Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Câu ghép (tiếp theo)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Câu ghép (tiếp theo). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Câu ghép nào sau đây có quan hệ ý nghĩa điều kiện giữa các vế câu?

  • A. Tôi càng muốn anh ấy hạnh phúc thì anh ấy lại càng đau khổ.
  • B. Hoa không chỉ học giỏi mà cô ấy còn vô cùng xinh đẹp.
  • C. Tuấn không còn là một người được yêu quý nhất công ty rồi.
  • D. Nếu trời nắng thì hoa sẽ nở rực rỡ.

Câu 2: Các quan hệ từ mà, còn, chứ, ... dùng để chỉ quan hệ gì giữa các vế trong câu ghép?

  • A. Bổ sung
  • B. Nối tiếp
  • C. Lựa chọn
  • D. Tương phản

Câu 3: Quan hệ từ trong câu ghép sau dùng để chỉ quan hệ gì?

Chỉ có khác là một thanh niên Mĩ, 1 đô la mua một bao thuốc lá là một khoản tiền nhỏ, còn đối với một thiếu niên Việt Nam, muốn có 15 000 đồng mua một bao 555 – vì đã hút là phải hút thuốc sang – chỉ có một cách là trộm cắp.

(Ôn dịch, thuốc lá)

  • A. Đồng thời
  • B. Lựa chọn
  • C. Nghịch đối
  • D. Nối tiếp

Câu 4: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?

  • A. Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng kính trọng, chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp.
  • B. Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc
  • C. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc
  • D. Quân triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, khởi nghĩa bị dập tắt.

Câu 5: Từ “mà còn” trong câu “Bố và anh hút thuốc, chú bác hút không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu” có phải là từ chỉ quan hệ bổ sung không?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 6: Muốn tìm hiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép không dùng quan hệ từ, ta phải làm gì?

  • A. Thêm vào câu ghép đó một quan hệ từ và xét quan hệ giữa các vế câu theo quan hệ từ đó
  • B. Tách các vế của câu ghép đó thành những câu đơn rồi xét ý nghĩa của từng câu
  • C. Đặt câu hỏi về ý nghĩa cho mỗi vế của câu ghép đó
  • D. Dựa vào tình huống cụ thể khi câu nói ấy xuất hiện

Câu 7: Quan hệ về nghĩa giữa hai vế trong câu ghép “Trời trong như ngọc, đất sạch như lau” (Vũ Bằng) là quan hệ gì?

  • A. Tương phản
  • B. Đồng thời
  • C. Nối tiếp
  • D. Lựa chọn

Câu 8: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?

  • A. Không ai nói gì, người ta lảng dần đi
  • B. Rồi hắn cúi xuống, tần mần gọt cạnh cái bàn lim
  • C. Hắn chửi trời và hắn chửi đời
  • D. Hắn uống đến say mềm người rồi hắn đi

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi

"Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu cũng thấy nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tại phạm phạt 500 đô la). Khắp nơi, những tài liệu, khẩu hiệu chống thuốc lá dần lấn át những quảng cáo của các hãng thuốc lá. Và nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá trên báo chí, vô tuyến truyền hình. Chỉ trong vài năm, chiến dịch chống thuốc lá này đã làm giảm hẳn số người hút, và người ta đã thấy triển vọng có thể nêu lên khẩu hiệu cho những năm cuối thế kỉ XX: “Một châu Âu không còn thuốc lá”. Nước ta khác với các nước châu Âu, đang còn trong tình trạng có nhiều bệnh tật do vi trùng, kí sinh trùng gây ra, nay lại theo đòi các nước phát triển, nhiễm thêm các bệnh do thuốc lá; sốt rét, bệnh phong, lao, ỉa chảy chưa thanh toán được, lại ôm thêm ôn dịch thuốc lá này."

(Ôn dịch, thuốc lá)

Câu 9: Đoạn văn trên có 4 câu ghép.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 10: Câu văn “Chỉ trong vài năm, chiến dịch chống thuốc lá này đã làm giảm hẳn số người hút, và người ta đã thấy triển vọng có thể nêu lên khẩu hiệu cho những năm cuối thế kỉ XX: “Một châu Âu không còn thuốc lá” là câu ghép có mấy cụm chủ - vị?

  • A. Một cụm
  • B. Hai cụm
  • C. Ba cụm
  • D. Bốn cụm

Câu 11: Trong đoạn trích dưới đây có hai câu ghép rất dài. Xét vé mật lập luận, có thể tách mỗi vế của những câu ghép ấy thành một câu đơn không?

Lão kể nhỏ nhẻ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất: lão thì già, con đi vắng, vả lại cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này; tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lí luận, người ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão; lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến; khi nào con lão về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên tôi cũng được, để thế để tôi trông coi nó... Việc thứ hai: lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào, con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt; lão còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng bạc vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi tôi, để lỡ có chết thì tôi đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả...

(Nam Cao, Lão Hạc)

  • A. Có thể
  • B. Không thể

Câu 12: Cho đoạn văn:

"Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau [...]. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm."

(Ngô Tất Tố)

Hai vế trong câu ghép thứ 2 trong đoạn văn trên mang quan hệ ý nghĩa gì?

  • A. Các vế câu có quan hệ nguyên nhân (vế có từ “yếu hơn” chỉ nguyên nhân, vế sau chi kết quả).
  • B. Quan hệ kết quả, nguyên nhân (vế thứ nhất chỉ kết quả, vế thứ hai có từ “vì” chỉ nguyên nhân)
  • C. Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ nhất với vế thứ hai là quan hệ điều kiện
  • D. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế là quan hệ tương phản

Câu 13: Cho đoạn văn:

"Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển."

Đoạn văn trên có 2 câu ghép.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 14: Cho đoạn văn:

"Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề . Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận giữ."

Tìm câu ghép trong những đoạn trích trên.

  • A. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch.
  • B. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
  • C. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.
  • D. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận giữ.
  • E. Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời
  • F. Câu A, B, C, D đúng
  • G. Câu A, B, C, D, E đúng

Câu 15: Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép dưới đây:

"Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học."

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

  • A. Quan hệ kết quả, nguyên nhân (vế thứ nhất chỉ kết quả, vế thứ hai có từ “vì” chỉ nguyên nhân)
  • B. Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ nhất với vế thứ hai là quan hệ điều kiện
  • C. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế là quan hệ tương phản
  • D. Các vế câu có quan hệ nguyên nhân (vế có từ yếu hơn chỉ nguyên nhân, vế sau chỉ kết quả)

Câu 16: Câu nào sau đây không phải là câu ghép?

  • A. Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. (Nguyễn Đình Thi)
  • B. Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão; chẳng những tông miếu của ta sẽ được muôn đời tế lễ, mà tổ tông các ngươi cũng được thờ cúng quanh năm; chẳng những thân ta kiếp này đắc chí, mà đến các ngươi trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền; chẳng những danh hiệu ta không bị mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu thơm. (Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)
  • C. Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào! (Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)
  • D. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi đều buông gậy ra, áp vào vật nhau.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

NGỮ VĂN 8 - TẬP 1

NGỮ VĂN 8 - TẬP 2

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.