Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Trong lòng mẹ

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài Trong lòng mẹ. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Nhà văn Nguyên Hồng tên thật là gì?

  • A. Nguyễn Nguyên Hồng    
  •  B. Nguyễn Hồng.   
  • C. Hồng Nguyên       
  • D. Nguyên Hồng

Câu 2: Nhà văn Nguyên Hồng sáng tác ở thời kì nào?

  • A. Sau Cách mạng tháng Tám
  • B. Trước Cách mạng tháng Tám
  • C. Sáng tác trong thời gian từ năm 1918 – 1982.
  • D. Sáng tác ở cả hai thời kì trước và sau Cách mạng tháng Tám

Câu 3: Nội dung đoạn trích là

  • A. tình mẫu tử thiêng liêng và xúc động của một tâm hồn trẻ thơ luôn khao khát tình yêu thương. 
  • B. thể hiện tình cảm đáng thương của chú bé Hồng.
  • C. Nỗi buồn tủi, cay đắng của chú bé Hồng khi phải xa mẹ, chịu sự khắc nghiệt của họ hàng.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 4: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc chương mấy của tác phẩm “Những ngày thơ ấu”?

  • A. Chương V      
  •  B. Chương IV         
  • C. Chương VI        
  • D. Chương X

Câu 5: “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?

  • A. Bút kí         
  • B. Hồi kí          
  •  C. Truyện ngắn           
  • D. Tiểu thuyết

Câu 6: Văn bản: “Trong lòng mẹ” có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây?

  • A. Tự sự
  • B. Miêu tả.
  • C. Biểu cảm, nghị luận.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 7: Hồi kí được hiểu là

  • A.  là thể loại nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. 
  • B. Lời văn của hồi kí phải chính xác, trung thực, giàu suy nghĩ và cảm tưởng cá nhân.
  • C.  Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 8: Từ “tàn nhẫn” có thể được hiểu là:

  • A. Lạnh lùng, cay nghiệt đối với người khác.
  • B. Độc ác quá mức gây đau khổ tai hại với người khác.
  • C. Hay nói xấu, làm hại đến người khác.
  • D. Ích kỷ, không biết yêu thương người khác.

Câu 9: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung đoạn trích “Trong lòng mẹ”?

  • A. Trình bày những nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.
  • B. Trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng
  • C. Trình bày sự tủi hờn của Hồng khi gặp mẹ
  • D. Trình bày diễn biến tâm tâm trạng của chú bé Hồng

Câu 10: Nhân vật bé Hồng gợi cho người đọc những suy tư gì về số phận con người trong xã hội cũ?

  • A. Đó là nạn nhân đáng thương của nghèo đói và cổ tục hẹp hòi.
  • B. Đó là số phận đau khổ và bất hạnh.
  • C. Đó là số phận đau khổ nhưng không hoàn toàn bất hạnh.
  • D. Đó là đứa trẻ biết vượt lên tủi cực, đau khổ bởi tình yêu trong sáng dành cho mẹ.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

NGỮ VĂN 8 - TẬP 1

NGỮ VĂN 8 - TẬP 2

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.