Trắc nghiệm toán 7 chân trời sáng tạo học kì I (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm toán 7 chân trời học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có các số cùng biểu thị một số hữu tỉ $\frac{-1}{2}$?

  • A. – 0,5;
  • B. 0,5;
  • C. 0,35;
  • D. 0,45.

Câu 2: Mỗi đỉnh của hình lăng trụ tam giác có bao nhiêu góc vuông?

  • A. 1;
  • B. 2;
  • C. 3;
  • D. 4.

Câu 3: Khẳng định nào trong các khẳng định sau là đúng?

  • A. Số 0 không phải là số hữu tỉ;
  • B. Số 0 là số hữu tỉ nhưng không phải là số hữu tỉ dương cũng không phải là số hữu tỉ âm;
  • C. Số 0 là số hữu tỉ âm;
  • D. Số 0 là số hữu tỉ dương.

Câu 4: Hình dưới đây có bao nhiêu hình lập phương, bao nhiêu hình hộp chữ nhật?

Hình dưới đây có bao nhiêu hình lập phương, bao nhiêu hình hộp chữ nhật?

  • A. 2 hình lập phương, 3 hình hộp chữ nhật;
  • B. 1 hình lập phương, 3 hình hộp chữ nhật;
  • C. 2 hình lập phương, 2 hình hộp chữ nhật;
  • D. 0 hình lập phương, 4 hình hộp chữ nhật.

Câu 5: Số vô tỉ là số:

  • A. Số thập phân vô hạn tuần hoàn
  • B. Số thập phân hữu hạn 
  • C. Số thập phân vô hạn không tuần hoàn
  • D. số hữu tỉ

Câu 6: Kết quả phép tính: $\frac{3}{4}+\frac{1}{4}×\frac{-12}{20}$ là:

  • A. $\frac{-12}{20}$
  • B. $\frac{3}{5}$
  • C. $\frac{-3}{5}$
  • D. $\frac{-9}{84}$

Câu 7: Cho hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.A’B’C’D’. Có bao nhiêu cạnh bằng cạnh AA’?

  • A. 1;
  • B. 2;
  • C. 3;
  • D. 4.

Câu 8: Đối với biểu thức có các dấu ngoặc: ngoặc tròn (), ngoặc vuông [], ngoặc nhọn {} ta thực hiện theo thứ tự:

  • A. ( ) → [ ] → { };
  • B. [ ] → ( ) → { };
  • C. { } → [ ] → ( );
  • D. { } → ( ) → [ ].

Câu 9: Đâu không phải mặt của hình hộp chữ nhật ABCD. A'B'C'D'?

  • A. mp (ABCD)
  • B. mp (A'B'C'D')
  • C. mp (ABB'A')
  • D. mp (AB'C'D)

Câu 10: Chọn đáp án sai. Cho hình hộp chữ nhật ABCD. A’B’C’D’ có ba kích thước đôi một khác nhau. Cạnh có độ dài bằng cạnh A’B’ là:

  • A. AB;
  • B. DC;
  • C. BC;
  • D. D’C’.

Câu 11: Làm tròn số 15 907 103 với độ chính xác d = 900 000 được số:

  • A. 15 900 000;
  • B. 15 910 000;
  • C. 16 000 000;
  • D. 16.

Câu 12: Trong hình dưới đây có m hình lập phương, n hình hộp chữ nhật. Tính m + n =?

Trong hình dưới đây có m hình lập phương, n hình hộp chữ nhật. Tính m + n =?

  • A. 8;
  • B. 9;
  • C. 10;
  • D. 11.

Câu 13: Chiều cao hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.A’B’C’D’ có đáy là hình vuông cạnh 5 cm, thể tích là 160 cm$^{3}$ là:

  • A. 32 cm;
  • B. 8 cm;
  • C. 6,4 cm;
  • D. 10 cm.

Câu 14: Chọn khẳng định đúng về quy tắc chuyển vế đối với số hữu tỉ:

  • A. Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức thì ta giữ nguyên dấu của số hạng đó. 
  • B. Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức thì ta đổi dấu số hạng còn lại.
  • C. Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức thì ta đổi dấu của tất cả các số hạng trong phép tính. 
  • D. Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức thì ta phải đổi dấu số hạng đó.

Câu 15: Kết luận nào đúng về giá trị của biểu thức $\frac{1}{5}-[(\frac{-2}{3})-(\frac{1}{3}+\frac{5}{6})]$?

  • A. A < 2
  • B. A > 2
  • C. A < 1
  • D. A < 0

Câu 16: Số −9 có mấy căn bậc hai?

  • A. 0
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 3

Câu 17: Kết quả phép tính $a^{4}a^{4}a$ bằng:

  • A. $a^{8}$;
  • B. $a^{16}$;
  • C. $a^{9}$;
  • D. $a^{17}$.

Câu 18: Chọn câu đúng. Cho hình lăng trụ đứng tứ giác NCKM.N’C’K’M’ sau:

Câu 10: Chọn câu đúng. Cho hình lăng trụ đứng tứ giác NCKM.N’C’K’M’ sau:  Trắc nghiệm Toán 7 chân trời bài 3 Hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác  A. Các mặt đáy là hình chữ nhật; B. Các mặt bên là hình chữ nhật ; C. Các cạnh bên NN’, CC’, KK’, MM’ không song song với nhau; D. Các mặt CKK’C’ và NCKM là hình chữ nhật.

  • A. Các mặt đáy là hình chữ nhật;
  • B. Các mặt bên là hình chữ nhật ;
  • C. Các cạnh bên NN’, CC’, KK’, MM’ không song song với nhau;
  • D. Các mặt CKK’C’ và NCKM là hình chữ nhật.

Câu 19: Giá trị của x thỏa mãn $\frac{x}{15}+\frac{7}{20}=\frac{73}{60}$ là:

  • A. x = 13;
  • B. x = 52;
  • C. x = 15;
  • D. x = 0.

Câu 20: Hai góc kề bù khi:

  • A. Hai góc có chung một cạnh chung và không có điểm chung;
  • B. Hai góc có tổng số đo bằng 180°;
  • C. Hai góc có chung một đỉnh và chung một cạnh;
  • D. Hai góc vừa kề nhau vừa bù nhau;

Câu 21: Giá trị tuyệt đối của −3,14 là:

  • A. −3,14;
  • B. 0;
  • C. ±3,14;
  • D. 3,14.

Câu 22: Tính độ dài cạnh của hình vuông có diện tích là 0,49 ha

  • A. 49 m
  • B. 0,7 km
  • C. 70 m
  • D. 24,01 m

Câu 23: Tính diện tích xung quanh của hình dưới đây, biết độ dài hai cạnh bên của đáy bằng nhau và bằng 3,5 cm:

Tính diện tích xung quanh của hình dưới đây, biết độ dài hai cạnh bên của đáy bằng nhau và bằng 3,5 cm:

  • A. 143,75 cm$^{2}$;
  • B. 143,75 cm$^{3}$;
  • C. 184 cm$^{2}$;
  • D. 184 cm$^{3}$.

Câu 24: Số nào sau đây là 1 số vô tỉ?

  • A. 0
  • B. $\sqrt{15}$
  • C. $\sqrt{16}$
  • D. $\sqrt{0,25}$

Câu 25: Một thùng bánh có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 30 cm, chiều rộng 20 cm và chiều cao 15 cm. Người ta đựng những hộp bánh có dạng hình lập phương có cạnh 10 cm vào trong thùng đó. Hỏi thùng đó đựng được bao nhiêu hộp bánh:

  • A. 9 hộp;
  • B. 7 hộp;
  • C. 10 hộp;
  • D. 11 hộp.

Câu 26: Cho hình vẽ dưới đây.

Cho hình vẽ dưới đây.    Nếu Oz là tia phân giác của góc xOy, biết góc

Nếu Oz là tia phân giác của góc xOy, biết góc xOz bằng 32° thì số đo của góc yOz là:

  • A. 64°;
  • B. 60°;
  • C. 32°;
  • D. 30°.

Câu 27: Dân số thế giới năm 2021 là 7 934 731 751 người. Quy tròn số dân này với độ chính xác d = 600 000 được số:

  • A. 7 934 000 000;
  • B. 7 934 700 000;
  • C. 7 935 000 000;
  • D. 7 930 000 000.

Câu 28: Giá trị a thỏa mãn $a:(\frac{1}{3})^{2}=(\frac{1}{3})^{3}$ là:

  • A. $\frac{1}{3}$
  • B. $(\frac{1}{3})^{5}$
  • C. $(\frac{1}{3})^{6}$
  • D. $\frac{1}{18}$

Câu 29: Điền vào chỗ chấm: Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong … thì a // b.

  • A. bù nhau;
  • B. kề bù;
  • C. phụ nhau;
  • D. bằng nhau.

Câu 30: Các môn thể thao ưa thích của học sinh nữ lớp 7B ghi lại trong bảng sau:

Môn thể thao

Số bạn ưa thích

Cầu lông

5

Bóng bàn

3

Bóng đá

2

Đá cầu

4

Bóng rổ

3

Dữ liệu trên đại diện cho môn thể thao ưa thích nhất của đối tượng nào?

  • A. Nam;
  • B. Nữ;
  • C. Lớp 7B;
  • D. Cả khối 7.

Câu 31: 64 là lũy thừa của số tự nhiên nào và có số mũ bằng bao nhiêu?

  • A. Lũy thừa của cơ số 3 và số mũ bằng 5. 
  • B. Lũy thừa của cơ số 2 và số mũ bằng 6.
  • C. Lũy thừa của cơ số 3 và số mũ bằng 4.
  • D. Lũy thừa của cơ số 2 và số mũ bằng 5.

Câu 32: Phát biểu bằng lời định lí sau:

GT

a // b; c ⊥ a.

KL

c ⊥ b .

  • A. Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó vuông góc với đường thẳng kia
  • B.Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó song song với đường thẳng kia
  • C. Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó tạo với đường thẳng một góc 60∘
  • D. không có đáp án đúng

Câu 33: Độ dài cạnh của một mảnh đất hình vuông có diện tích 256 m2 là:

  • A. 16;
  • B. ±16 m;
  • C. 64 m;
  • D. 16 m.

Câu 34: Số học sinh vắng trong ngày của các lớp khối 7 trường A được ghi lại trong bảng sau.

7A

7B

7C

7D

7E

2

−1

−2

60

1

Giá trị chưa hợp lí trong dữ liệu về số học sinh vắng trong ngày của các lớp khối 7 là:

  • A. 60;
  • B. −2;
  • C. −1;
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 35: Vẽ góc xOy có số đo bằng 125°. Vẽ góc x'Oy' đối đỉnh với góc xOy. Viết tên các góc có số đo bằng 55°

  • A. $\widehat{xOy'};\widehat{x'Oy'}$
  • B. $\widehat{xOy};\widehat{x'Oy'}$
  • C. $\widehat{xOy'};\widehat{x'Oy}$
  • D. $\widehat{xOy'};\widehat{xOy}$

Câu 36:  Phát biểu bằng lời định lí sau:

GT

$\hat{A}+\hat{B}=90^{\circ};\hat{A}+\hat{C}=90^{\circ}$

KL

$\widehat{B}=\widehat{C}$

  • A. Hai góc cùng phụ một góc thứ ba thì bằng nhau;
  • B. Hai góc cùng bù một góc thứ ba thì bằng nhau;
  • C. Hai góc cùng phụ một góc thứ ba thì bù nhau;
  • D. Hai góc cùng phụ một góc thứ ba thì kề nhau.

Câu 37: Chọn chữ số thích hợp điền vào chỗ trống -11,29 < -11,...9

  • A. 1; 2; ...9
  • B. 3
  • C. không có giá trị thích hợp
  • D. 0; 1

Câu 38: Cho tam giác ABC. Qua A kẻ đường thẳng d1 vuông góc với AB; đường thẳng d2 đi qua C và vuông góc với d1. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. d1 $\perp$ AC
  • B. AB // d2
  • C. d1 // AC
  • D. d1 $\perp$ BC

Câu 39: Tính thể tích của hình khối sau:

Câu 10: Tính thể tích của hình khối sau:  Trắc nghiệm Toán 7 chân trời bài 4 Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác  A. 16 cm3 B. 20cm3 C. 26 cm3 D. 22 cm3

  • A. 16 cm$^{3}$
  • B. 20cm$^{3}$
  • C. 26 cm$^{3}$
  • D. 22 cm$^{3}$

Câu 40: Các loại kem ưa thích của học sinh lớp 6A ghi lại trong bảng sau:

Loại kem

Số bạn ưa thích

Dâu

11

Nho

4

Sầu riêng

8

Sô cô la

5

Va ni

2

Dữ liệu định tính là?

  • A. Dâu, nho, sầu riêng, sô cô la, 11; 4; 8; 5; 2;
  • B. 11; 4; 8; 5; 2;
  • C. Dâu, nho, 11; 4;
  • D. Dâu, nho, sầu riêng, sô cô la, va ni.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm toán 7 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm toán 7 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.