Câu 1: Trong năm 1930, Đảng Cộng sản lần lượt ra đời ở các nước nào ở Đông Nam Á?
- A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a.
- B. Việt Nam, Xing-ga-po, Phi-líp-pin.
- C. Việt Nam, Xiêm, In-đô-nê-xi-a.
-
D. Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-líp-pin.
Câu 2: Trong nửa đầu thập niên 30 thể kỉ XX, một sự kiện đánh dấu phong trào cách mạng Lào và Cam-pu-chia chuyển sang một thời kì mới là:
-
A. Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời.
- B. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào thành lập.
- C. Đảng Nhân dân Cách mạng Cam-pu-chia thành lập.
- D. chính quyền Xô viết được thành lập ở Nghệ - Tĩnh (Việt Nam).
Câu 3: Sự kiện quan trọng mở ra thời kì mới của phong trào cách mạng ở Đông Dương thế kỉ XX là:
- A. phong trào đấu tranh vũ trang phát triển ở ca ba nước Đông Dương.
-
B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
- C. giai cấp công nhân chuyền từ đầu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác
- D. liên minh công - nông hình thành.
Câu 4: Phong trào đấu tranh nào sau đây không nằm trong phong trào giải phóng dân tộc ở Lào và Cam-pu-chia trong những năm 1918 - 1939?
- A. Khởi nghĩa Ong Kẹo và Com-ma-đam.
-
B. Phong trào bất hợp tác, không đóng thuế và tẩy chay hàng hoá.
- C. Khởi nghĩa Chậu Pa-chay.
- D. Phong trào chống thuế, chống bắt phu ở Công-pông Chơ-năng.
Câu 5: Giai cấp nào không giữ vai trò lãnh đạo trong phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?
- A. Giai cấp tư sản.
- B. Giai cấp vô sản.
-
C. Giai cấp tiểu tư sản.
- D. Giai cấp tư sản và vô sản.
Câu 6: So với những năm đầu thế kỉ XX, một trong những nét mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:
- A. có sự liên minh giữa giai cấp tư sản và vô sản.
- B. giai cấp tư sản liên minh với phong kiến.
- C. phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước đã giành thắng lợi.
-
D. phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến rõ rệt.
Câu 7: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước phương Tây đã thay đổi chính sách đối với các nước thuộc địa ở Đông Nam Á như thế nào?
-
A. Tăng cường chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa
- B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, chính trị, xã hội
- C. Hợp tác, giao lưu thúc đẩy kinh tế đối ngoại
- D. Vơ vét khoáng sản đưa về chính quốc
Câu 8: Ý không phản ánh đúng nét nổi bật về kinh tế của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
- A. Bị hội nhập cưỡng bức vào hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa
- B. Là thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước tư bản
- C. Là nơi cung cấp nguyên liệu cho các nước tư bản
-
D. Công nghiệp có bước phát triển khởi sắc, nhất là công nghiệp nặng
Câu 9: Đặc điểm chung về tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
- A. Vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế
-
B. Bị chính quyền thực dân khống chế
- C. Có nước giành được quyền tự chủ trong chừng mực nhất định
- D. Chính quyền thực dân có nguy cơ sụp đổ trước sức tiến công mạnh mẽ của phong trào cách mạng
Câu 10: Tình hình xã hội nổi bật ở các nước Đông Nam Á giai đoạn này là gì?
- A. Các giai cấp cũ bị phân hóa, các giai cấp mới hình thành
-
B. Xã hội ngày càng phân hóa sâu sắc, giai cấp mới ngày càng phát triển về số lượng và ý thức giai cấp
- C. Giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành về số lượng và chất lượng
- D. Giai cấp ư sản dân tộc vươn lên mạnh mẽ
Câu 11: Sự kiện lịch sử thế giới nào đã tác động mạnh mẽ đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
-
A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
- B. Phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh
- C. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc
- D. Sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Câu 12: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á phát triển với quy mô như thế nào?
- A. Diễn ra ở ba nước Đông Dương
-
B. Diễn ra ở hầu khắp các nước Đông Nam Á
- C. Diễn ra ở chỉ nơi nào có chính đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo
- D. Diễn ra chỉ ở nơi nào có Đảng Cộng sản lãnh đạo
Câu 13: Ý nào không phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc tư sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- A. Mục tiêu giành độc lập được đặt ra rõ ràng
-
B. Có sự liên kết với các phong trào khác trong cả nước
- C. Một số chính đảng tư sản được thành lập và có ảnh hưởng rộng rãi
- D. Diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú
Câu 14: Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á là gì?
-
A. Đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường
- B. Đòi quyền tự do, dân sinh dân chủ
- C. Đánh đuổi đế quốc, đánh đổ phong kiến
- D. Đánh đổ phong kiến, đánh đuổi đế quốc
Câu 15: Điểm khác biệt giữa phong trào cách mạng các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới so với cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là:
-
A. xuất hiện khuynh hướng vô sản.
- B. khuynh hướng tư sản thắng thế.
- C. có sự tham gia của đông đảo các giai cấp.
- D. giai cấp vô sản thắng thế.
Câu 16: Đánh giá như thế nào về mối quan hệ giữa cách mạng ba nước Đông Dương giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)?
-
A. Đoàn kết, gắn bó dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương.
- B. Có sự liên kết chặt chẽ với nhau về lực lượng cách mạng.
- C. Riêng lẻ không có sự thống nhất.
- D. Có sự phối hợp ở một số phong trào đấu tranh.
Câu 17: Từ thập niên 20 của thế kỉ XX, việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào các nước Đông Nam Á đã dẫn đến:
- A. hàng loạt phong trào đấu tranh của giai câp công nhân ở các nước.
- B. sự ra đời của các tổ chức cộng sản.
- C. nhiều phong trào đấu tranh chống thực dân, phong kiến bùng nổ.
-
D. hàng loạt các Đảng Cộng sản được thành lập.
Câu 18: Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới là gì?
- A. xã hội phân hóa thành giai cấp tư sản và vô sản.
- B. sự ra đời của giai cấp tư sản
-
C. giai cấp vô sản ra đời, tham gia lãnh đạo cách mạng
- D. đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế
Câu 19: Nội dung nào không là mục tiêu đấu tranh ở Lào và Cam-pu-chia trong giai đoạn 1936 -1939?
- A. chống bọn phản động thuộc địa
- B. chống phát xít
- C. chống chiến tranh
-
D. chống phong kiến
Câu 20: Ở Đông Nam Á, Đảng Cộng sản nước nào được thành lập sớm nhất?
-
A. In-đô-nê-xi-a
- B. Phi-líp-pin
- C. Xiêm
- D. Việt Nam