Câu 1: Cách hiểu nào sau đây đúng về câu cảm thán?
-
A. Là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,...
- B. Là câu có những từ để hỏi như: không, phải không, đúng không, chứ,...
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 2: Câu cảm thán có tác dụng gì?
-
A. Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết).
- B. Dùng để miêu tả cách quan sát của người nói (người viết).
- C. Dùng để đánh giá vấn đề của người nói (người viết).
- D. Dùng để phê phán một vấn đề của người nói (người viết).
Câu 3: Câu cảm thán thường xuất hiện ở đâu?
-
A. Xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
- B. Xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ văn chương.
- C. Xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày.
- D. Xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ khoa học hay ngôn ngữ hành chính.
Câu 4: Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu câu gì?
-
A. Dấu chấm than.
- B. Dấu chấm
- C. Dấu chấm hỏi
- D. Dấu ba chấm
Câu 5: Trong 4 kiểu câu đã học, kiểu câu nào được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp hằng ngày ?
- A. Câu nghi vấn
- B. Câu cảm thán
- C. Câu cầu khiến
-
D. Câu trần thuật
Câu 6: Dòng nào, tất cả các từ đều là từ ngữ cảm thán?
- A. Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào.
-
B. ôi, than ôi, thay, xiết bao, chao ơi...
- C.Hãy, ôi, than ôi, biết chừng nào...
- D. Ai, gì, nào, à, ư, hả...
Câu 7: Trong các câu sau, câu nào không phải câu cảm thán?
- A. Ôi! Bác Hồ ơi những xế chiều/ Nghìn thu thương nhớ Bác bao nhiêu.
- B. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!
-
C. Ai làm cho bể kia đầy/ Cho ao kia cạn cho gầy cò con.
- D. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Câu 8: Trong các câu sau câu nào là câu cảm thán
-
A. Thương thay cũng một kiếp người!
- B. Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
- C. Tiến lên chiến sĩ, đồng bào!
- D.Một người đã khóc vì chót lừa một con chó
Câu 9: Câu nào sau đây là câu bộc lộ cảm xúc trước tình cảm của một người thân dành cho mình?
- A. Tôi rất yêu mẹ của tôi.
-
B. Con yêu mẹ nhiều lắm, mẹ ơi!
- C. Mẹ luôn quan tâm, chăm sóc tôi.
- D. Mẹ luôn dành tất cả tình yêu thương cho chúng tôi.
Câu 10: Câu nào sau đây là câu bộc lộ cảm xúc khi nhìn thấy mặt trời mọc.
- A. Mặt trời đỏ rực như một quả cầu lửa
- B. Cậu có đi cùng tớ xem mặt trời mọc không?
-
C. Ôi, mặt trời lúc bình minh thật huy hoàng!
- D. Cả A, B, C đều sai
Câu 11: Từ cảm thán nào có thể điền được vào chỗ trống trong câu sau:
“Cô đơn…… là cảnh thân tù!”.
-
A. thay
- B. hỡi ơi
- C. trời ơi
- D. ôi
Câu 12: Câu nào dưới đây không phải là câu cảm thán ?
-
A. Thế thì con biết làm thế nào được! (Ngô Tất Tố)
- B. Thảm hại thay cho nó! (Nam Cao)
- C. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! (Trần Quốc Tuấn)
- D. ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu! (Tố Hữu)
Câu 13: Câu nào dưới đây là câu cảm thán?
- A. Cậu có thể giúp mình mở cửa được không?
-
B. Than ôi! Sao số cụ lại khổ thế này.
- C. Anh nên đi sớm đi thì hơn.
- D. Mặt trời đỏ rực như một quả cầu lửa.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Ôi, mùa xuân lại đến rồi! Chúng ta lại thêm được một tuổi xuân nữa. Mùa xuân - mùa của muôn hoa đua nhau nở rộ, mùa của những tiếng chim ca rộn rã và cũng là mùa của dịp đoàn viên bên gia đình. Chúng ta quên hết đi những điều không tốt của năm trước và chuẩn bị cho những thứ mới của năm nay. Chúc nhau những lời hay, ý đẹp cầu mong mọi điều tốt lành sẽ đến. Vậy có ai là không thích mùa xuân không nhỉ?"
Câu 14: Đoạn văn trên có sử dụng câu cảm thán không?
-
A. Có
- B. Không
Câu 15: Xác định câu cảm thán trong đoạn văn trên?
-
A. Ôi, mùa xuân lại đến rồi!
- B. Mùa xuân - mùa của muôn hoa đua nhau nở rộ, mùa của những tiếng chim ca rộn rã và cũng là mùa của dịp đoàn viên bên gia đình.
- C. Chúc nhau những lời hay, ý đẹp cầu mong mọi điều tốt lành sẽ đến.
- D. Vậy có ai là không thích mùa xuân không nhỉ?