Trắc nghiệm Toán 7 chân trời bài tập cuối chương 3 (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 7 bài tập cuối chương 3 - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Cho hình hộp chữ nhật ABCD. A'B'C'D' có O và O' lần lượt là tâm ABCD; A'B'C'D'. Chọn kết luận đúng.

  • A. Hai mp (ACC'A') và (BDD'B') cắt nhau theo đường thẳng OO'.
  • B. Hai mp (ADD'A') và (BDD'B') cắt nhau theo đường thẳng BD'.
  • C. Hai mp (ACC'A') và (BDD'B') cắt nhau theo đường thẳng AA'.
  • D. Hai mp (ACC'A') và (BDD'B') song song

Câu 2: Tính độ dài của một chiếc hộp hìn lập phương, biết rằng nếu độ dài mỗi cạnh của hộp tăng thêm 2 cm thì diện tích phải sơn 6 mặt bên ngoài của hộp đó tăng thêm 216 cm$^{2}$

  • A. 4 cm
  • B. 8 cm
  • C. 6 cm
  • D. 5 cm

Câu 3: Cho lăng trụ đứng tứ giác ABCD.EFGH, biết CD = 12 cm và diện tích của mặt CDHG bằng 72 cm$^{2}$. Chiều cao của lăng trụ là:

  • A. 12 cm;
  • B. 6 cm;
  • C. 40 cm;
  • D. 10 cm.

Câu 4: Một căn phòng dài 4.5m, rộng 3.8 m và cao 3.2 m. Người ta muốn quét vôi trần nhà và bốn bức tường. Biết rằng tổng diện tích các cửa là 5.8 m$^{2}$. Diện tích cần quét vôi là:

  • A. 64.42 m$^{2}$
  • B. 47.32 m$^{2}$
  • C. 48.92 m$^{2}$
  • D. 53.12 m$^{2}$

Câu 5: Tính thể tích phần không gian của một ngôi nhà có dạng hình lăng trụ theo các kích thước đã cho trong hình.

Trắc nghiệm Toán 7 chân trời bài tập cuối chương 3 (P2)

  • A. 369 m$^{3}$
  • B. 315 m$^{3}$
  • C. 327 m$^{3}$
  • D. 423 m$^{3}$

Câu 6: Một hình lăng trụ đứng có tất cả 7 mặt. Hình lăng trụ này có bao nhiêu đỉnh?

  • A. 5 đỉnh;
  • B. 6 đỉnh;
  • C. 8 đỉnh;
  • D. 10 đỉnh.

Câu 7: Một hình lăng trụ đứng có đấy là hình chữ nhật có diện tích xung quanh bằng tổng diện tích hai đáy, chiều cao bằng 5 cm. Một kích thước của đáy bằng 12 cm, tính kích thước còn lại.

  • A. 60 cm
  • B. 20 cm
  • C. 40 cm
  • D. 10 cm

Câu 8: Một lăng trụ đứng có đáy là hình chữ nhật có kích thước 9 cm, 6 cm. Chiều cao của hình lăng trụ đứng là 2 cm. Thể tích của hình lăng trụ đứng là:

  • A. 108 cm$^{3}$;
  • B. 109 cm$^{3}$;
  • C. 110 cm$^{3}$;
  • D. 111 cm$^{3}$.

Câu 9: Cho hình lập phương ABCD. A'B'C'D'. Tính số đo góc AB'C

  • A. 90$^{\circ}$
  • B. 45$^{\circ}$
  • C. 30$^{\circ}$
  • D. 60$^{\circ}$

Câu 10: Cho hình hộp chữ nhật ABCD. A'B'C'D'. Diện tích các  mặt ABCD, BCC'B' và DCC'D' lần lượt là 108 cm$^{2}$, 72 cm$^{2}$ và 96 cm$^{2}$. Tính thể tích của hình hộp

  • A. 276 cm$^{3}$
  • B. 864 cm$^{3}$
  • C. 864 cm$^{2}$
  • D. 276 cm$^{2}$

Câu 11: Một người thuê sơn mặt trong và mặt ngoài của 1 cái thùng sắt không nắp dạng hình lập phương có cạnh 0.8 m. Biết giá tiền mỗi mét vuông là 15000 đồng. Hỏi người ấy phải trả bao nhiêu tiền?

  • A. 86000 đồng
  • B. 69000 đồng
  • C. 96600 đồng
  • D. 102400đồng

Câu 12: Một hình chữ nhật có diện tích xung quanh bằng 120 cm$^{2}$, chiều cao bằng 6 cm. Tìm các kích thước của đáy để hình hộp chữ nhật có thể tích lớn nhất.

  • A. 8 cm
  • B. 7 cm
  • C. 6 cm
  • D. 5 cm

Câu 13: Cho hình hộp cữ nhật ABCD. A'B'C'D'. Cạnh nào dưới đây có thể cắt được cạnh AB?

  • A. CD
  • B. A'A
  • C. CC'
  • D. C'D'

Câu 14: Trong các mặt của hình hộp chữ nhật, tính số cặp mặt song song với nhau là:

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 0

Câu 15: Một hình chữ nhật có diện tích xung quanh bằng 100 cm$^{2}$, chiều cao bằng 5 cm. Tìm các kích thước của đáy để hình hộp chữ nhật có thể tích lớn nhất.

  • A. 8 cm
  • B. 7 cm
  • C. 6 cm
  • D. 5 cm

Câu 16: Biết thể tích của một hình lăng trụ đứng là 195 cm$^{3}$ và hình lăng trụ này có chiều cao là 3 cm. Diện tích đáy của lăng trụ đứng là:

  • A. 36 cm$^{2}$;
  • B. 65 cm$^{2}$;
  • C. 144 cm$^{2}$;
  • D. 82 cm$^{2}$.

Câu 17: Cho hình hộp chữ nhật ABCD. A'B'C'D'. Gọi M, N, I, K theo thứ tự là trung điểm AA', BB', CC', DD'. Hãy chọn câu sai

  • A. Bốn điểm M, N, I, K cùng thuộc một mặt phẳng
  • B. mp(MNIK) // mp (ABCD)
  • C. mp (MNIK) // mp (A'B'C'D')
  • D. mp (MNIK) // mp (ABB'A')

Câu 18: Một bể cá dạng hình hộp chữ nhật bằng kính (không nắp) có chiều dài 80 cm, chiều rộng 50 cm, chiều cao 50 cm. Mực nước trong bể cao 25 cm. Người ta cho vào bể một hòn đá có thể tích tăng 20000 cm$^{3}$. Hỏi mực nước trong bể lúc này cao bao nhiêu?

  • A. 40 cm
  • B. 30 cm
  • C. 60 cm
  • D. 50 cm

Câu 19: Cho hình lập phương ABCD. A'B'C'D'. Tính số đo góc ACB'

  • A. 90$^{\circ}$
  • B. 45$^{\circ}$
  • C. 30$^{\circ}$
  • D. 60$^{\circ}$

Câu 20: Cho hình hộp chữ nhật ABCD. A'B'C'D' có O và O' lần lượt là tâm ABCD; A'B'C'D'. Hai mặt phẳng (ACC'A') và (BDD'B') cắt nhau theo đường nào?

  • A. OO'
  • B. CC'
  • C. AD
  • D. AO

Xem thêm các bài Trắc nghiệm toán 7 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm toán 7 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.