Câu 1: Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe). Đúng hay sai?
-
A. Đúng
- B. Sai
Câu 2: Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải lưu ý những điều gì?
- A. Phải thực sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói).
- B. Phải diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm
- C. Sự diễn tả cảm xúc đó phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn
-
D. Cả A, B, C đúng
Câu 3: Phần III – Kết quả của sự hi sinh (Thuế máu – Nguyễn Ái Quốc) có yếu tố biểu cảm hay không?
-
A. Có
- B. Không
Câu 4: Trong đoạn văn: “Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải [...] “Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!” đó sao ?” tác giả bộc lộ tình cảm và thái độ gì ?
- A. Bực mình, tức tối
- B. Phẫn nộ, bất bình
- C. Đau đớn, xót xa.
-
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 5: Để thể hiện tình cảm và thái độ đó, tác giả sử dụng phương tiện gì ?
- A. Sử dụng câu cảm thản để bộc lộ cảm xúc.
- B. Sử dụng câu nghi vấn để chất vấn thực dân Pháp.
- C. Sử dụng câu nghi vấn để vạch rõ nỗi khổ của người dân thuộc địa.
-
D. Sử dụng câu nghi vấn để thể hiện sự bất bình của mình.
Câu 6: Hai văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và “Hịch tướng sĩ” có nhiều yếu tố biểu cảm, có được coi là văn bản biểu cảm không?
- A. Có
-
B. Không
Câu 7: Trong phần I – Chiến tranh và người bản xứ (Trích “Thuế máu” – Nguyễn Ái Quốc) tác giả sử dụng biện pháp gì để biểu cảm?
-
A. Đối lập
- B. So sánh
- C. Liệt kê
- D. Nhân hóa
Câu 8: Có bạn cho rằng: “Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng”. Ý kiến trên đúng hay sai?
- A. Đúng
-
B. Sai
Câu 9: Cho đoạn văn sau:
“Ngày nay, học sinh ngày càng thụ động trong học tập, để xảy ra tình trạng học vẹt học tủ. Điều này đã trở thành một vấn nạn của ngành giáo dục. Trước hết, ta cần hiểu thế nào là học vẹt, học tủ? Học vẹt là học thuộc một cách máy móc mà không hiểu gì. Học tủ là chỉ học một vài nội dung cho rằng sẽ thi, học mang tính chất đối phó tạm thời. Cả hai cách học này đều không mang lại hiệu quả trong học tập mà trái lại còn có tác hại rất lớn. Học vẹt, học tủ sẽ khiến học sinh không thu nhận được kiến thức thực sự, không rèn luyện được sự sáng tạo, thông minh. Kiến thức có thể bị phiến diện lệch lạc. Nếu học tủ mà đi thi không trúng tủ sẽ không làm được bài. Cả hai hình thức này chỉ có tính chất tạm thời, không giúp gì được cho tư duy, không củng cố được kiến thức, không đem lại được lợi ích gì cho tương lai. Như vậy, theo các bạn, có nên học vẹt và học tủ không?. Phải học như thế nào để đem lại kết quả tốt cho bản thân mình và không phụ sự mong đợi của cha mẹ, thầy cô.
Luận điểm của đoạn văn trên là gì?
- A. Làm thế nào để đem lại kết quả học tập tốt.
- B. Tác dụng của học vẹt và học tủ.
-
C. Chúng ta không nên học vẹt và học tủ.
- D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 10: Đoạn văn trên có sử dụng yếu tố biểu cảm không?
-
A. Có
- B. Không
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái, ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay, ta dừng lại ở mọi khía cạnh. Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi men theo dòng sông; một khu rừng rậm ư; tôi đi vào dưới bóng cây; một hang động ư, tôi đến tham quan; một mỏ đá ư, tôi xem xét các khoáng sản."
Câu 11: Luận điểm của đoạn văn trên là gì?
- A. Đi bộ ngoa du có thể quan sát, xem xét những gì thấy hay hay.
- B. Đi bộ ngao du có thể đến tham quan mọi cảnh trí thiên nhiên (dòng sông, khu rừng, hang động, mỏ đá)
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 12: Tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào trong đoạn văn trên?
- A. Nghị luận, miêu tả
-
B. Nghị luận, biểu cảm
- C. Nghị luận, chứng minh
- D. Nghị luận, tự sự
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Tôi muốn nói với các bạn câu chuyện làm Việt luận và học Việt văn, luôn thể giãi bày hết nỗi khổ tâm của người anh các bạn đã đeo một cái “nghiệp” vào người: “nghiệp” dạy tiếng mẹ đẻ.
Nỗi buồn thứ nhất là thấy các bạn có quan niệm học “tủ”. Ông thầy dạy giỏi đối với các bạn là ông thầy giảng và soạn sách đúng “tủ”.
Nói làm sao cho các bạn hiểu rằng trong 7, 8 năm trời, nào nhận xét, đọc sách, xem truyện, giảng văn.... nào tập dùng chữ, đặt câu, dàn ý, làm bài, tôi thiết tưởng một học sinh, với khiếu thông minh, trí nhớ trung bình, không có lí do gì phải nhẩm bút trước một đề văn trong kì thi viết.
Sự học mà đã hạ xuống là học “tủ” thì chúng tôi cũng không còn cần làm việc cùng các bạn nữa. Sao không có một “hãng” nào đó in ra độ 500 bài làm văn sẵn để học sinh cứ việc mang về học thuộc như con vẹt, rồi đem nguyên văn chép lại cho hội đồng chấm thi duyệt xem chép sai hay đúng, việc gì còn phải lôi thôi bày đặt ra chương trình học tập để bắt trẻ em ngày ngày phải đến trường.
(Luận văn thị phạm - Nghiêm Toản)
Câu 13: Qua đoạn trích trên, tác giả muốn thể hiện điều gì?
- A. Nỗi buồn của tác giả - một nhà giáo tâm huyết với nghề dạy học - trước tình trạng học tủ, học vẹt của học sinh.
- B. Những dằn vặt, trăn trở của một nhà giáo trước một thực tế đáng buồn diễn ra trong đời sống giáo dục nước nhà trước đây.
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 14: Tình cảm của tác giả được bộc lộ ở khía cạnh nào?
- A. Từ ngữ bộc lộ cảm xúc: nỗi khổ tâm, nói làm sao, …
- B. Câu văn thể hiện nỗi buồn, thái độ bất bình: "Sự học mà đã hạ xuống là học "tủ" thì chúng tôi cũng không còn cần làm việc cùng các bạn nữa".
- C. Câu văn mang giọng điệu mỉa mai: "Sao không có một "hang" nào đó …"
-
D. Tất cả các đáp án trên