Trình bày ý kiến của em về giá trị của các làng nghề truyền thống đối với sự phát triển kinh tế và văn hóa

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 7 bộ kết nối tri thức. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Trình bày ý kiến của em về giá trị của các làng nghề truyền thống đối với sự phát triển kinh tế và văn hóa.

Đề bài: Trình bày ý kiến của em về giá trị của các làng nghề truyền thống đối với sự phát triển kinh tế và văn hóa.

Bài tham khảo 1:

Hiện nay cả nước có trên 5.100 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Các làng nghề hoạt động trên đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho khoảng trên 10 triệu lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân chủ yếu ở khu vực nông thôn.
Nhiều làng nghề truyền thống vẫn giữ được thương hiệu sản phẩm nổi tiếng như: dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, gốm Bầu Trúc, gốm Bình Dương; Chằm nón lá An Hiệp… Trong những năm gần đây, một số làng nghề truyền thống đã cải tiến kỹ thuật, công nghệ, đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực nên sản phẩm ngày càng được thị trường, người tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa thích, tiêu thụ với số lượng lớn.

Bài tham khảo 2:

“Làng nghề truyền thống” là một cụm từ không quá xa lạ đối với chúng ta, nó thể hiện một cái gì đó mang đậm tính văn hóa, dân tộc; Chúng ta thường  biết đến cụm từ này qua truyền hình hay trên sách, báo, tài liệu,… tuy nhiên không phải ai cũng có cái nhìn tổng quát, hiểu rõ thế nào là làng nghề. Do đó tại bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về làng nghề truyền thống Việt Nam.

Làng nghề truyền thống không chỉ là một đơn vị kinh tế, mà còn là nơi diễn ra các hoạt động sống của cư dân đã quần tụ và gắn bó từ mấy trăm năm nay, thậm chí hàng nghìn năm: “làng nghề là một thực thể vật chất và tinh thần được tồn tại cố định về mặt địa lý, ổn định về nghề nghiệp hay một nhóm các nghề có mối liên hệ mật thiết với nhau để làm ra một sản phẩm, có bề dày lịch sử và được tồn tại lưu truyền trong dân gian”. Do đó, làng nghề truyền thống chính là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Những giá trị văn hóa này trước hết thể hiện ở ngay chính những sản phẩm của làng nghề, kết tinh những nguyên liệu truyền thống, những tri thức dân gian của cha ông để tạo ra sản phẩm, những giá trị văn hóa dân tộc và địa phương mà các sản phẩm đó thể hiện. Hơn thế nữa, không gian của làng nghề, đó chính là cảnh quan tự nhiên với những di tích văn hóa, lịch sử, những đền thờ, miếu thờ, nhà thờ tổ nghề, những giếng nước, gốc đa, cổng làng… đều là sự thể hiện các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, dân tộc. Mỗi làng nghề trong quá trình sống và sản xuất lâu dài của mình đều hình thành nên những phong tục tập quán, những sinh hoạt văn hóa như lễ hội, trò chơi dân gian… đặc trưng của địa phương cũng như của nghề. Bằng việc bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống, nhất là khi làng nghề phục vụ du lịch, tất cả các giá trị văn hóa đặc trưng của địa phương, dân tộc đã được xây dựng và lưu giữ hàng trăm năm, nghìn năm nay sẽ vẫn được tiếp nối trong mạch ngầm của cuộc sống hôm nay, được quảng bá, giới thiệu tới bạn bè quốc tế.

Với những ý nghĩa kinh tế, văn hóa và xã hội to lớn mà các làng nghề truyền thống mang lại như đã phân tích ở trên, rõ ràng bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống một cách bền vững là một việc cần thiết, một hướng đi cần phải quan tâm.

Bài tham khảo 3:

Với hơn 1.200 làng nghề truyền thống đang tồn tại trên khắp đất nước và sự đa dạng các loại ngành nghề khác nhau thì sự phát triển của làng nghề truyền thống sẽ góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho một số lượng lớn lao động. Các làng nghề ở Việt Nam hiện nay đang thu hút khoảng 11 triệu lao động thường xuyên và không thường xuyên. Điều có ý nghĩa quan trọng hơn là làng nghề tận dụng được các loại hình lao động mà các khu vực kinh tế khác không nhận. Nó khắc phục được tình trạng thất nghiệp tạm thời của người dân trong thời gian nông nhàn như nghề đan lát, nghề bó chổi, dệt chiếu…

Làng nghề truyền thống cũng đem lại nguồn thu nhập cao hơn là sản xuất nông nghiệp thuần túy, đặc biệt là khi kết hợp cả sản xuất nông nghiệp và tham gia hoạt động sản xuất của làng nghề thì thu nhập của họ cao hơn hẳn so với chỉ làm nông nghiệp. Thu nhập của người lao động ở làng nghề hiện phổ biến khoảng 600.000 - 1.500.000 đồng, cao hơn nhiều so với thu nhập từ làm ruộng. Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực có làng nghề cũng thấp hơn mức chung của cả nước, chỉ chiếm 3,7% trong khi mức bình quân cả nước là 10,4% (1).

Các làng nghề truyền thống còn đem lại một nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước thông qua việc xuất khẩu các mặt hàng này. Nếu như năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mới đạt 274 triệu USD, thì năm 2006 đã đạt khoảng 650 triệu USD, năm 2007, có 714 triệu USD là xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của làng nghề truyền thống (2). Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ của nước ta đạt từ 1,5 - 1,6 tỷ USD, trong đó chủ yếu được đóng góp từ các làng nghề truyền thống.

Bài tham khảo 4:

Các làng nghề truyền thống ra đời trong bối cảnh xã hội nông nghiệp truyền thống, do đó chủ yếu phân bố ở vùng nông thôn và các vùng ven đô. Sự phát triển của các làng nghề truyền thống hiện nay có ý nghĩa rất lớn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Các làng nghề truyền thống ở vùng nông thôn góp phần phá vỡ thế thuần nông, mở ra khả năng phát triển công nghiệp và dịch vụ một cách hợp lý. Mặt hàng sản xuất của các làng nghề chính là sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, bản thân nó là dạng sơ khai của công nghiệp, đồng thời việc áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và máy móc hiện đại vào quá trình sản xuất rõ ràng sẽ thúc đẩy công nghiệp phát triển. Làng nghề phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động, đó là các dịch vụ vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt khi phát triển các làng nghề truyền thống gắn với du lịch, đòi hỏi một số dịch vụ của vùng cũng phải phát triển để phục vụ du khách. Đến nay cơ cấu kinh tế ở nhiều làng nghề đạt 60% - 80% cho công nghiệp và dịch vụ, 20% - 40% cho nông nghiệp.

Xem thêm các bài Văn mẫu 7 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài soạn Văn mẫu 7 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.