Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phàn (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba
Bài làm
Bài tham khảo 1:
Kế lại nội dung phần (1):
Vào mùa thu năm ngoái người họa sĩ nhận được một bức thư điện từ làng gửi đến mời ông về dự buổi khánh thành ngôi trường mới. Ống sẽ về dạo quanh làng, ngắm cảnh rồi vẽ ít bức kí họa. Ở đó ông vô tình gặp bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Bà đã viết cho ông một bức thư khi ông quay trở về thành phố. Bà An-tư-nai đã nhờ người họa sĩ kể lại câu chuyện cuộc đời bà cho mọi người nghe, nhất là lứa tuổi trẻ. Và ông họa sĩ đã quyết định sẽ kể lại câu chuyện đó.
Bài tham khảo 2:
Kể lại nội dung phần (1):
Mọi người trong làng tôi kể rằng có một người họa sĩ nhận được một bức điện vào mùa thu năm ngoái. Bức điện ấy mời ông về dự buổi khánh thành ngôi trường mới do nông trường xây dựng. Cả bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va cũng được mời đến. Ông họa sĩ có nghe nói bà đã về đây một hai hôm rồi lại đi thẳng lên Mát-xcơ-va. Bà đã gửi một bức thư cho ông để nhờ chia sẻ về câu chuyện của bà, câu chuyện ấy gắn liền với môi trường. Cũng chính bức thư ấy đã khiến cho ông trăn trở mấy ngày hôm nay. Nhưng rồi ông cũng đã quyết định chia sẻ câu chuyện của bà.
Bài tham khảo 3:
Kể lại nội dung phần (4):
Người họa sĩ đã phải vẽ lại bức kí họa ấy rất nhiều lần. Ông đi đi lại lại trong cảnh tĩnh mịch với ánh lê minh và cứ suy nghĩ mãi. Bởi vì bức tranh của ông hiện mới chỉ là một ý đồ. Ông đã nghĩ ra khá nhiều ý tưởng để có thể vẽ bức tranh “Người thầy đầu tiên”. Đó là vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai, hoặc vẽ một đứa trẻ không chân, da rám nắng, hoặc lúc Đuy-sen bế trẻ con qua suối trên những con ngựa no nê hung dữ, những con người đi qua đang chế giễu thầy… Hoặc không thì vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh. Ông muốn bức tranh ấy giống như tiếng gọi của Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại và vang dội mãi trong lòng mỗi người.
Bài tham khảo 4:
Kể lại nội dung phần (4):
Ông họa sĩ đã nghĩ rất nhiều về câu chuyện của bà An-tư-nai. Ông bỗng nhiên muốn vẽ một bức tranh về câu chuyện của bà với thầy Đuy-sen. Dĩ nhiên ông sẽ phải vẽ, dù cho số phận thật trớ trêu khi đặt cây bút vẽ vào tay ông. Có thể ông sẽ vẽ hình ảnh hai cây phong, cũng có thể ông sẽ vẽ bà An-tư-nai khi còn nhỏ đã trèo lên cây phong và mơ mộng như thế nào. Hoặc ông sẽ đặt tên bức tranh là “Người thầy đầu tiên”, trong đó có cảnh thầy Đuy-sen bế các bạn nhỏ qua suối, mà bên cạnh là đám nhà giàu đang chế giễu thầy, hay là cảnh thầy tiễn An-tư-nai lên tỉnh học. Chắc chắn rằng, bức tranh đó giống như tiếng gọi của thầy Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại, nó sẽ vang dội mãi trong lòng mỗi người.