Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Đế quốc nào được mệnh danh là “con hồ đói đến bản tiệc muộn”?

  • A. Đế quốc Mĩ.
  • B. Đế quốc Nhật Bán.
  • C. Đế quốc Đức.
  • D. Đế quốc Pháp.

Câu 2: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-I918) là:

  • A. sự thù địch giữa Anh và Pháp.
  • B. sự hình thành phe Liên minh.
  • C. sự mâu thuẫn về vẫn đề thuộc địa.
  • D. sự tranh chấp lãnh thỗ châu Âu.

Câu 3: Phe Liên minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) gồm các nước nào?

  • A. Đức - Ý - Nhật.
  • B. Đức - Áo - Hung.
  • C. Đức - Nhật - Áo.
  • D. Đức - Nhật - Mĩ.

Câu 4: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến bùng nỗ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là gì?

  • A. Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc.
  • B. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.
  • C. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
  • D. Mâu thuẫn giữa phe Hiệp ước với phe Liên minh.

Câu 5: Đâu là duyên cớ của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?

  • A: Sự phát triển không đều của các nước tư bản.
  • B. Mâu thuẫn giữa các nước về thuộc địa.
  • C. Thái tử Áo - Hung bị ám sát.
  • D. Các nước đế quốc hình thành hai khối quân sự đối lập.

Câu 6: Sự kiện lịch sử thế giới nổi bật vào năm 1914 là

  • A. Hội nghị Vescxai được khai mạc tại Pháp
  • B. Hội nghị Oasinhtơn được tổ chức tại Mĩ
  • C. Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ
  • D. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ

Câu 7: Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX chủ yếu vì

  • A. Vấn đề sở hữu vũ khí và phương tiện chiến tranh mới
  • B. Vấn đề thuộc địa
  • C. Chiến lược phát triển kinh tế
  • D. Mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại

Câu 8: Chủ trương của giới cầm quyền Đức trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

  • A. Tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị trường
  • B. Chủ động đàm phán với các nước đế quốc
  • C. Liên minh với các nước đế quốc
  • D. Gây chiến với các nước đế quốc láng giềng

Câu 9: Dấu hiệu nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng?

  • A. Sự hình thành các khối,các liên minh chính trị
  • B. Sự hình thành các khối, các liên minh kinh tế
  • C. Sự hình thành các khối, các liên minh quân sự
  • D. Sự tập trung lực lượng quân sự ở biên giới giữa các nước

Câu 10: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là gì?

  • A. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội
  • B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa
  • C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân
  • D. Thái tử Áo – Hung bị một người yêu nước Xécbi ám sát

Câu 11: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX biểu hiện như thê nào?

  • A. Phát triển không đều về kinh tế, chính trị.
  • B. Phát triển đồng đều về kinh tế, chính trị.
  • C. Chậm phát triển vệ mọi mặt.
  • D. Chỉ phát triển về quân sự, hệ thông thuộc địa.

Câu 12: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, có sự thay đổi sâu sắc trong so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Các đế quốc trẻ hình thành là:

  • A. Anh, Pháp, Đức.
  • B. Anh, Mĩ, Nga.
  • C. Anh, Pháp, Mĩ.
  • D. Mĩ, Nhật, Đức.

Câu 13: Các đế quốc già có đặc điểm gì nổi bật?

  • A. Phát triển lâu đời.
  • B. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn.
  • C. Có tiềm lực kinh tế. 
  • D. Có tiêm lực quân sự.

Câu 14: Giới cầm quyền nước nào đã từng than vãn về sự chậm trễ của kẻ “đến bàn tiệc muộn”?

  • A. Mĩ.
  • B. Nhật.
  • C. Đức.
  • D. Pháp.

Câu 15: Ý nào không phản ánh đúng mục đích thành lập của hai khối quân sự đối đầu (Liên minh và Hiệp ước) đầu thế kỉ XX?

  • A. Để lôi kéo đồng minh
  • B. Để tăng cường chạy đua vũ trang
  • C. Giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đang bao trùm thế giới tư bản
  • D. Ôm mộng xâm lược, cướp đọat lãnh thổ và thuộc địa của nhau

Câu 16: Những nước nào tham gia phe hiệp ước?

  • A. Anh, Pháp, Đức         
  • B. Anh, Pháp, Nga
  • C. Mĩ, Đức, Nga         
  • D. Anh, Pháp, Mĩ

Câu 17: Những nước nào tham gia phe Liên minh?

  • A. Anh, Pháp, Nga         
  • B. Anh, Đức, Italia
  • C. Đức, Áo – Hung, Italia       
  • D. Đức, Pháp, Nga

Câu 18: Mục đích chính của Đức khi tiến công vào các nước thuộc phe Hiệp ước là

  • A. Phô trương sức mạnh của Đức
  • B. Thăm dò thái độ của các nước thuộc phe Hiệp ước
  • C. Thăm dò thái độ của đồng minh các nước thuộc phe Hiệp ước
  • D. Thăm dò sức mạnh của các nước thuộc phe Hiệp ước

Câu 19: Mở đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức tập trung phần lớn binh lực ở mặt trận phía Tây để

  • A. Dự định nhanh chóng đánh bại Ba Lan, rồi quay sang tấn công Nga
  • B. Dự định nhanh chóng đánh bại Pháp, rồi quay sang tấn công Nga
  • C. Dự định nhanh chóng đánh bại Anh, rồi quay sang tấn công Nga
  • D. Dự định nhanh chóng đánh bại Bỉ, rồi quay sang tấn công Nga

Câu 20: Trong giai đoạn I của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) cả hai phe đều ở thế: 

  • A. tấn công.
  • B. cầm cự.
  • C. phòng ngự. 
  • D. phòng thủ.

Câu 21: Tháng 4 - 1917, Mĩ tham chiến đứng về phe nào?

  • A. Hiệp ước.
  • B. Liên minh. 
  • C.Cả hai phe. 
  • D. Trung lập.

Câu 22: Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) nước nào đã rút khỏi cuộc chiến tranh? 

  • A. Anh.
  • B. Pháp.
  • C. Nga.
  • D. Đức.

Câu 23: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) kết thúc với sự thất bại của phe nào?

  • A. Liên minh
  • B. Hiệp ước.
  • C. Đồng minh 
  • D. Phát xít

Câu 24: Tháng 11/1917 diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Nga?

  • A. Nga kí Hoà ước Brét Li-tốp với Đức.
  • B. Cách mạng tháng Mười thành công ở Nga.
  • C. Cách mạng dân chủ tư sản thành công ở Nga.
  • D. Chính phủ tư sản rút khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử 11, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm Lịch sử 11 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 11

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (TIẾP THEO)

CHƯƠNG I: CÁC NƯỚC CHÂU Á CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MỸ LA TINH (THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX)

CHƯƠNG II: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ( 1914 - 1918)

CHƯƠNG III: NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI

PHẦN HAI: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (PHẦN TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945)

CHƯƠNG I: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 - 1941)

CHƯƠNG II: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)

CHƯƠNG III: CÁC NƯỚC CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)

CHƯƠNG IV: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)

PHẦN BA: LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 -1918)

CHƯƠNG I: VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG II: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN HẾT CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1918)

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.