Câu 1: Tác giả O-hen-ri là người nước nào?
- A. Nga
- B. Đan Mạch
- C. Hà Lan
-
D. Hoa Kì
Câu 2: Vì sao tác giả đặt tên truyện là "Chiếc lá cuối cùng" ?
- A. Vì hình ảnh chiếc lá rất đẹp.
- B. Vì chiếc lá là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc.
- C. Vì chiếc lá là chi tiết nghệ thuật thể hiện rõ nhất chủ đề tác phẩm.
-
D. Tất cả đều đúng.
Câu 3: Các nhân vật chính trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng làm nghề gì?
- A. Nhà văn.
- B. Nhạc sĩ.
-
C. Hoạ sĩ.
- D. Bác sĩ.
Câu 4: Đối với Giôn-xi, chiếc lá cuối cùng rụng hay không rụng có ý nghĩa như thế nào?
- A. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ không tiếp tục vẽ nữa.
- B. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ rất đau khổ.
- C. Cô không còn muốn quan tâm đến chiếc lá cuối cùng nữa.
-
D. Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của cô.
Câu 5: Cụ Bơ-men đã nghĩ gì khi này ra ý định vẽ chiếc lá thường xanh?
-
A. Cụ muốn trả lại niềm tin yêu cuộc sống cho cô hoạ sĩ trẻ Giôn-xi.
- B. Cụ nghĩ Giôn-xi cần phải sống vì cô gái trẻ
- C. Cụ muốn để lại một kiệt tác cho đời.
- D. Cụ nghĩ mình đã già, sẽ chết nên hi sinh để cứu Giôn-xi
Câu 6: Câu văn "Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ" giúp em hiểu gì về Giôn-xi.
- A. Giôn-xi rất thích vẽ vịnh Na-plơ.
- B. Giôn-xi chưa bao giờ vẽ vịnh Na-plơ
-
C. Trong con người Giôn-xi đang có sự hồi sinh.
- D. Giôn-xi đang có bắt chuyện và làm vui lòng Xiu.
Câu 7: Qua câu chuyện Chiếc lá cuối cùng, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?
-
A. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống.
- B. Tác phẩm đó phải rất đẹp
- C. Tác phẩm đó phải đồ sộ.
- D. Tác phẩm đó phải rất độc đáo.
Câu 8: Trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng, Giôn-xi đã được cứu sống nhờ vào điều gì?
-
A. Nhờ có thuốc, sự chăm sóc của Xiu và chủ yếu là nhờ chiếc lá không rụng.
- B. Chỉ nhờ may mắn và nhờ ở sức trẻ của chính bản thân người nữ hoạ sĩ.
- C. Bác sĩ đã kịp thời cho cô uống loại thuốc tốt, đắt tiền.
- D. Xiu đã chăm sóc rất chu đáo.
Câu 9: Từ nào nói đúng nhất cảm xúc và tâm trạng của nhân vật được thể hiện trong câu văn "Nhưng, ô kìa!"? trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng?
-
A. Ngạc nhiên.
- B. Nghi ngờ.
- C. Lo lắng.
- D. Sợ hãi.
Câu 10: Chủ đề của đoạn trích được học của văn bản "Chiếc lá cuối cùng" là:
- A. Phản ánh cuộc sống nghèo khổ của những người nghệ sĩ Mỹ.
- B. Ngợi ca tình cảm yêu thương giữa con người với con người.
- C. Nêu lên những quan niệm sâu sắc về nghệ thuật.
-
D. Tất cả đều đúng.
Câu 11: Nhận xét nào nói đúng nhất về con người cụ Bơ-men?
- A. Là người thương yêu và lo lắng cho số phận của Giôn-xi
- B. Là một người sống lặng lẽ, âm thầm.
- C. Là một người rất cao thượng, biết quên mình vì người khác.
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 12: Cái chết của cụ Bơ-men có ý nghĩa như thế nào đối với nghệ thuât?
- A. Cụ Bơ-men đã chết nhưng chiếc lá thường xuân sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc.
- B. Cụ đã chọ lấy cái chết để Giôn-xi được sống.
- C. Đó là hành động cao cả và đẹp đẽ.
-
D. Nó đã chứng tỏ rằng, nghệ thuật không chỉ là cái đẹp thuần tuý, nghệ thuật trước hết vì cuộc sống, vì hạnh phúc của con người.
Câu 13: Qua câu chuyện, em hiểu thế nào về một tác phẩm được coi là kiệt tác?
- A. Tác phẩm đó phải rất đẹp.
- B. Tác phẩm đó phải rất độc đáo
-
C. Tác ơhẩm đó phải đẹp và có ích cho cuộc sống.
- D. Tác phẩm đó phải đồ sộ
Câu 14: Ý nào nói đúng nét đặc sắc nhất về mặt nghệ thuật của truyện Chiếc lá cuối cùng?
- A. Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc.
- B. Sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau.
-
C. Đảo ngược tình huống truyện.
- D. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
Câu 15: Ý nào sau đây không đúng về nội dung của tác phẩm là
- A. Truyện ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.
- B. Phê phán sự bất công và khoảng cách giàu nghèo trong xã hội nước Mĩ
- C. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người.
- D. Là câu chuyện về tình bạn, tình người đáng trân trọng.