Câu 1: Đặc điểm của câu trần thuật là gì?
- A. Có các đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.
-
B. Không có các đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 2: Câu trần thuật thường dùng để làm gì?
-
A. Thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,...
- B. Thường dùng để hỏi
- C. Thường dùng để diễn tả cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết)
- D. Thường dùng để đề nghị, mệnh lệnh, yêu cầu đối với người khác.
Câu 3: Trong một số trường hợp, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc,...(vốn là chức năng của những kiểu câu khác). Đúng hay sai?
-
A. Đúng
- B. Sai
Câu 4: Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu câu gì?
-
A. Dấu chấm
- B. Dấu chấm than
- C. Dấu chấm lửng
- D. Cả 3 dấu câu trên
Câu 5: Trong 4 kiểu câu đã học, kiểu câu nào được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp hằng ngày ?
- A. Câu nghi vấn
- B. Câu cảm thán
- C. Câu cầu khiến
-
D. Câu trần thuật
Câu 6: Trong 4 câu sau câu nào là câu trần thuật:
-
A. Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá.
- B. Hãy bỏ ngay thuốc lá!
- C. Anh có thể tắt thuốc lá được không?
- D. Anh tắt thuốc lá đi!
Câu 7: Câu trần thuật sau dùng để làm gì? “Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con.”
- A. Kể
-
B. Thông báo
- C. Nhận định
- D. Miêu tả
Câu 8: Câu trần thuật sau dùng để làm gì?
“Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương”
-
A. Kể
- B. Miêu tả
- C. Thông báo
- D. Nhận định
Câu 9: Cho đoạn văn sau:
"Một người thở dài. Người khác khẽ thì thầm hỏi :
- Ai đấy nhỉ ?... Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên ?
- Chả phải, từ ngày còn mồ ma ông cụ Tứ có thấy họ mạc nào lên thăm đâu.
- Quái nhỉ ?
Im một lúc, có người bỗng lại cười lên rung rúc :
- Hay là vợ anh cu Tràng? ừ khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thèn thẹn hay đáo để.
- Ôi chao ! Rời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết nó nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không ?”
(Kim Lân, Vợ nhặt)
Đoạn văn có mấy câu trần thuật?
- A. 5 câu
-
B. 6 câu
- C. 7 câu
- D. 8 câu
Câu 10: Câu nào dưới không dùng để kể, thông báo ?
- A. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. (Hồ Chí Minh)
-
B. Lão muốn ngài nhấc hộ bó củi lên cho lão. (Tôn-xtôi)
- C. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới. (Tế Hanh)
- D. Sáng ra bờ suối, tối vào hang. (Hồ Chí Minh)
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:
"Ôi ! Xuân đã về ! Xuân về mang cái không khí rộn ràng ngày Tết đến mọi nhà ! Vui quá ! Khi xuân đến, mọi thứ bước sang một trang mới. Em lớn thêm một tuổi. Ai cũng thích mùa xuân phải không nào ? Những ngày nghỉ lễ để chúng ta nghỉ ngơi thư giãn để có thêm năng lượng. Nhà nào cũng tấp nập người ra vào chuẩn bị trang trí nhà cửa. Những cành mai vàng, đào đỏ tô điểm thêm màu sắc sặc sỡ mùa Tết. Ôi ! Tết thật vui !"
Câu 11: Đoạn văn trên có sử dụng bao nhiêu câu trần thuật?
-
A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 12: Xác định những câu trần thuật được sử dụng trong bài?
- A. Em lớn thêm một tuổi.
- B. Ai cũng thích mùa xuân phải không nào?
- C. Những ngày nghỉ lễ để chúng ta nghỉ ngơi thư giãn để có thêm năng lượng.
-
D. A và C đúng
Câu 13: Tác dụng của những câu trần thuật trên là gì?
-
A. Kể
- B. Miêu tả
- C. Thông báo
- D. Nhận định
Câu 14: Câu nào sau đây là câu trần thuật?
- A. Chao ôi! Cô bé lớn nhanh quá!
- B. Hãy bảo vệ môi trường ngay từ ngày hôm nay!
-
C. Tổ dân phố số 8 sẽ tổ chức họp toàn thể cư dân và ngày 01/11/2020.
- D. Con yêu mẹ nhiều lắm, mẹ ơi!
Câu 15: Đọc đoạn văn sau và xác định số câu trần thuật có trong đoạn văn?
" Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, những mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa."
(Em bé bán diêm)
- A. 1
- B. 2
- C. 3
-
D. 4