Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Chức năng chính của câu cầu khiến là gì?

  • A. Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói.
  • B. Dùng để hỏi
  • C. Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, ...
  • D. Dùng để kể, thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả, ...

Câu 2: Chức năng chính của câu cảm thán là gì?

  • A. Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói.
  • B. Dùng để hỏi
  • C. Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, ...
  • D. Dùng để kể, thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả, ...

Câu 3: Chức năng chính của câu nghi vấn là gì?

  • A. Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói.
  • B. Dùng để hỏi
  • C. Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, ...
  • D. Dùng để kể, thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả, ...

Câu 4: Chức năng chính của câu trần thuật là gì?

  • A. Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói
  • B. Dùng để hỏi
  • C. Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, ...
  • D. Dùng để kể, thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả, ...

Câu 5: Lựa chọn trật tự từ trong câu văn, đoạn văn thường được sử dụng mấy cách?

  • A. Một
  • B. Hai
  • C. Ba
  • D. Bốn

Câu 6: Trong các câu sau, câu nào không phải câu trần thuật?

  • A. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!
  • B. Thạch Sanh thật thà tin ngay.
  • C. Đêm nay đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì cất dở mẻ rượi, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.
  • D. Cả A, B, C sai

Câu 7: Câu nào không phải câu phủ định trong các câu sau?

  • A. Em chưa học bài     
  • B. Em chẳng ăn cơm    
  • C. Không phải em không học bài
  • D. Em không đi chơi nữa

Câu 8: Câu nào dưới đây không thể hiện hành động hứa hẹn ?

  • A. Con sẽ chăm chỉ học bài hơn nữa.
  • B. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc !
  • C. Họ đang quyết tâm hoàn thành công việc trong thời gian ngắn nhất.
  • D. Chúng em xin hứa sẽ đạt kết quả cao trong kì thi này.

Câu 9: Câu nào không phải là câu cảm thán ?

  • A. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
  • B. ồ! Thế thì bộ áo này may được đấy.
  • C. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi !
  • D. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!

Câu 10: Câu là câu trần thuật được dùng theo lối gián tiếp ?

  • A. Thạch Sanh lại thật thà tin ngay.
  • B. Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì cất dở mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.
  • C. Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông.
  • D. Từ đó, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng.

Câu 11: Trật tự từ của câu nào thể hiện trình tự trước sau theo thời gian của hoạt động ?

  • A. Và lại hí húi đi kiếm lá nguỵ trang, tháo xăng, nấu cơm ăn. (Nguyễn Minh Châu)
  • B. Sáng hôm sau, ông Năm Hên đi lên ao sấu, có Tư Hoạch, một tên ăn ong rất sành địa thế vùng Cái Tàu dẫn đường. (Sơn Nam)
  • C. Việt nằm sấp, má áp vào bá súng như gối đầu trên tay chị, hai cánh mũi phập phồng, đôi mắt thỉnh thoảng lại nhướng lên. (Nguyễn Thi)
  • D. Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. (Kim Lân)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

(1) Trong bốn mùa, mùa mà em yêu thích nhất chính là mùa xuân. (2) Em yêu thích mùa xuân bởi rất nhiều lý do. (3) Thứ nhất, mùa xuân là mùa của thiên nhiên tươi tốt. (4) Khắp mọi nơi, cây cối đâm chồi nảy lộc dưới bầu trời trong xanh, khí hậu mát lành. (5) Phải chăng màu cỏ cây xanh tràn ngập sức sống xuất hiện đều là nhờ khí hậu tươi đẹp mà mùa xuân mang lại? (6) Thứ hai, em yêu thích mùa xuân vì màu xuân là mùa của Tết. (7) Năm nào cũng vậy, cứ tết đến xuân về là em được quây quần bên gia đình gói bánh chưng, nhận những lời chúc tốt đẹp từ mọi người và cả những phong bao lì xì đỏ thắm nữa. (8) Tết tượng trưng cho một sự khởi đầu mới tốt đẹp, cho những chuyện cũ được bỏ qua và hướng đến những điều tốt đẹp an lành trong cuộc sống. (9) Thứ ba, em yêu thích mùa xuân là bởi vì em được tham gia những hoạt động ngoài trời như cắm trại, đi chơi,...(10) Thời tiết đẹp của mùa xuân làm cho chuyến đi trở nên thật tuyệt làm sao! (11) Tóm lại, mùa xuân là mùa mà em yêu thích nhất vì nhờ mùa xuân mà em có thật nhiều niềm vui. (12) Mọi người hãy cùng nhau cố gắng học tập, làm việc thật chăm chỉ để mỗi khi tết đến xuân về thì chúng ta lại có thể trở về quây quần bên gia đình đón một năm mới sang.

Câu 12: Xác định câu trần thuật trong đoạn văn?

  • A. Câu số (8)
  • B. Câu số (9)
  • C. Câu số (10)
  • D. Câu số (11)

Câu 13: Xác định câu cảm thán trong đoạn văn?

  • A. Câu số (9)
  • B. Câu số (10) 
  • C. Câu số (11)
  • D. D. Câu số (12)

Câu 14: Xác định câu nghi vấn trong đoạn văn?

  • A. Câu số (2)
  • B. Câu số (3)
  • C. Câu số (4)
  • D. Câu số (5)

Câu 15: Xác định câu cầu khiến trong đoạn văn?

  • A. Câu số (9)
  • B. Câu số (10) 
  • C. Câu số (11)
  • D. D. Câu số (12)

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

NGỮ VĂN 8 - TẬP 1

NGỮ VĂN 8 - TẬP 2

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.