Đề bài: Trình bày ý kiến của em về vai trò kết nối tình thân của những món ăn truyền thống địa phương.
Bài tham khảo 1:
Văn hóa tinh thần của người Việt trong ẩm thực chính là sự thể hiện nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, là sự cư xử giữa người với người trong bữa ăn, làm vui lòng nhau qua thái độ ứng xử lịch lãm, có giáo dục. Món ăn địa phương còn làm gắn kết tình thân, cùng nhau ngồi thưởng thức những món ăn quen thuộc mà đặc trứng thì thật sự vui và gắn kết với nhau. Em rất thích cảm giác đó.
Bài tham khảo 2:
Với người Việt Nam, hương vị của những món ăn truyền thống như sợi dây kết nối nguồn cội, lưu giữ ký ức về văn hóa gia đình chẳng thể thay thế.
Với người Việt, món ăn chứa đựng những câu chuyện đời sống, cũng như nền ẩm thực truyền thống phản ánh thói quen sinh hoạt của cộng đồng. Vốn là di sản được hình thành trong dòng chảy nghìn năm văn hiến, ẩm thực không đơn thuần là món ăn hay thức uống mà bao hàm cả văn hóa tinh thần, câu chuyện lịch sử của con người, vùng đất.
Việt Nam đa dạng thổ nhưỡng, vì thế mà nguyên liệu chế biến các món ăn cũng rất phong phú. Món ngon Việt Nam ít giống với bất kỳ món ăn Đông Phương nào bởi nét riêng ở cách nêm nếm gia vị, thành phần và phương pháp chế biến.
Món ăn ngon nhờ chú trọng hương vị nguyên bản của nguyên liệu. Đó là lý do món Việt thường ít dầu mỡ, lượng thịt vừa phải, rau củ quả kết hợp đa dạng. Cộng hưởng vào hương vị, món ăn còn giúp bổ trợ và nâng cao sức khỏe. Tận dụng vị thuốc từ cây cỏ thiên nhiên, người Việt chế biến đơn giản như luộc, xào, nướng để giữ được vị nguyên bản và các chất bổ dưỡng trong thực phẩm.
Sức hấp dẫn của nền ẩm thực còn đến từ sự mộc mạc, dung dị mà đậm đà bởi cách chế biến và văn hóa kế thừa - sáng tạo qua các thời kỳ.
Với niềm tin vạn vật phải giao hòa, sự hòa hợp ngũ hành là quan niệm phổ biến trong ẩm thực của các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Bát nước chấm phải đủ ngũ hành (5 vị) gồm mặn, đắng, chua, ngọt, cay. Ông cha ta còn áp dụng gia vị vào việc chế biến món ăn để chữa bệnh, như người cảm nắng thì phải ăn cháo hành, cảm lạnh thì phải ăn cháo gừng với lá tía tô...
Nhờ đặc trưng văn hóa vùng miền, Việt Nam có thể “chiêu đãi” khách quốc tế hàng chục bữa ngon mà không lo trùng món. Ở Bắc, Trung, Nam - mỗi miền lại có nét ẩm thực riêng, để người xa xứ thấy nhớ, khách thưởng thức một lần đã thương. Dù trong nhà, ngõ hẻm hay phố thị, chúng ta đều dễ dàng nhận ra sự giao thoa trong văn hóa vùng miền, cảm nhận rõ sự tinh tế, đậm đà của món ăn Việt.
Dạo bước khắp Việt Nam, du khách có thể nhận thấy sự biến chuyển trong khẩu vị cũng như cách chế biến món ăn. Ở thủ đô, người dân có thể ăn trưa với bún chả cùng vài lát thịt ba chỉ nướng, trong khi người TP.HCM ăn bánh xèo cuốn rau, chấm nước mắm chua ngọt. Nơi cố đô Huế, bún bò là món ăn sáng được yêu thích còn tại Hội An, không ai có thể từ chối một tô mì cao lầu cho bữa điểm tâm.
Từ cách nấu ăn đơn giản tại nhà đến các món ăn đường phố, món nào cũng mang theo “quốc hồn quốc túy” trong văn hóa ẩm thực. Bởi sự đa dạng, sôi động trong văn hóa ẩm thực, World Travel Awards đã trao danh hiệu “Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á” cho Việt Nam năm 2019.
Còn với du khách, những món ăn có nghệ thuật chế biến tinh tế luôn để lại dấu ấn trong ký ức, như Euronews giải thích “nếm thử ẩm thực quốc gia và các món ăn đặc sản là cách thú vị để khám phá những nền văn hóa khác nhau”. Khi dừng chân tại Việt Nam, họ có dịp bóc tách kho tàng ẩm thực phong phú. Dần dần, phở Việt, bánh mì, nem, nước mắm, mỳ, cà phê, bún chả, gỏi, bánh tráng, bánh cuốn… có mặt ở bất cứ đâu người Việt đặt chân, được du khách tái hiện từ trong ký ức, góp phần lan tỏa văn hóa và hình ảnh đất nước đến năm châu.
Đó cũng là lý do những người con xa xứ, dù đi đến đâu, cũng hướng về mâm cơm Việt, những phong tục trên bàn ăn gia đình. “Đối phó” với nỗi nhớ nhà, chẳng có bữa cơm nào thiếu vắng món ngon truyền thống, khi thì dĩa rau luộc, dưa cà, khi là nồi thịt kho đậm vị.
Các nhà hàng Việt trên thế giới khá nhiều nhưng đa phần đều không còn vị thuần Việt. Dẫu vậy, vẫn có một thứ gọi là vị quê hương trong những món ăn được làm vội nơi xứ người.
Bài tham khảo 3:
Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn bị những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.
Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.
Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon đậm đà nhất. Về phần gạo nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.
Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..
Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp bốn góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.
Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.
Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.
Đối với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.
Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.
Bài tham khảo 4:
Ngày tết là một ngày mà tất cả mọi người đều coi trọng. Đó là những ngày được coi là ngày hên xui cả năm. Nên mọi người chọn gì để trưng bày ngày tết, ăn uống trong ngày tết rất được chú ý. Tại sao mọi người lại chọn gà để cúng đầu năm mà không chọn vịt? đó là vì gà đem lại may mắn cho họ. Ngày đầu năm có rất nhiều thứ, nhiều món ăn rất kiêng kỵ. Nói đến món ăn không thể nào khước từ được chiếc bánh chưng trong ngày tết.
Chắc hẳn ai là con dân Việt Nam đều cũng đã nghe về Sự tích bánh chưng, bánh giày, đó chính là câu chuyện bắt nguồn cho sự ra đời của bánh chưng. Món bánh này chính lễ vật mà Lang Liêu đã dâng lên vua Hùng thứ 6. Đây là món ăn của trời đất, nhắc nhớ đến tổ tiên. Quy trình gói một chiếc bánh chưng đòi hỏi sự cẩn thận và khéo léo.
Lá bánh sẽ được rửa sạch và phơi khô cho ráo nước, sau đó tước bỏ phần cuống cứng để không làm rách lá khi gói. Đỗ và gạo được vo rồi ngâm thật kĩ, nhặt bỏ những hạt bị hỏng, sau đó để ráo nước. Thịt lợn có thể được ướp gia vị như muối và hạt tiêu cho mùi vị thêm hấp dẫn. Sau khi khâu chuẩn bị đã hoàn tất sẽ đến quy trình gói bánh. Bánh có thể gói bằng tay hoặc khuôn cho vuông vắn.
Bánh chưng là một món ăn đặc trưng của chúng ta, luôn luôn được sử dụng vào dịp lễ Tết, là một món ăn mang đậm nét đẹp văn văn hóa dân tộc. Dù có đi đâu hay làm gì thì vào mỗi dịp Tết, trong mỗi gia đình Việt Nam cũng không thể thiếu món bánh chưng để cúng ông bà Tổ Tiên.