Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Đánh nhau với cối xay gió

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài Đánh nhau với cối xay gió. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Từ hai nhân vật Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

  • Cần sống có ước mơ, lí tưởng cao đẹp nhưng không nên xa rời thực tế với những ý nghĩ hão huyền.
  • Yêu thích đọc sách nhưng nên biết lựa chọn sách tốt để đọc và học tập.
  • Cần biết sống cho cả hiện tại, nhưng không nên có cái nhìn quá thực dụng, ích kỉ.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 2: Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió được kể bằng lời của ai?

  • A. Đôn Ki-hô-tê
  • B. Xéc-van-tét
  • C. Xan-chô Pan-xa
  • D. Các nhân vật khác

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không đúng về nhân vật Xan-chô Pan-xa?

  • A. Xuất thân từ nông dân
  • B. Là người có suy nghĩ tỉnh thực dụng, tỉnh táo.
  • C. Có tướng mạo béo lùn và cưỡi trên lưng con lừa
  • D. Là người dũng cảm, thích sống phiêu lưu và mạo hiểm.

Câu 4: Sự việc nào không phải là sự việc chính được Xéc-van-tét nói đến trong đoạn trích?

  • A. Việc nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió của Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa
  • B. Thái độ và hành động của mỗi người trước những chiếc cối xay gió
  • C. Đôn Ki-hô-tê băn khoăn và hỏi ý kiến Xan-chô Pan-xa xem có nên đánh những chiếc cối xay gió hay không?
  • D. Quan niệm và cách xử sự của mỗi người xung quanh chuyện ăn, chuyện ngủ.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng về nhân vật Đôn Ki-hô-tê?

  • A. Có tướng mạo gầy gò, cao lênh khênh và cưỡi trên con ngựa còm.
  • B. Là người có khát vọng cao cả, vì lí tưởng công bằng và tự do cho mọi người.
  • C. Là người nhát gan và lười biếng
  • D. Nhân vật bị mê muội và hoang tưởng vì đọc quá nhiều truyện kiếm hiệp.

Câu 6: Dòng nào thể hiện đầy đủ kết quả cuộc đánh nhau của Đôn Ki-hô-tê với cối xay gió?

  • A. Chiến khiên bị vỡ tan tành, ngọn giáo bị quằn, người và ngựa không việc gì.
  • B. Ngọn giáo gãy tan tành, chiếc mũ bị văng ra xa, thanh kiếm bị mẻ.
  • C. Cả người và ngựa ngã văng ra xa, ngựa bị toạc nửa vai, ngọn giáo gãy tan tành.
  • D. Ngọn giáo gãy tan tành, chiếc khiên bị vỡ đôi, con ngựa bị què chân.

Câu 7: Dòng nào thuật đúng tình trạng của Đôn Ki-hô-tê sau khi đánh nhau với cối xay gió?

  • A. Nằm không cựa quậy, cầu mong nàng Đuyn-xi-nê-a cứu giúp, lại có sức mạnh, nhảy phắt lên ngựa đi tiếp.
  • B. Vùng dậy ngay, nhảy lên ngựa đi tiếp và rất hùng dũng.
  • C. Nằm không cựa quậy, được giám mã nâng dậy, đỡ ngồi lên ngựa nhưng không ngồi ngay ngắn được vì đau.
  • D. Nằm không cựa quậy, rồi thu hết sức vùng đứng lên, nhảy lên ngựa đi về cảng La-pi-xê.

Câu 8: Trong đoạn trích Xan-chô Pan-xa là người thế nào?

  • A. Là người vừa tốt vừa xấu
  • B. Một người hoàn toàn xấu xa
  • C. Là một giám mã yếu đuối.
  • D. Là một người có tính cách không rõ ràng.

Câu 9: Trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, bản thân Đôn Ki-hô-tê tự đánh giá cuộc giao tranh của mình với những chiếc cối xay gió như thế nào?

  • A. Là một cuộc giao tranh lớn.
  • B. Là một cuộc giao tranh cân bằng giữa hai đối thủ.
  • C. Là một cuộc giao tranh không phân thắng bại.
  • D. Là một cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức.

Câu 10: Biện pháp nghệ thuật nào không chính xác về cách mà nhà văn dùng để làm nổi bật cá tính của Xan-chô Pan-xa và Đôn Ki-hô-tê

  • A. Sử dụng biện pháp tương phản đối lập
  • B. Để nhân vật tự bộc lộ mình.
  • C. Để cho nhân vật này đánh giá về nhân vật khác.
  • D. Trực tiếp đưa ra lời đánh giá về nhân vật.

Câu 11: Theo em, vì sao Đôn Ki-hô-tê không để ý đến chuyện ăn, ngủ?

  • A. Vì Đôn Ki-hô-tê muốn nhường đồ ăn và canh gác cho Xan-chô Pan-xa ngủ.
  • B. Vì Đôn Ki-hô-tê không muốn có thói quen sinh hoạt như người bình thường.
  • C. Vì Đôn Ki-hô-tê muốn mình giống với các hiệp sĩ giang hồ khác, chỉ nghĩ đến tình nương là đủ.
  • D. Tất cả đều đúng.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

NGỮ VĂN 8 - TẬP 1

NGỮ VĂN 8 - TẬP 2

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.