Chứng minh hệ thức lượng giác

5. Không dùng máy tính, hãy tính giá trị của các biểu thức:

A = sin$^{2}15^{0}$ + sin$^{2}25^{0}$ + sin$^{2}35^{0}$ + sin$^{2}45^{0}$ + sin$^{2}55^{0}$ + sin$^{2}65^{0}$ + sin$^{2}75^{0}$

B = cos$^{2}10^{0}$ - cos$^{2}20^{0}$ + cos$^{2}30^{0}$ - cos$^{2}40^{0}$ - cos$^{2}50^{0}$ - cos$^{2}70^{0}$ + cos$^{2}80^{0}$

6. Cho tan$\alpha $ = $\frac{3}{5}$, hãy tính giá trị của:

a, M = $\frac{sin\alpha +cos\alpha }{sin\alpha -cos\alpha }$

b, N = $\frac{sin\alpha .cos\alpha }{sin^{2}\alpha -cos^{2}\alpha }$

c, P = $\frac{sin^{3}\alpha +cos^{3}\alpha }{2sin\alpha cos^{2}\alpha +cos\alpha sin^{2}\alpha }$

Bài Làm:

5. Vì 15$^{0}$ và 75$^{0}$; 25$^{0}$ và 65$^{0}$; 35$^{0}$ và 55$^{0}$ là các cặp góc phụ nhau nên:

sin$^{2}15^{0}$ + sin$^{2}75^{0}$ = sin$^{2}15^{0}$ + cos$^{2}15^{0}$ = 1

sin$^{2}25^{0}$ + sin$^{2}65^{0}$ = sin$^{2}25^{0}$ + cos$^{2}25^{0}$ = 1

sin$^{2}35^{0}$ + sin$^{2}55^{0}$ = sin$^{2}35^{0}$ + cos$^{2}35^{0}$ = 1

sin$^{2}45^{0}$ = $\left ( \frac{\sqrt{2}}{2} \right )^{2}$ = $\frac{1}{2}$

Vậy A = 1 + 1 + 1 + $\frac{1}{2}$ = $\frac{7}{2}$

Vì 10$^{0}$ và 80$^{0}$; 20$^{0}$ và 70$^{0}$; 40$^{0}$ và 50$^{0}$ là các cặp góc phụ nhau nên:

cos$^{2}10^{0}$ + cos$^{2}80^{0}$ = cos$^{2}10^{0}$ + sin$^{2}10^{0}$ = 1

cos$^{2}20^{0}$ + cos$^{2}70^{0}$ = cos$^{2}20^{0}$ + sin$^{2}20^{0}$ = 1

cos$^{2}40^{0}$ + cos$^{2}50^{0}$ = cos$^{2}40^{0}$ + sin$^{2}40^{0}$ = 1

cos$^{2}30^{0}$ = $\left ( \frac{\sqrt{3}}{2} \right )^{2}$ = $\frac{3}{4}$

Vậy B = 1 - 1 - 1 + $\frac{3}{4}$ = -$\frac{1}{4}$

6. tan$\alpha $ = $\frac{3}{5}$ = $\frac{sin\alpha }{cos\alpha }$ => sin$\alpha $ = 0,6cos$\alpha $

Thay sin$\alpha $ = 0,6cos$\alpha $ vào các biểu thức, ta có:

a, M = $\frac{0,6cos\alpha +cos\alpha }{0,6cos\alpha -cos\alpha }$ = $\frac{1,6cos\alpha }{-0,4cos\alpha }$ = -4

b, N = $\frac{0,6cos\alpha .cos\alpha }{(0,6cos\alpha )^{2}-cos^{2}\alpha }$ = $\frac{0,6cos^{2}\alpha }{-0,64cos^{2}\alpha }$ = -$\frac{15}{16}$

c, P = $\frac{(0,6cos\alpha )^{3}+cos^{3}\alpha }{2.0,6cos\alpha cos^{2}\alpha +cos\alpha (0,6cos\alpha )^{2}}$ = $\frac{1,216cos^{3}\alpha }{1,56cos^{3}\alpha }$ = $\frac{152}{195}$

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Cách giải bài dạng: Tính tỉ số lượng giác của một góc nhọn Toán lớp 9

1. Cho tam giác ABC có hai cạnh góc vuông là AB = 16mm và AC = 3cm.

a, Tính tỉ số lượng giác của các góc nhọn.

b, Tính tổng sin$^{2}$B + sin$^{2}$C

Xem lời giải

2. Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 6cm. Biết tanB = $\frac{5}{12}$, hãy tính:

a, Độ dài cạnh AC

b, Độ dài cạnh BC

3. Cho tam giác ABC vuông tại A. Biết cosB = 0,8. Tính tỉ số lượng giác của góc C.

Xem lời giải

4. Sắp xếp các tỉ số lượng giác sau theo thứ tự tăng dần:

a, sin78$^{0}$; cos14$^{0}$; sin47$^{0}$; cos87$^{0}$

b, tan73$^{0}$; cot25$^{0}$; tan62$^{0}$; cot38$^{0}$

Xem lời giải

Xem thêm các bài Chuyên đề toán 9, hay khác:

Để học tốt Chuyên đề toán 9, loạt bài giải bài tập Chuyên đề toán 9 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.