Đề ôn thi trắc nghiệm môn GDCD 9 lên 10 (đề 3)

Đề ôn thi trắc nghiệm môn GDCD 9 lên 10 (đề 3). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.

Câu 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”. Câu nói đó nói đến đức tính nào ?

  • A. Trung thành.
  • B. Thật thà.
  • C. Chí công vô tư.
  • D. Tiết kiệm.

Câu 2: Có 1 bạn nam trong lớp không thích em nên luôn tìm lí do, gây gổ để đánh em thì em sẽ làm gì?

  • A. Đánh lại.
  • B. Đề nghị nói chuyện để hiểu rõ vấn đề.
  • C. Báo với công an.
  • D. Báo với gia đình.

Câu 3: Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị với các dân tộc, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhằm

  • A. bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
  • B. đưa người Việt Nam sang học tập, làm việc ở các quốc gia phát triển.
  • C. thể hiện sự tự hào về các đi tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Việt Nam.
  • D. tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới.

Câu 4: Mọi người được làm chủ công việc của tập thể của xã hội, được tham gia đóng góp ý kiến, giám sát những công việc chung được gọi là ?

  • A. Khiêm nhường.
  • B. Dân chủ.
  • C. Trung thực.
  • D. Kỉ luật.

Câu 5: Để chấn chỉnh nề nếp, kỉ cương trong xí nghiệp, ông D xử lí các trường hợp vi phạm không phân biệt người nhà hay người ngoài. Việc làm đó thể hiện ?

  • A. Ông D là người Chí công vô tư.
  • B. Ông D là người trung thực.
  • C. Ông D là người thật thà.
  • D. Ông D là.người tôn trọng người khác.

Câu 6: Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư học sinh cần phải làm gì?

  • A. Ủng hộ, quý trọng người Chí công vô tư.
  • B. Phê phán các hành động thiếu công bằng.
  • C. Không cần rèn luyện.
  • D. Cả A và B.

Câu 7: Ngoài giờ đi học, E tranh thủ thời gian ra đồng đi bắt cua để lấy tiền đóng học thêm. Việc làm đó thể hiện điều gì?

  • A. E là người tự chủ.
  • B. E là người trung thực.
  • C. E là người thật thà.
  • D. Q là người khiêm nhường.

Câu 8: Giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xẩy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là ?

  • A. Bảo vệ hòa bình.
  • B. Bảo vệ pháp luật.
  • C. Bảo vệ đất nước.
  • D. Bảo vệ nền dân chủ.

Câu 9: Dân chủ…để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Trong dấu “…” đó là?

  • A. Tạo cơ hội.
  • B. Là điều kiện.
  • C. Là động lực.
  • D. Là tiền đề.

Câu 10: Thầy giao bài tập về nhà môn Toán, B đọc và suy nghĩ mãi không làm được nên B lên mạng tìm lời giải và chép lời giải coi như làm xong bài tập về nhà. B là người như thế nào?

  • A. B là người không thật thà.
  • B. B là người không thẳng thắn.
  • C. B là người không tự chủ.
  • D. B là người không tự tin.

Câu 11: Trong buổi họp lớp các thành viên trong lớp được phát biểu ý kiến tham gia đóng góp về chương trình văn nghẹ chào mừng 20/11, việc làm đó thể hiện điều gì ?

  • A. Trung thành.
  • B. Kỉ luật.
  • C. Dân chủ.
  • D. Tự chủ.

Câu 12: Việc làm nào dưới đây góp phân bảo vệ hoà bình cho nhân loại?

  • A. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo
  • B. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới
  • C. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc
  • D. Hạn chế quan hệ với các nước khác để tránh xảy ra xung đột

Câu 13: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị

  • A. vật chất
  • B. tinh thần
  • C. của cải
  • D. kinh tế.

Câu 14: Chúng ta thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài với thái độ, cử chỉ, việc làm là?

  • A. Tôn trọng, bình đẳng.
  • B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện.
  • C. Tôn trọng và thân thiện.
  • D. Hợp tác và giao lưu 2 bên cùng có lợi.

Câu 15: Dấu mốc đánh dấu ngành ngoại giao Việt Nam ra đời là?

  • A. 26/4/1945.
  • B. 28/5/1945.
  • C. 27/9/1945.
  • D. 28/8/1945.

Câu 16: Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở

  • A. tự nguyện chấp nhận thua thiệt.
  • B. bình đẳng cùng có lợi.
  • C. cá lớn nuốt cá bé.
  • D. không bên nào có lợi.

Câu 17: Công trình nào dưới đây không phải là kết quả mà nước ta có được nhờ hợp tác?

  • A. Cầu Nhật Tân.
  • B. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
  • C. Cầu Long Biên.
  • D. Nhà máy Samsung Thái Nguyên.

Câu 18: Tính đến nay, Việt Nam đã là thành viên của bao nhiêu tổ chức quốc tế ?

  • A. 61.
  • B. 62.
  • C. 63.
  • D. 64.

Câu 19: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

  • A. Cần tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
  • B. Xã hội hiện đại không cần giữ gìn truyền thống dân tộc.
  • C. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển.
  • D. Những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa.

Câu 20: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của dân tộc ta?

  • A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
  • B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.
  • C. Truyền thống yêu nước.
  • D. Truyền thống văn hóa.

Câu 21: Người nông dân nghiên cứu, sáng chế ra máy bóc lạc phục vụ trong sản xuất được gọi là?

  • A. Năng động, sáng tạo.
  • B. Tích cực, tự giác.
  • C. Cần cù, tự giác.
  • D. Cần cù, chịu khó.

Câu 22: Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các họat động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của ngành CN cơ khí được gọi là?

  • A. Công nghiệp hóa.
  • B. Hiện đại hóa.
  • C. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.
  • D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 23: Trường hợp nào dưới đây thể hiện sự năng động?

  • A. Bạn Q học Tiếng Anh trong giờ Văn.
  • B. Bạn M chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
  • C. Bạn T luôn tìm những cách giải mới cho một bài toán.
  • D. Bạn P trốn học để đi làm thêm kiếm tiền.

Câu 24: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là ...đối với mỗi người trong thời đại ngày nay. Trong dấu “...” là?

  • A. Yêu cầu.
  • B. Điều kiện.
  • C. Tiền đề.
  • D. Động lực.

Câu 25: Trong giờ luyện tập môn Toán, H rủ em mở sách giải ra chép, vừa nhanh, vừa đúng lại được điểm cao. Là người hiệu về làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả, em nên làm gì?

  • A. Mở sách giải ra chép cùng H.
  • B. Không dám làm vì sợ cô biết.
  • C. Đợi H chép xong rồi chép lại của H.
  • D. Yêu cầu H cất sách giải và tự làm bài.

Câu 26: Những hành vi dưới đây, hành vi nào đi trái lại với lí tưởng sống của thanh niên ?

  • A. Ỷ lại mọi công việc được giao.
  • B. Vượt khó trong học tâp, không ngừng học hỏi.
  • C. Biết vận dụng những điều đã làm đi vào thực tiễn.
  • D. Lên kế hoạch phấn đấu, rèn luện bản thân.

Câu 27: Vào các dịp hè, các bạn thanh niên thường đăng kí tham gia tình nguyện tại các vùng khó khăn để giúp đỡ các em nhỏ và bà con nhân dân tại đó. Việc làm đó thể hiện?

  • A. Lý tưởng sống của thanh niên.
  • B. Nhiệm vụ của thanh niên.
  • C. Trách nhiệm của thanh niên.
  • D. Mục đích của thanh niên.

Câu 28: Những việc làm tiêu cực của thanh niên làm phá hoại CNH-HĐH đất nước là?

  • A. Tham gia các tệ nạn xã hội.
  • B. Buôn bán chất ma túy.
  • C. Chơi cờ bạc.
  • D. Cả A,B,C.

Câu 29: Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân:

  • A. xây dựng gia đình hạnh phúc
  • B. củng cố tình yêu lứa đôi
  • C. tổ chức đời sống vật chất của gia đình
  • D. thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước

Câu 30: M đang học lớp 9 thi bị mẹ bắt nghỉ học và ép gả cho một người nhà glàu, M không đồng ý thì bị mẹ mắng buộc M phải làm đám cưới. Dựa vào kiến thức bài Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân, em hãy khuyên M cần làm gì trong trường hợp này?

  • A. Chấp nhận sự sắp đặt của bố mẹ.
  • B. Bỏ nhà đi để trốn tránh cuộc hôn nhân đó.
  • C. Đến thắng gia đình nhà giàu kia để yêu cầu họ huỷ hôn.
  • D. Làm cho bố mẹ hiểu như thế là vi phạm pháp luật.

Câu 31: Theo quy định của pháp luật, thời gian làm việc của lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi là không quá

  • A. 5 giờ/ngày và 25 giờ/tuần
  • B. 6 giờ/ngày và 30 giờ/tuần.
  • C. 7 giờ/ngày và 35 giờ/tuần
  • D. 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần.

Câu 32: Bộ luật Lao động không cấm hành vi nào dưới đây?

  • A. Cưỡng bức, ngược đãi người lao động.
  • B. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
  • C. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi.
  • D. Hoạt động tạo ra việc làm, dạy nghề, học nghề để có việc làm.

Câu 33: Hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật

  • A. hình sự
  • B. hành chính  
  • C. dân sự
  • D. kỉ luật

Câu 34: Dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật là?

  • A. Là hành vi trái pháp luật.
  • B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
  • C. Vi phạm pháp luật phải có lỗi.
  • D. Tất cả ý trên.

Câu 35: Người bị bệnh tâm thần có hành vi trái pháp luật có được xem là vi phạm pháp luật không?

  • A. Có.   
  • B. Không.
  • C. Tùy từng trường hợp.   
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 36: Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm :

  • A. Phạt tiền người vi phạm.
  • B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.
  • C. Lập lại trật tự xã hội.
  • D. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.

Câu 37: Đối tượng của vi phạm hành chính là

  • A. cá nhân.    
  • B. tổ chức.
  • C. cá nhân và tổ chức.    
  • D. Cơ quan hành chính.

Câu 38: Hiến pháp 2013 quy định mọi công dân?

  • A. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.
  • B. Đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.
  • C. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.
  • D. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử.

Câu 39: Quyền ứng cử của công dân có thể thực hiện bằng

  • A. 1 con đường duy nhất.    
  • B. 2 con đường.
  • C. 3 con đường.    
  • D. 4 con đường.

Câu 40: Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

  • A. bảo vệ Tổ quốc.
  • B. bảo vệ hoà bình.
  • C. bảo vệ lợi ích quốc gia.
  • D. bảo vệ nên độc lập.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm GDCD 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM GDCD 9

TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ

TRẮC NGHIỆM THEO BÀI

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.