A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Tỉ số lượng giác của góc nhọn
Cho góc nhọn $\alpha $, từ một điểm bất kì trên một cạnh của góc $\alpha $, kẻ đường vuông góc với cạnh kia:
Khi đó:
- sin$\alpha $ = $\frac{Cạnh đối}{Cạnh huyền}=\frac{AB}{BC}$
- cos$\alpha $ = $\frac{Cạnh kề}{Cạnh huyền}=\frac{AC}{BC}$
- tan$\alpha $ = $\frac{Cạnh đối}{Cạnh kề}=\frac{AB}{AC}$
- cot$\alpha $ = $\frac{Cạnh kề}{Cạnh đối}=\frac{AC}{AB}$
Nhận xét: Vì độ dài của các cạnh trong một tam giác vuông đều dương và hai cạnh góc vuông nhỏ hơn cạnh huyền nên 0 < sin$\alpha $ < 1, 0 < cos$\alpha $ < 1; tan$\alpha $ > 0; cot$\alpha $ > 0.
2. Tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau
- Tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau (có tổng số đo bằng $90^{0}$) thì: sin góc này bằng côsin góc kia, tang góc này bằng côtang góc kia.
Trên hình: sinB = cosC; cosB = sinC
tanB = cotC; cotB = tanC
Ví dụ 1: Cho tam giác ABC vuông tại C, có BC = 1,2; CA = 0,9. Tính cá tỉ số lượng giác của góc B, từ đó suy ra các tỉ số lượng giác của góc A.
Hướng dẫn:
Áp dụng hệ thức Py-ta-go vào tam giác ABC vuông tại C, ta có:
$AB^{2}=BC^{2}+CA^{2}=1,2^{2}+0,9^{2}=1,5^{2}$ => AB = 1,5
Ta có:
- tanB = $\frac{CA}{CB}$ = $\frac{0,9}{1,2}$ = $\frac{3}{4}$
- cotB = $\frac{CB}{CA}$ = $\frac{1,2}{0,9}$ = $\frac{4}{3}$
- sinB = $\frac{CA}{AB}$ = $\frac{0,9}{1,5}$ = $\frac{3}{5}$
- cosB = $\frac{CB}{AB}$ = $\frac{1,2}{1,5}$ = $\frac{4}{5}$
Vì góc A và góc B phụ nhau, nên:
- cotA = tanB = $\frac{3}{4}$
- tanA = cotB = $\frac{4}{3}$
- sinA = cosB = $\frac{4}{5}$
- cosA = sinB = $\frac{0,9}{1,5}$ = $\frac{3}{5}$
3. Một số hệ thức cơ bản
- $tan\alpha =\frac{sin\alpha }{cos\alpha }$
- $cot\alpha =\frac{cos\alpha }{sin\alpha }$
- $tan\alpha .cot\alpha =1$
- $sin^{2}\alpha +cos^{2}\alpha =1$
- $tan^{2}\alpha +1=\frac{1}{cos^{2}\alpha }$
- $cot^{2}\alpha +1=\frac{1}{sin^{2}\alpha }$
4. So sánh các tỉ số lượng giác
Cho $\alpha ;\beta $ là hai góc nhọn. Nếu $\alpha <\beta $ thì
- sin$\alpha $ < sin$\beta $; tan$\alpha $ < tan$\beta $
- cos$\alpha $ < cos$\beta $; cot$\alpha $ < cot$\beta $
Ví dụ 2: Không dùng bẳng số máy tính hãy so sánh:
a, sin20$^{0}$ và sin70$^{0}$ b, cos25$^{0}$ và cos63$^{0}$15'
c, tan73$^{0}$20' và tan45$^{0}$ d, cot20$^{0}$ và cot37$^{0}$40'
Hướng dẫn:
a, Vì 20$^{0}$ < 70$^{0}$ nên sin20$^{0}$ < sin70$^{0}$
b, Vì 25$^{0}$ < 63$^{0}$15' nên cos25$^{0}$ > cos63$^{0}$15'
c, Vì 73$^{0}$20' < 45$^{0}$ nên tan73$^{0}$20' < tan45$^{0}$
d, Vì 20$^{0}$ < 37$^{0}$40' nên cot20$^{0}$ > cot37$^{0}$40'
B. Bài tập & Lời giải
1. Cho tam giác ABC có hai cạnh góc vuông là AB = 16mm và AC = 3cm.
a, Tính tỉ số lượng giác của các góc nhọn.
b, Tính tổng sin$^{2}$B + sin$^{2}$C
Xem lời giải
2. Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 6cm. Biết tanB = $\frac{5}{12}$, hãy tính:
a, Độ dài cạnh AC
b, Độ dài cạnh BC
3. Cho tam giác ABC vuông tại A. Biết cosB = 0,8. Tính tỉ số lượng giác của góc C.
Xem lời giải
4. Sắp xếp các tỉ số lượng giác sau theo thứ tự tăng dần:
a, sin78$^{0}$; cos14$^{0}$; sin47$^{0}$; cos87$^{0}$
b, tan73$^{0}$; cot25$^{0}$; tan62$^{0}$; cot38$^{0}$
Xem lời giải
5. Không dùng máy tính, hãy tính giá trị của các biểu thức:
A = sin$^{2}15^{0}$ + sin$^{2}25^{0}$ + sin$^{2}35^{0}$ + sin$^{2}45^{0}$ + sin$^{2}55^{0}$ + sin$^{2}65^{0}$ + sin$^{2}75^{0}$
B = cos$^{2}10^{0}$ - cos$^{2}20^{0}$ + cos$^{2}30^{0}$ - cos$^{2}40^{0}$ - cos$^{2}50^{0}$ - cos$^{2}70^{0}$ + cos$^{2}80^{0}$
6. Cho tan$\alpha $ = $\frac{3}{5}$, hãy tính giá trị của:
a, M = $\frac{sin\alpha +cos\alpha }{sin\alpha -cos\alpha }$
b, N = $\frac{sin\alpha .cos\alpha }{sin^{2}\alpha -cos^{2}\alpha }$
c, P = $\frac{sin^{3}\alpha +cos^{3}\alpha }{2sin\alpha cos^{2}\alpha +cos\alpha sin^{2}\alpha }$