Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Hịch tướng sĩ

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài Hịch tướng sĩ. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Tác giả của văn bản Hịch tướng sĩ là ai?

  • A. Trần Quốc Tuấn
  • B. Trần Quốc Toản
  • C. Nguyễn Trãi
  • D. Lê Lợi

Câu 2: Hịch và Chiếu là hai thể văn bản có điểm giống nhau là

  • A. Thể văn nghị luận, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.
  • B. viết bằng văn xuôi hoặc văn vần.
  • C. Dùng để ban bố công khai do vua, tướng lĩnh biên soạn.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Hịch thường được viết vào thời điểm  nào?

  • A. Khi đất nước thanh bình.
  • B. Khi đất nước có giặc ngoại xâm.
  • C. Khi đất nước phồn vinh.
  • D. Khi đất nước vừa kết thúc chiến tranh.

Câu 4: Chức năng của thể loại hịch là

  • A. Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
  • B. Dùng để công bố kết quả một sự nghiệp.
  • D. Dùng để, cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.
  • C. Dùng để trình bày với nhà vua sự việc, ý kiến hoặc đề nghị.

Câu 5: Khi tác giả liệt kê những hành động sai trái của tướng sĩ không nhằm mục đích nào sau đây?

  • A. xem xét sự thiếu trách nhiệm của các chiến sĩ một cách khách quan, công tâm
  • B. tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ.
  • C. Lên án và trách móc sự vô trách nhiệm của các chiến sĩ.
  • D.  thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm của các chiến sĩ

Câu 6: Trần Quốc Tuấn đã sử dụng biện pháp tu từ nào để lột tả sự ngang nhiên, láo xược và tàn ác của quân giặc xâm lược?

  • A. So sánh        
  • B. Nhân hoá           
  • C. So sánh         
  • D. Ẩn dụ

Câu 7: Kết cấu chung của thể hịch gồm mấy phần?

  • A. Hai phần.     
  • B. Ba phần.
  • C. Bốn phần.     
  • D. Năm phần.

Câu 8: Trần Quốc Tuấn sáng tác Hịch tướng sĩ khi nào?

  • A. Trước khi quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất (1257)
  • B. Trước khi quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba (1287).
  • C. Trước khi quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285).
  • D. Sau khi chiến thắng quân Mông- Nguyên lần thứ hai.

Câu 9: Văn bản được viết ra nhằm mục đích gì?

  • A. Khích lệ lòng tự hào về lịch sử của các chiến sĩ.
  • B. Nhắc nhở toàn dân về kẻ thù đang lăm le xâm lược đất nước.
  • C. Nhằm khích lệ tinh thần các chiến sĩ và kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.
  • D. Nhằm động viên nhân dân chống giặc

Câu 10: Câu nói: "Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan” có dụng ý gì?

  • A. Thể hiện sự thông cảm với các tướng sĩ.
  • B. Kêu gọi tinh thần đấu tranh của các tướng sĩ.
  • C. Khẳng định mình và các tướng sĩ là những người cùng cảnh ngộ.
  • D. Miêu tả hoàn cảnh sinh sống của mình cũng như của các tướng sĩ.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

NGỮ VĂN 8 - TẬP 1

NGỮ VĂN 8 - TẬP 2

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.