Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

Trong những năm 1918 -1939, nước Mĩ đã trải qua những bước thăng trầm đầy kích tính: Từ sự phồn vinh của nền kinh tế ngay sau chiến tranh đến khủng hoảng và suy thoái nặng nề chưa từng có trong những năm 1929 -1933. Chính sách mới của tổng thống Rudơven đã đưa nước Mĩ thoát ra khỏi khủng hoảng và duy trì được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, để biểu đồ được những bước thăng trầm của lịch sử nước Mĩ 1918 -1939. Chúng ta cùng học bài 13 lịch sử 11.

A. Kiến thức trọng tâm

I . Nước Mĩ trong những năm 1918 - 1929

1. Tình hình kinh tế

  • Từ năm 1918 – 1929, nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh -> trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất.
  • Công nghiệp: tăng 69%, chiếm 48% sản lượng công nghiệp toàn thế giới (công nghiệp ô tô, thép, dầu mỏ)
  • Tài chính: Mĩ nắm 60% dự trữ vàng thế giới, là chủ nợ của các nước châu Âu.
  • Hạn chế: chạy theo lợi nhuận, sản xuất ồ ạt, hàng hóa ế thừa...

2. Tình hình chính trị, xã hội

  • Chính trị: thập niên 20, Đảng Cộng hòa nắm quyền. Ngăn chặn phong trào công nhân.
  • Xã hội: nạn thất nghiệp, phân biệt chủng tộc vẫn diễn ra...
  • Tháng 5/1921, Đảng Cộng sản Mĩ thống nhất, đánh dấu bước phát triển phong trào công nhân.

II. Nước Mĩ trong những năm 1929 – 1939

1. Cuộc khủng hoảng  kinh tế (1929 – 1939) ở Mĩ

  • Nguyên nhân: sản xuất ồ ạt => cung vượt quá cầu => khủng hoảng kinh tế thừa.
  • Diễn biến:
    • 29/10/1929, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
    • Năm 1932, khủng hoảng đạt đỉnh cao nhất.
  • Hậu quả:
    • Tàn phá nghiêm trọng các ngành kinh tế
    • Nạn thất nghiệp tràn làn
    • Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng.

2. Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven.

  • Nội dung:
    • Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế.
    • Giải quyết nạn thất nghiệp thông qua ba đạo luật: ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp.
  • Tác động:
    • Giải quyết nạn thất nghiệp.
    • Khôi phục sản xuất.
    • Xoa dịu mâu thuẫn xã hội.
    • Duy trì thể chế dân chủ tư sản.

* Chính sách đối ngoại.

  • Thực hiện chính sách “Láng giềng thân thiện”, cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh.
  • Thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
  • “Trung lập” trước các cuộc xung đột quân sự ngoài nước Mĩ.

B. Bài tập & Lời giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1: Trang 70 – sgk lịch sử 11

Nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX đã phát triển như thế nào?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 70 – sgk lịch sử 11

Vì sao phong trào công nhân Mĩ diễn ra sôi nổi ngay cả trong thời kì phông vinh của kinh tế Mĩ?

Xem lời giải

Câu 3: Trang 71 – sgk lịch sử 11

Hãy giải thích vì sao số người thất nghiệp ở Mĩ  lên mức cao nhất vào những năm 1932 – 1933?

Xem lời giải

Câu 4: Trang 73 – sgk lịch sử 11

Vì sao thu nhập quốc dân của Mĩ lại phục hồi và phát triển từ năm 1934?

Xem lời giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Trang 73 – sgk lịch sử 11

Vì sao kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 73 – sgk lịch sử 11

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới(1929 – 1933) để lại hậu quả như thế nào đối với nước Mĩ?

Xem lời giải

Câu 3: Trang 73 – sgk lịch sử 11

Em hãy nêu những điểm cơ bản trong Chính sách mới của tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải sgk lịch sử 11, hay khác:

Xem thêm các bài Giải sgk lịch sử 11 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (TIẾP THEO)

PHẦN HAI: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (PHẦN TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945)

PHẦN BA: LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 -1918)

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.