Đề ôn thi trắc nghiệm môn GDCD 9 lên 10 (đề 10)

Đề ôn thi trắc nghiệm môn GDCD 9 lên 10 (đề 10). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.

Câu 1: Đối tượng nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm do mình gây ra?

  • A. Ngườibị bệnh tâm thần đánh người trọng thương.
  • B. H rải đinh trên đường cao tốc.
  • C.  Bà T để vật liệu phế thải trên đường gây cản trở.
  • D. A đi xe máy vào đường cấm gây tai nạn giao thông (61%)

Câu 2: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào được kết hôn ?

  • A. Giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài.
  • C. Giữa người từng là cha nuôi với con nuôi.
  • B. Giữa những người đang có vợ (có chồng).
  • D. Giữa những người cùng giới tính

Câu 3: Hãy xác định hành vi vi phạm Luật lao động của người sử dụng lao động:

  • A. Trang bịđầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho người lao động.
  • B. Trả lương không đúng theo hợp đồng.
  • C. Đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
  • D.Mua bảo hiểm y tế cho người lao động.

Câu 4: Ý kiến nào sau đây là đúng?

  • A. Trẻ em có quyền học tập, vui chơi giải trí và không phải làm gì.
  • B. Lấy vợ, lấy chồng con nhà giàu mới có hạnh phúc.
  • C. Con cái có trách nhiệm giúp đỡ cha, mẹ các công việc phù hợp với lứa tuổi.
  • D.Chỉ có cán bộ công chức mới có quyền tham gia quản lí Nhà nước.

Câu 5: Quyền nào sau đây là quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội?

  • A. Quyền tự do tín ngưỡng.
  • B. Quyền tự do kinh doanh.
  • C. Quyền lao động.
  • D. Quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

Câu 6: Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi phạm tội của mình:

  • A. Người từ đủ 14 tuổi trở lên.
  • B. Người từ đủ 16 tuổi trở lên.
  • C. Người từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • D. Không phân biệt độ tuổi.

Câu 7: Trong các sau đây, quyền nào thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lí nhà nước của công dân?

  • A. Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ.
  • B. Quyền tự do kinh doanh. 
  • C. Quyền học tập.    
  • D. Quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước.

Câu 8: Sống có đạo đức là hành động theo?

  • A. Suy nghĩ của bản thân
  • B. Lợi ích của bản thân
  • C. Chuẩn mực của xã hội
  • D. Ý kiến của nhiều người.

Câu 9: Độtuổi được kết hôn theo quy định của pháp luật là:

  • A. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
  • B. Nam từ 22 tuổi trở lên, nữ từ 20 tuổi trở lên.
  • C.Nam, nữ từ 18 tuổi trở lên.
  • D.Nam nữtừ20 tuổi trởlên.

Câu 10: Hành vi nào sau đây là thực hiện đúng Luật Hôn nhân gia đình năm 2000?

  • A. Cưỡng ép li hôn, tảo hôn.
  • B. Bạo hành gia đình.
  • C.Vợ chồng tôn trọng danh dự, nhân phẩm, nghề nghiệp của nhau.
  • D. Người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác.

Câu 11: Hành vi nào sau đây là vi phạm quy định của Nhà nước vềkinh doanh?

  • A. Kê khai đúng số vốn.
  • B. Kinh doanh đúng những mặt hàng ghi trong giấy phép.
  • C. Nộp thuế đúng quy định.
  • D. Buôn bán hàng giả, hàng nhập nhập lậu.

Câu 12: Ý kiến nào sau đây là sai?

  • A. Người mắc bệnh tâm thần không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
  • B. Người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.
  • C. Người vi phạm kỉ luật có thể bị phạt tù.
  • D. Lấn chiểm vỉa hè, lòng đường là vi phạm pháp luật hành chính

Câu 13: Mai mở tài liệu trong kì thi học kì, Mai đã

  • A. vi phạm pháp luật hình sự
  • B. vi phạm pháp luật hành chính
  • C. vi phạm kỉ luật
  • D. vi phạm pháp luật dân sự

Câu 14: Hành động nào sau đây được xem là sống có đạo đức ?

  • A. Tham gia tích cực công việc của trường
  • B. Học tập siêng năng
  • C. Không đua xe máy, lạng lách
  • D. Tham gia hiến máu

Câu 15: Việc làm nào dưới đây là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân ?

  • A. Tham gia hoạt động từ thiện.
  • B. Giữ gìn vệ sinh môi trường.
  • C. Tuyên truyền pháp luật giao thông trong trường học.
  • D. Phát biểu và biểu quyết về xây dựng đường làng, xóm.

Câu 16: Có mấy loại vi phạm pháp luật dưới đây ?

  • A. bốn loại
  • B. năm loại
  • C. ba loại
  • D. sáu loại

Câu 17: Sau sự cố gây ô nhiễm môi trường, Công ty F đã đền bù cho những người bị thiệt hại và lắp đặt hệ thống xử lí chất thải theo công nghệ tiên tiến. Việc làm này của Công ty F là

  • A. phòng, chống sự cố môi trường.
  • B. ứng phó sự cố môi trường.
  • C. khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.
  • D. đánh giá thiệt hại môi trường.

Câu 18: Việc Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên học sinh người dân tộc thiểu số vảo các trường cao đẳng, đại học là nhăm thực hiện bình đẳng

  • A. giữa miền ngược với miền xuôi.
  • B. giữa các dân tộc.
  • C. giữa các thành phần dân cư.
  • D. trong học sinh phô thông

Câu 19: H có năng khiếu âm nhạc, đã giành Giải thưởng Quốc gia về đàn Piano, nên H được tuyển thẳng vào Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Vậy H đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền học tập theo sở thích.
  • B. Quyền học tập không hạn chế.
  • C. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
  • D. Quyền được học tập có điều kiện trong môi trường âm nhạc.

Câu 20: Những hoạt động gìn giữ cuộc sống bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết xung đột mâu thuẫn giữa các quốc gia được gọi là hoạt động

  • A. bảo vệ đất nước.
  • B. bảo vệ hòa bình
  • C. chính trị - xã hội.
  • D. ngoại giao.

Câu 21: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

  • A. Bao vây, cấm vận nước khác .
  • B. Chạy đua vũ trang
  • C. Ủng hộ, chia sẻ các dân tộc bị thiên tai.
  • D. Tấn công nước khác.

Câu 22: Hành động nào sau đây phá hoại tình hữu nghị giữa các dân tộc?

  • A. Bình đẳng, cùng có lợi.
  • B. Không can thiệp việc nội bộ.
  • C. Dùng thương lượng để giải quyết xung đột.
  • D. Dùng vũ lực và đe dọa vũ lực.

Câu 23: Những hoạt động gìn giữ cuộc sống bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết xung đột mâu thuẫn giữa các quốc gia được gọi là hoạt động

  • A. bảo vệ đất nước.
  • B. bảo vệ hòa bình
  • C. chính trị - xã hội.
  • D. ngoại giao.

Câu 24: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

  • A. Bao vây, cấm vận nước khác .
  • B. Chạy đua vũ trang
  • C. Ủng hộ, chia sẻ các dân tộc bị thiên tai.
  • D. Tấn công nước khác.

Câu 25: Hành động nào sau đây phá hoại tình hữu nghị giữa các dân tộc?

  • A. Bình đẳng, cùng có lợi.
  • B. Không can thiệp việc nội bộ.
  • C. Dùng thương lượng để giải quyết xung đột.
  • D. Dùng vũ lực và đe dọa vũ lực.

Câu 26. A thuê nhà bên cạnh phòng cùa B, khi nghi B lấy trộm điện thoại của mình, A đã tự ý vào phòng B lục soát. Hành vì này của A đã xâm phạm quyền nào của công dân ?

  • A. Quyền bí mật đời tư.
  • B. Quyền được pháp luật bảo hộ vè danh dự, nhân phầm.
  • C. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở.
  • D.Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

Câu 27: Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến

  • A. nội quy trường học.
  • B. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
  • C. các quan hệ xã hội.
  • D. các quan hệ giữa nhà trường và học sinh.

Câu 28: Trên cơ sở quyền tự do kinh doanh của công dân, ông M đã gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nựớc có thẩm quyền đề nghị được thành lập doanh nghiệp tư nhân, ổng M đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây ?

  • A. Tuân thủ pháp luật.
  • B. Thi hành pháp luật
  • C. Áp dụng pháp luật.
  • D. Sử dụng pháp luật.

Câu 29: Biết M hay tung tin nói xấu về minh với một số bạn trong lớp, H không biết xử sự như thế nào. Nếu là H, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình?

  • A. Coi như không biết nên không nói gì?
  • B. Nói xấu lại M như M đã nói xấu mình
  • C. Nêu vấn đề ra trong buổi sinh hoạt lớp cuối tuần
  • D. Trực tiếp nói chuyện và yêu cầu M phải cải chính những điều đã nói xấu về mình

Câu 30: Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào dưới đây ?

  • A. Không đồng ý với quyết định kỉ luật của Giám đôc cơ quan.
  • B. Phát hiện người buôn bán động vật quý hiêm.
  • C. Phát hiện người lấy cắp tài sản của cơ quan.
  • D. Phát hiện một ổ cờ bạc.

Câu 31: Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích

  • A. thẳng tay trừng trị người vi phạm pháp luật.
  • B. buộc người vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.
  • C. cảnh cáo những người khác để họ không vi phạm pháp luật.
  • D. thực hiện quyền công dân trong xã hội.

Câu 32: Cảnh sát giao thông xử phạt hai người vượt đèn đỏ, trong đó một người là cán bộ cơ quan nhà nước và một người là công nhân với mức phạt như nhau. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây ?

  • A. Đinh đẳng về quyền và nghĩa vụ.
  • B. Bình đẳng trước pháp luật.
  • C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
  • D. Bình đẳng khi tham gia giao thông

Câu 33: Trong gia đình bác A mọi người đều thực hiện nghĩa vụ cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình. Điều này thể hiện

  • A. bình đẳng giữa các thế hệ trong gia đình.
  • B. nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
  • C. bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.
  • D. trách nhiệm của cha mẹ và các con.

Câu 34: Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần phải được

  • A. cải tạo thay thế và biến đổi.
  • B. đưa vào các viện bảo tàng.
  • C. kế thừa, nâng niu và phát triển.
  • D. bảo tồn nguyên vẹn.

Câu 35: Bình đẳng trong kinh doanh không bao gồm nội dung nào dưới đây ?

  • A. Bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng.
  • B. Được trả lương cho cán bộ nhân viên như nhau.
  • C. Bình đẳng trong việc liên kêt với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
  • D. Chủ động mở rộng ngành nghề kinh doanh.

Câu 36: Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên ác giao kết hợp đồng lao động ?

  • A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
  • B. Khách quan, công bằng, dân chủ.
  • C. Không trái pháp luật và thoả ước lao động tập thể.
  • D. Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Câu 37: Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước đối xử bình đẳng như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, là nội dung của bình đẳng

  • A. giữa các tín ngưỡng.
  • B. giữa các chức săc.
  • C. giữa các tín đồ.
  • D. giữa các tôn giáo.

Câu 38: Để giải quyết được những vấn đề toàn cầu thì hợp tác là một trong những yêu cầu

  • A. quan trọng và tất yếu.
  • B. không bắt buộc.
  • C. không quan trọng.
  • D. không có tinh cấp thiết

Câu 39: Ý kiến nào nói về việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

  • A. Những tập quán tốt đẹp là truyền thống
  • B. Tất cả phong tục, tập quán đều là truyền thống tốt đẹp của dân tộc
  • C. Các làn điệu dân ca là di sản văn hóa chứ không phải truyền thống của dân tộc
  • D. Chúc tết ông bà, cha mẹ biểu hiện giữ gìn truyền thống dân tộc

Câu 40: Vào một buổi sáng, 5 nữ sinh trường trung học phổ thông C đã đến nhà bạn Ng. ( học sinh lớp 12 A5 trường trung học phổ thông C) gọi bạn Ng. ra đường để nói chuyện, chửi bới rồi ra tay đánh dã man, gây thương tihcs nặng cho Ng. Hành vi đánh người của 5 nữ sinh trên đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của Ng.

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  • B. Quyền được bảo đảm an toàn cá nhân.
  • C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ.
  • D. Quyền được pháp luật bào hộ về danh dự, nhân phẩm.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm GDCD 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM GDCD 9

TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ

TRẮC NGHIỆM THEO BÀI

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.