nước đã phát triển và những nước đang phát triển không thể có sự công bằng và cùng có lợi.
  • B. Hợp tác quốc tế là xu hướng tất yếu trong bồi cảnh thế giới đang đối mặt với những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu.
  • C. Hợp tác cùng phát triển là việc sử dụng lực lượng vũ trang của liên minh các quốc gia xâm phạm chủ quyền của quốc gia khác nhắm mở rộng lãnh thổ.
  • D. Hợp tác cùng phát triển là sự giúp đỡ vô điều kiện của những nước lớn đối với những nước nhỏ.

Câu 34: Cửa hàng tạp hoá cạnh nhà em thường xuyên bán thuốc lá cho một nhóm học sinh để sử dụng. Là người hiểu về quyền tự do kinh doanh, em cần làm gì?

  • A. Góp ý, phê bình nhắc nhở chủ cửa hàng.
  • B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
  • C. Giả vờ như không biết để tránh phiền phức.
  • D. Nhờ bố mẹ báo với lực lượng chức năng để giải quyết.

Câu 35: Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở

  • A. tự nguyện chấp nhận thua thiệt.
  • B. bình đẳng cùng có lợi.
  • C. cá lớn nuốt cá bé.
  • D. không bên nào có lợi.

Câu 36: Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn ?

  • A. việc làm theo sở thích của mình.
  • B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.
  • C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.
  • D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.

Câu 37: Khi đang đi học đại học, việc nhập ngũ sẽ được hoãn đến năm bao nhiêu tuổi?

  • A. 22 tuổi.
  • B. 24 tuổi.
  • C. 25 tuổi.
  • D. 27 tuổi.

Câu 38: Trong quan hệ ngoại giao, các nước giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng hình thức nào?

  • A. Thương lượng hòa bình.
  • B. Chiến tranh.
  • C. Kích động bạo loạn lật đổ.
  • D. Tạm đình chỉ việc giao lưu.

Câu 39: Hành vi nào dưới đây vừa vi phạm pháp luật vừa vi phạm đạo đức?

  • A. Nói dối bố mẹ.
  • B. Không nhường nhịn các em nhỏ.
  • C. Quay cóp bài trong giờ kiểm tra.
  • D. Không chăm sóc, nuôi dưỡng khi cha mẹ già yếu.

Câu 40: Bình đẳng trong hôn nhân là vợ chồng

  • A. quyền và nghĩa vụ không ngang nhau.
  • B. chỉ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau tuỳ trường hợp.
  • C. có quyền ngang nhau nhưng nghĩa vụ không ngang nhau.
  • D. có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm GDCD 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM GDCD 9

TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ

TRẮC NGHIỆM THEO BÀI

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.