Soạn văn bài: Ôn tập và kiểm tra tiếng Việt

Bài học này sẽ tổng kết các kiến thức về từ vựng, ngữ pháp đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tập 1. ConKec xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Từ vựng

1.1. Lí thuyết:

Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng; từ tượng hình, từ tượng thanh; từ địa phương, biệt ngừ xã hội; các biện pháp tu từ từ vựng; trợ từ, thán từ; tình thái từ; câu ghép.

  • Cấp độ khái quát của nghĩa của từ: Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) nghĩa của từ khác.
  • Trường từ vựng: Là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
  • Từ tượng hình: Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
  • Từ tượng thanh: Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người
  • Từ ngữ địa phương: Là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc số) địa phương nhất định.
  • Biệt ngữ xã hội: Là từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp XH nhất định.
  • Biện pháp tu từ nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
  • Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.

1.2. Thực hành

a. Dựa vào kiến thức về văn học dân gian và cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, hãy điền từ ngữ thích hợp vào ô trống theo sơ đồ sau:
Giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên
b. Tìm trong ca dao Việt Nam hai ví dụ về sử dụng biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh.

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cà

(Ca dao)

Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho
Con tằm nó ăn lá dâu
Có khi ăn mất cả trâu lẫn bò

Làm trai cho đáng nên trai
 Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng

Ước gì sông rộng một gang
 Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi

c. Viết hai câu, trong đó một câu có dùng từ tượng hình, một câu có dùng từ tượng thanh.
Trả lời:

  • Nằm trong nhà, Thanh bỗng nghe thấy tiếng rơi tí tách trên mái ngói, đêm nay trời lại mưa.
  • Những con trâu bụng căng tròn, ve vẩy chiếc đuôi, gặm cỏ bên bờ sông

2. Ngữ pháp

2.1. Lí thuyết:

Trợ từ, thán từ, tình thái từ, câu ghép

  • Trợ từ: Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến của từ ngữ đó.
  • Thán từ: Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để hỏi đáp.
  • Thán từ có 2 loại chính :
    • Á, ái, ơ, ôi… có thể tách ra khỏi các câu khác làm thành câu đặc biệt, là thán từ biểu lộ tình cảm.
    • Này, ơi, vâng, dạ… là thán từ gọi đáp.
  • Tình thái từ: Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói .
  • Câu ghép: Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C- V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C- V này được gọi là một vế câu.

2.2. Thực hành

a. Viết hai câu trong đó có một câu dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ
Cậu chỉ mua cho mình hai cuốn vở thôi nhé
Ôi! Chính mình cũng cảm thấy bất ngờ vì chuyện này
b. Đọc đoạn trích sau:
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.
             (“Tuyên ngôn độc lập” -  Hồ Chí Minh)


Hãy xác định câu ghép. Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn thì có được không ? Nếu được thì có làm thay đổi ý cần diễn đạt không ?
Trả lời:

  • Trong đoạn trích trên, câu: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị là câu ghép.
  • Câu này có thê tách thành ba câu đơn. Tuy nhiên, khi tách thành ba câu đơn thì mối liên hệ, sự liền mạch của các sự việc sẽ bị phá vỡ. Do đó, ý cần diễn đạt của câu sẽ thay đổi.

c. Xác định câu ghép và cách nối các vế câu trong đoạn trích:
Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào, cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
Trả lời:

  • Đoạn trích gồm ba câu. Câu thứ nhất và câu thứ ba là câu ghép.
  • Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹph như thế nào, cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên.
  • Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
  • Các vế câu được nối với nhau bởi các quan hệ từ (cũng như, bởi vì).

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.