Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt (tiếp theo)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt (tiếp theo). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

Ông Tham thấy vậy, hỏi:

- (1) Thưa ông, cháu có lòng nào như thế! (2) Ông đừng tưởng vậy mà oan cháu. (3) Bây giờ ông đi đâu?

- (4) Tôi đi về. (5) Ông bà xử với tôi thế này thì tôi còn mặt mũi nào ở nữa!

- (6) Khổ lắm! (7) Vợ chồng cháu có điều gì không phải, thì ông là người trên, ông cứ mắng chửi, sao ông lại để tâm làm vậy?

- (8) Thôi, tôi xin quan ông quan bà đừng nói khéo. (9) Đồ đểu! (10) Tao thề rằng từ nay tao không họ hàng gì với vợ chồng nhà mày nữa!

Câu 1: Câu văn nào là câu nghi vấn?

  • A. Câu (3)      
  • B. Câu (3) và (7)    
  • C. Câu (7)
  • D. Câu (4) và (7)

Câu 2: Câu (10) thể hiện hành động nói nào?

  • A. Hành động trình bày.    
  • B. Hành động điều khiển.     
  • C. Hành động hứa hẹn.
  • D. Hành động hỏi.

Câu 3: Điền từ vào chỗ trống trong câu “Câu (2) và câu (8) thể hiện hành động …”

  • A. bộc lộ cảm xúc      
  • B. trình bày     
  • C. hỏi
  • D. điều khiển

Câu 4: Câu (6) có thể hiện hành động bộc lộ cảm xúc không?

  • A. Có    
  • B. Không.

Câu 5: Câu văn nào dưới đây có cụm động từ đứng trước cụm chủ- vị?

  • A. Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản, anh ta lăn kềnh lên trên chiếc chiếu rách.(Ngô Tất Tố)
  • B. Vợ chồng ông Tham nhất định nằn nèo cho ông cụ ở lại.(Nguyễn Công Hoan)
  • C. Thế sao cậu lại ngờ cho ông làm vậy? (Nguyễn Công Hoan)
  • D. Hôm nay phiên chợ Đồng Xuân mời ông lên chơi chợ. (Nguyễn Công Hoan)

Câu 6: Dòng nào nói đúng nhất hiệu quả diễn đạt của việc sắp xếp các cụm từ in đậm trong câu văn sau?

“ Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào…”

(Nam Cao, Lão Hạc)

  • A. Nhằm thể hiện thứ bậc quan trọng của sự việc được nói đến trong câu.
  • B. Nhằm thể hiện trình tự quan sát của người nói.
  • C. Nhằm liên kêt vế câu với vế câu trước đó.
  • D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 7: Trật tự từ của câu nào nhấn mạnh sự vật?

  • A. Quê hương anh nươc mặn đồng chua. (Chính Hữu)
  • B. Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội. (Nguyễn Đình Thi)
  • C. Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo. (Tố Hữu)
  • D. Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. (Quang Dũng)

Câu 8: Đọc đoạn văn:

“Lê Thận nâng gươm ngang đầu nói với Lê Lợi: (1)

- Đây là trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn (2). Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền tổ quốc (3).”

Câu văn nào thể hiện hành động khẳng định, nhận định:

  • A. Câu 1
  • B. Câu 2
  • C. Câu 3
  • D. Kết hợp cả câu 2 và 3

Câu 9: Hai câu thơ sau của Tế Hanh thuộc kiểu câu nào?

“ Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”

  • A. Câu trần thuật
  • B. Câu cảm thán
  • C. Câu nghi vấn
  • D. Câu cầu khiến

Câu 10: Câu sau thể hiện hành động nói nào?

“Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à?”

  • A. Phủ định    
  • B. Đe doạ    
  • C. Khẳng định    
  • D. Bộc lộ cảm xúc.

Câu 11: Câu nào mắc lỗi diễn đạt liên quan đến lo-gic?

  • A. Sông núi nước Nam, Trần Quốc Tuấn, Nước Đại Việt ta là những tác phẩm nghị luận xuất sắc của nền văn học trung đại nước ta.
  • B. Các bài thơ của Bác sáng tác trong thời kì Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam để thể hịên rõ tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần “thép” của người chiến sĩ cách mạng.
  • C. Vở hài kịch Trưởng giả học làm sang là một trong những tác phẩm thành công nhất của Mô-li-e.
  • D. Văn học dân gian là một bộ phận quan trọng cấu thành nền văn học Việt Nam.

Câu 12: Trong các câu văn đưới đây, câu nào được dùng theo lối gián tiếp?

- (1) Thong thả đã ! (2) Đi đâu mà vội ? (3) Chúng mình đi uống rượu … (4) Tôi có tiền…

(Nam Cao, Đời thừa)

  • A. Câu (1)      
  • B. Câu (2)     
  • C. Câu (3)
  • D. Câu (4)

Câu 13: Viết lại câu sau đây bằng cách đặt cụm từ in đậm ở các vị trí khác nhau trong câu: "Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì."

  • A. Anh Dậu hoảng quá, vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì.
  • B. Anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, hoảng quá, không nói được câu gì.
  • C. Anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì, hoảng quá.
  • D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 14: Câu nào sau đây không phải là câu phủ định?

  • A. Không thể không làm việc này được.
  • B. Không thể làm việc như thế này được.
  • C. Không thể mua thứ này được.
  • D. Không thể mang nó đi được.

Câu 15: Câu sau là kiểu câu gì: "Các em đừng khóc nữa."

  • A. Cầu khiến 
  • B. Nghi vấn 
  • C. Trần thuật
  • D. Tự sự

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

NGỮ VĂN 8 - TẬP 1

NGỮ VĂN 8 - TẬP 2

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.