Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

“Các bạn đã tấp nập đầu quân, các bạn dã không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến để người thì hiến xương máu của mình như lính khố đỏ, kẻ thì hiến dâng cánh tay lao động của mình như lính thợ”.

Nếu quả thật người An Nam phấn khởi đi lính đến thế, tại sao lại có cảnh, tốp thì bị xích tay điệu về tỉnh lị, tốp thì trước khi xuống tàu, bị nhốt trong một trường trung học ở Sài Gòn, có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn? Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài Gòn, ở Biên Hoà và ở nhiều nơi khác nữa, phải chăng là những biểu hiện của lòng sốt sắng đầu quân “tấp nập” và “không ngần ngại”.

Câu 1: Đoạn văn trên nằm ở phần nào của văn bản “Thuế máu” (Nguyễn Ái Quốc)

  • A. Chiến tranh và người bản xứ.
  • B. Chế độ lính tình nguyện.
  • C. Kết quả của sự hi sinh.

Câu 2: Đoạn văn trên có sử dụng yếu tố biểu cảm không?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 3: Tác dụng của việc sử dụng yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên là?

  • A. Lột tả chân thực bộ mặt tráo trở, quỷ quyệt, bịp bợm, vô nhân tính của thực dân Pháp.
  • B. Khơi gợi thái độ căm phẫn, tố cáo quyết liệt chống trả bọn chúng của nhân dân ta.
  • C. Gợi sự đau đớn, xót xa, thương xót đối với người An Nam.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4: Nếu phải trình bày luận điểm "Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui", em hãy cho biết luận điểm này gợi cho em cảm xúc gì?

  • A. Vui vẻ, thích thú khi được đi tham qua
  • B. Háo hức muốn khám phá địa điểm đó
  • C. Ngỡ ngàng, sung sướng trước vẻ đẹp của cảnh quan
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 5: Văn bản nghị luận nào trong các văn bản sau có yếu tố biểu cảm?

  • A. Bàn luận về phép học      
  • B. Hịch tướng sĩ    
  • C. Chiếu dời đô
  • D. Cả A, B, C

Câu 6: Trong đoạn ba của văn bản “Đi bộ ngao du”, tác giả sử dụng loại câu nào để bộc lộ cảm xúc?

  • A. Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc.     
  • B. Câu trần thuật     
  • C. Câu cảm thán
  • D. Câu cầu khiến

Câu 7: Văn bản “ Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc có yếu tố biểu cảm hay không?

  • A. Có     
  • B. Không

Câu 8: Với đề văn “Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh”, em có thể đưa yếu tố biểu cảm vào luận điểm nào là hợp lý?

  • A. Những chuyến tham quan du lịch giúp chúng ta thêm khỏe mạnh.
  • B. Những chuyến tham quan du lịch giúp chúng ta hiểu sâu hơn những điều được học trong nhà trường hoặc những bài học chưa có trong sách vở.
  • C. Chúng ta tìm thêm được thật nhiều niềm vui cho bản thân và thêm yêu thiên nhiên, đất nước.
  • D. Cả A,B,C đều đúng.

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:

"Bởi vậy, cho đến khi chữ tôi, với cái nghĩa tuỵêt đối của nó, xuất hiện giữa thi đàn Việt Nam, bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu. Nó cứ luôn luôn đi theo những chữ anh, chữ ông đã thấy chướng. Huống bây giờ nó đến một mình!

Nhưng ngày một ngày hai, nó mất dần cái vẻ bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta lại còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá!"

(Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam)

Câu 9: Tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào trong đoạn trích trên?

  • A. Nghị luận + miêu tả.      
  • B. Nghị luận + biểu cảm.     
  • C. Miêu tả + biểu cảm.
  • D. Nghị luận + tự sự.

 

Câu 10: Tác giả đã sử dụng loại câu nào để bộc lộ cảm xúc của mình?

  • A. Câu nghi vấn.      
  • B. Câu cảm thán.     
  • C. Câu trần thuật.
  • D. Câu cầu khiến.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

"Thấy cuộc đời luôn luôn thay đổi, lúc thịnh lúc suy, khi trị khi loạn, tang thương biến cố vô cùng, người xưa chi biết ngưỡng mặt lên trời mà hỏi một câu rất đau đớn "than ôi, ai đã làm ra chuyện ấy?".

Ngày nay, giờ mỗi trang lịch sử loài người là ta thấy mỗi trang biến động, nào cách mệnh, nào chiến tranh, chế độ cũ đổ, chế độ mới thay vào, xương chất thành núi, máu chảy thành sông, cuộc tiến hóa cứ lôi kéo loài người đi tới trên những quãng đường gập ghểnh, khuất khúc; mà sự xài phí về nhân mạng giống chừng không ai đếm xỉa tới.

Ta tuy không như người xưa chỉ ngưỡng mặt lên trời, nhưng ta cũng nên bình tâm mà hỏi thử: "Cái gì đã thúc giục, đã xúc sử những biến động ấy?".

(Văn học và sinh hoạt xã hội - Hải Triều)

Câu 11: Phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn trích trên?

  • A. Nghị luận + miêu tả.      
  • B. Nghị luận + biểu cảm.     
  • C. Miêu tả + biểu cảm.
  • D. Nghị luận + tự sự.

 

Đọc đề bài và trả lời câu hỏi: Mục đích cuộc sống - đó là một vấn đề có ý nghĩa lớn lao đối với nhân loại, và cũng là một vấn đề có tính thời sự đối với thanh niên hiện nay.

Câu 12: Với đề văn trên có thể đưa yếu tố biểu cảm vào được không?

  • A. Có 
  • B. Không

Câu 13: Luận điểm nào sau đây có thể đưa yếu tố biểu cảm vào?

  • A. Con người ai cũng có mục đích sống. Mục đích chính đáng và cao cả - đó là lí tưởng. Lí tưởng có vị trí vôcùng quan trọng trong tinh thần của mỗi người. Nó có thế làm người ta hứng khởi, có thể khiến người ta khổ đau.
  • B. Lí tưởng càng cao cả thì cuộc sống càng có ý nghĩa đẹp đẽ.
  • C. Người xưa đã từng tu thân, rèn luyện bản thân mình một cách nghiêm khắc để có được những nhân cách cao đẹp vì lí tưởng, hoài bão của thời đại.
  • D. Thanh niên ngày nay cần phấn đâu, rèn luyện theo lí tưởng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
  • E. Có thể đưa vào bất cứ luận điểm nào nêu trên.

Câu 14: Tác dụng của yếu tố biểu cảm với bài văn trên?

  • A. Thể hiện rõ được thái độ đối với mục đích sống của thanh niên nói chung và bản thân nói riêng
  • B. Giúp ý văn được uyển chuyển, bớt khô khan, gần gũi hơn với người đọc.
  • C. Cả A và B đều đúng 
  • D. Cả A và B đều sai 

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

NGỮ VĂN 8 - TẬP 1

NGỮ VĂN 8 - TẬP 2

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.