Phân tích nhân vật bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 7 bộ sách kết nối tri thức. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài:Phân tích nhân vật bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ

Đề bài: Phân tích nhân vật bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ

Bài làm: 

Bài tham khảo 1:

Nhân vật bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” chính là nhà văn Nguyên Hồng thưở niên thiếu đã phải chịu nhiều cay đắng trong cảnh nghèo khổ và mồ côi. Chính vì vậy, nhân vật ấy đã hiện lên một cách chân thực, sinh động, vừa đáng thương nhưng cũng vừa đáng quý.

Nguyên Hồng đã kể lại những hình ảnh và chi tiết đặc sắc trong tình yêu thương của cậu bé đối với mẹ của mình trong đoạn trích. Từ đó khiến cho chúng ta có những suy nghĩ sâu sắc và vô cùng thấu hiểu về nhân vật Hồng. Đó là một cậu bé đáng thương, cha mất sớm, cậu chỉ sống với mẹ của mình. Nhưng do hoàn cảnh đưa đẩy, cuộc đời của Hồng và mẹ đã phải trải qua những đau đớn sau khi cha mất đi. Khi ấy, mẹ Hồng bị mọi người ruồng bỏ, nhưng rồi không chịu được những áp lực gia đình nhà chồng mà mẹ Hồng đã phải bỏ nhà ra đi nơi khác kiếm sống bỏ lại cậu ở lại.

Hình ảnh đó đã làm cho Hồng đau đớn khi người mẹ yêu dấu không còn ở bên cạnh mình nữa. Nhưng dần dần cậu đã thấu hiểu được tình yêu thương của mình dành cho mẹ là vô bờ bến. Những đau đớn mà mẹ gặp phải thật xót xa khiến cậu bé càng có thêm động lực sống. Ngày ngày Hồng sống cùng với bà cô độc ác, bà ta dùng những lời nói làm cho trái tim cậu bé đau đớn, xót xa. Tuy những lời nói chua cay, độc ác đó nhằm tác động đến cậu bé là mẹ của cậu rất xấu, nhưng cậu chỉ đau đớn, xót xa cho hoàn cảnh. Tình yêu thương của cậu dành cho mẹ không chỉ vì những lời nói đó mà có thể thay đổi được. Nhiều chi tiết đã thể hiện được tấm lòng của Hồng đối với mẹ lớn lao và tác động sâu sắc đến con người Hồng.

Dường như cậu bé đã thấu hiểu những gì mẹ mình đã phải trải qua. Giờ đây, khi cậu đủ để hiểu được những điều đó, thì những lời nói của bà cô độc ác không làm cho cậu ngừng nhớ và yêu quý mẹ mình hơn. Thay vào đó là những hành động của bà cô làm cho cậu thấu hiểu mẹ mình thật đáng thương. Từ đó có thể thấy cậu là một người con vô cùng có hiếu, yêu thương mẹ mình, điều đó đã tạo nên những điều tuyệt vời và vô cùng đáng quý.

Khi Hồng lôn mong nhớ về mẹ mình, cậu tin rằng mẹ mình sẽ trở lại. Và điều đó thật đúng khi trái tim của người con lúc nào cũng hướng tới mẹ. Một trái tim của người con đã thấu hiểu được những điều mà mẹ mình đã phải làm để có một cuộc sống tốt hơn. Trong chi tiết tác giả nhìn thấy mẹ mình mờ áo từ phía xa, nhưng trực giác đó lại đúng, khi cậu nhìn thấy mẹ mình thì đó là những điều tuyệt vời. Chính những điều đó đã để lại những rung động thiết tha, bở trong tim của Hồng, mẹ sẽ quay lại. Khi nhìn thấy mẹ, cảm xúc của Hồng đã thay đổi, cậu hiểu những nỗi đau của mẹ mình mà chạy ra ôm mẹ với trái tim nghẹn đứng.

Hình ảnh đó đủ để chúng ta thấy được những điều rất lớn lao trong tâm hồn của mỗi người. Đó là những hành động của một người có nhiều yêu thương và được yêu thương. Tình cảm của Hồng đối với mẹ là vô bờ bến, nó mang dáng vóc của một con người có trái tim nồng hậu và thấu hiểu.

Tóm lại, chúng ta có thể học tập rất nhiều đức tính của bé Hồng. Dù lớn lên trong hoàn cảnh khắc nghiệt, nhưng Hồng vẫn đấu tranh cho cuộc sống của mình, cho những gì mình thấy là lẽ phải, là hợp đạo lí. Chắc chắn hình ảnh cậu bé đáng yêu và đáng thương này sẽ mãi sáng ngời trong tâm hồn chúng ta.

Bài tham khảo 2:

Viết về đề tài phụ nữ và trẻ em, có lẽ nhà văn Nguyên Hồng là một tên tuổi đáng chú ý. Ông đã có khá nhiều tác phẩm viết về đề tài này, trong đó có hồi kì “Những ngày thơ ấu”. Đặc biệt, đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã làm nổi bật số phận cay đắng và tình cảm mãnh liệt của Hồng đối với mẹ của mình.

Nói đến hoàn cảnh của Hồng thì thật là tội nghiệp. Hồng sinh ra và lớn lên trong gia đình không mấy hạnh phúc. Khi cha mất thì mẹ Hồng đi tha hương cầu thực để lại Hồng ở lại trước sự ghẻ lạnh của hàng xóm. Dù hoàn cảnh của đứa cháu đáng thương như vậy nhưng bà cô của Hồng không hề yêu thương cậu. Mặc dù là cô ruột nhưng bà ta không hề thương Hồng mà luôn cố ý chia rẽ tình cảm mẹ con Hồng.

Vào một lần, trong cuộc trò chuyện với bà cô, chú bé Hồng đã rất đau khổ khi người cô nói đến mẹ của mình. Hồng biết rằng sau lời nói tươi cười quan tâm đó người cô không hề có ý tốt nào cả. Khi cô hỏi Hồng có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ không? Hồng chỉ rớt nước mắt nhớ đến mẹ. Hồng nhớ đến gương mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ. Biết được ý nghĩ xấu xa của cô mình Hồng đã trả lời: “Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào Mợ cháu cũng về”. Khi cô người nói với giọng ngọt xớt: “Mợ mày phát tài lắm có như dạo trước đâu”, lòng cậu thắt lại, khóe mắt cay cay. Hồng thương mẹ vất vả, lam lũ. Người cô nói tiếp "vào mà bắt mợ mày mua sắm quần áo cho và thăm “em bé” thứ”. Hai tiếng “em bé” kéo dài khiến nước mắt Hồng chảy ròng ròng, cười dài trong tiếng khóc. Khi người cô tươi cười kể về người mẹ đáng thương của mình thì cổ họng Hồng như nghẹn ứ lại khóc không ra tiếng. Cậu ước rằng giá như những cổ tục đang đày đọa mẹ cậu kia là những hòn đá hay mẩu thủy tinh thì cậu sẽ vồ ngày đến mà cắn, mà nhai mà nghiến, cho kì vụn nát. Trong cuộc trò chuyện này, ta thấy Hồng đã bộc lộ tình yêu thương mẹ, thương mẹ vất vả, nhớ về người mẹ đáng thương của mình.

Tình cảm mãnh liệt của chú bé được biểu hiện cụ thể khi ngồi trong lòng mẹ. Đó là buổi tan học, thấy dáng dấp của người phụ nữ đang ngồi trên xích lô giống mẹ mình. Hồng đã chạy và đuổi theo mẹ gọi: “Mợ ơi! Mợ ơi!...” Khuôn mặt Hồng lúc đó trán ướt đẫm mồ hôi, Hồng ríu cả chân lại nhảy lên và khóc nức nở. Lúc này, khi được ngồi trong lòng mẹ, Hồng đã sung sướng vô cùng ngắm kĩ gương mặt mẹ “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má”. Hồng cảm nhận được sự ấm áp mà bấy lâu nay cậu không thấy. Hồng sung sướng vô cùng và quên đi những lời nói cay độc của bà cô.

Có thể thấy, Nguyên Hồng đã xây dựng hình tượng chú bé Hồng chịu những khổ đau tủi cực những xen lẫn với bao hạnh phúc khi ngồi trong lòng mẹ. Chúng ta cảm phục Hồng khi đã quên được những định kiến về mẹ của mình để hưởng được hạnh phúc trọn vẹn khi ngồi trong lòng mẹ.

Xem thêm các bài Văn mẫu 7 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài soạn Văn mẫu 7 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.