Câu 1: Trong nông nghiệp, Chính sách kinh tế mới đề ra chủ trương gì?
-
A. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực.
- B. Nông dân phải bán một phần số lương thực dư thừa cho Nhà nước.
- C. Thay thế thuế lương thực từ nộp bằng hiện vật sang nộp bằng tiền.
- D. Cơ giới hóa nông nghiệp.
Câu 2: Yếu tố nào giúp các nước đế quốc xâu xé được Trung Quốc?
- A. Phong trào bãi công của công nhân lan rộng khắp cả nước
- B. Thái độ thỏa hiệp của giai cấp tư sản
-
C. Thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh
- D. Phong trào nông dân chống phong kiến bùng nổ
Câu 3: Ý nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
- A. Nền nông nghiệp dựa vẫn trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu.
- B. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
- C. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
-
D. Sản xuất công nghiệp theo dây chuyền chuyên môn hóa.
Câu 4: Một sự kiện nổi bật đã diễn ra ở Ai Cập năm 1882 là
-
A. Anh độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê
- B. Đức độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê
- C. Pháp độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê
- D. Bồ Đào Nha độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuyê
Câu 5: Cuộc cách mạng tư sản dưới sự lãnh đạo của liên minh giữa tư sản với quý tộc mới là
-
A. Cách mạng Anh thế kỉ XVII
- B. Cải cách nông nô ở Nga (1860 – 1861)
- C. Cách mạng Mĩ cuối thế kỉ XVIII
- D. Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII
Câu 6: Trong khoảng 25 năm cuối thế kỉ XIX, ở Ấn Độ đã diễn ra tình trạng hay sự kiện gì?
-
A. Nạn đói liên tiếp xảy ra làm gần 26 triệu người chết.
- B. Tuyến đường sắt đầu tiên được Anh xây dựng tại Ấn Độ.
- C. Anh và Pháp bắt tay nhau cùng khai thác thị trường Ấn Độ.
- D. Đảng Quốc đại phát động khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh.
Câu 7: Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX chủ yếu vì
- A. Vấn đề sở hữu vũ khí và phương tiện chiến tranh mới
-
B. Vấn đề thuộc địa
- C. Chiến lược phát triển kinh tế
- D. Mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại
Câu 8: Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Đức?
-
A. Giới cầm quyền Đức lo củng cố quyền lực, chuẩn bị chiến tranh.
- B. Cuộc đấu tranh của quần chúng lao động diễn ra gay gắt.
- C. Kinh tế suy sụp, các nhà máy đóng cửa, số lượng thất nghiệp tăng nhanh.
- D. Khủng hoảng chính trị trầm trọng.
Câu 9: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha chống thực dân Pháp ở Campuchia là
- A. Ách áp bức bóc lột của chế độ phong kiến.
- B. Giai cấp phong kiến câu kết với thực dân Pháp đàn áp nhân dân.
- C. Thái độ nhu nhược của triều đình đối với quân Xiêm.
-
D. Ách thống trị của thực dân Pháp gây nên nỗi bất bình trong hoàng tộc và các tầng lớp nhân dân.
Câu 10: Béttôven là nhà soạn nhạc thiên tài người
- A. Anh
-
B. Đức
- C. Pháp
- D. Áo
Câu 11: Mục tiêu thành lập của tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên là
-
A. Duy trì trật tự thế giới mới
- B. Tăng cường an ninh giữa các nước
- C. Đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế
- D. Thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, khoa học giữa các nước
Câu 12: Nguyện vọng nào của giai cấp tư sản Ấn Độ đã không được thực dân Anh chấp nhận
-
A. Muốn được tự đo phát triển kinh tế và tham gia chính quyền.
- B. Muốn được tham gia chính quyền và hợp tác với tư sản Anh.
- C. Muốn được Chính phủ Anh đầu tư vốn để phá triển sản xuất.
- D. Muốn được cạnh tranh bình đẳng với tư sản Anh ở Ấn Độ.
Câu 13: Sau cuộc Cách mạng 1905- 1907, người đứng đầu nước Nga là
- A. Nga hoàng Nicôlai I
-
B. Nga hoàng Nicôlai II
- C. Nga hoàng Alếchxanđra III
- D. Nga hoàng Alếchxanđrôvích
Câu 14: Ý nào không phản ánh đúng về tình hình thị trường chứng khoán Mĩ trong ngày 29 – 10 – 1929?
- A. Ngày khủng hoảng chưa từng có.
- B. Giá một loại cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt xuống 80%.
-
C. Có loại cổ phiếu giá lại tăng nhanh đến chóng mặt.
- D. Hàng triệu người mất sạch số tiền mà họ đã tiết kiệm cả đời.
Câu 15: Nguyên nhân trực tiếp để Thiên hoàng Minh Trị quyết định thực hiện một loạt cải cách là
- A. Do đề nghị của các đại thần
-
B. Chế độ Mạc phủ đã sụp đổ
- C. Muốn thể hiện quyền lực sau khi lên ngôi
- D. Đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân
Câu 16: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) được thành lập dựa trên yêu cầu nào?
- A. Sự giúp đỡ từ bên ngoài.
- B. Hợp tác kinh tế giữa các dân tộc trên đất nước Nga.
- C. Tự nguyện, tự quyết của các dân tộc.
-
D. Tự liên minh chặt chẽ giữa các dân tộc trên lãnh thổ Xô viết nhằm tăng cường sức mạnh về mọi mặt.
Câu 17: Khu vực Mĩ Latinh bao gồm
- A. Toàn bộ khu vực phía Tây của châu Mĩ
- B. Toàn bộ lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ
-
C. Trung Mĩ, Nam Mĩ một phần Bắc Mĩ và những quần đảo thuộc vùng biển Caribê
- D. Bắc Mĩ, Trung Mĩ, một phần Nam Mĩ
Câu 18: Để thực hiện nền chuyên chính độc tài, ở trong nước Chính phủ Hítle đã thực hiện chính sách
- A. Bài Do Thái.
- B. Hạn chế các quyền tự do dân chủ tối thiểu của người dân.
- C. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân phản đối chế độ độc tài.
-
D. Công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ (trước tiên là Đảng Cộng sản).
Câu 19: Cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc phát triển chủ yếu trong lực lượng nào?
- A. Đông đảo nhân dân
- B. Tầng lớp công nhân vừa mới ra đời
- C. Giai cấp địa chủ phong kiến
-
D. Tầng lớp quan lại, sĩ phu có tư tưởng tiên tiến
Câu 20: Mục đích chính của Đức khi tiến công vào các nước thuộc phe Hiệp ước là
- A. Phô trương sức mạnh của Đức
- B. Thăm dò thái độ của đồng minh các nước thuộc phe Hiệp ước
-
C. Thăm dò thái độ của các nước thuộc phe Hiệp ước
- D. Thăm dò sức mạnh của các nước thuộc phe Hiệp ước
Câu 21: Chủ nghĩa phát xít được định nghĩa là
- A. Nền chuyên chính khủng bố công khai của những kẻ đầu trọc, hiếu chiến nhất.
- B. Nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, manh động nhất.
-
C. Nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.
- D. Nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực tay sai phản động nhất, hiếu chiến nhất.
Câu 22: Sự kiện nổi bật nhất năm 1889 ở Nhật Bản là
- A. Chế độ Mạc phủ sụp đổ
-
B. Hiến pháp mới được công bố
- C. Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa cho Đức vào buôn bán
- D. Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa cho Nga vào buôn bán
Câu 23: Thơ Dâng là tác phẩm văn học đạt giải Nôben năm 1913 vì
- A. Thể hiện rõ tinh thần dân tộc và tinh thần nhân đạo sâu sắc.
- B. Thể hiện rõ tình yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc.
- C. Thể hiện rõ lòng yêu nước, đấu tranh vì nền hòa bình của nhân loại.
-
D. Thể hiện rõ long yêu nước, yêu hòa bình và tinh hần nhân đạo sâu sắc.
Câu 24: “Tự do cho nước Nga” là khẩu hiệu trong cuộc đấu tranh cách mạng nào ở nước Nga?
- A. Cách mạng 1905 – 1907
-
B. Cách mạng tháng Hai năm 1917
- C. Cách mạng tháng Mười năm 1917
- D. Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô viết
Câu 25: Năm 1887, đường xe điện được xây dựng sớm nhất Đông Nam Á tại nước nào?
- A. Lào
- B. Việt Nam
- C. Myanma
-
D. Xiêm (Thái Lan)
Câu 26: Tháng 9 – 1931, sau khi đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, Nhật Bản đã
-
A. Biến toàn bộ vùng đất giàu có này thành thuộc địa
- B. Xây dựng căn cứ quân sự của Nhật ở đây
- C. Sáp nhập vùng đất này vào lãnh thổ Nhật Bản
- D. Đưa người dân Nhật Bản sang đó sinh sống và sản xuất
Câu 27: Kết quả của cuộc khởi nghĩa Bombay là buộc thực dân Anh phải
- A. Tuyên bố trao trả độc lập cho Ấn Độ
- B. Nới lỏng ách cai trị Ấn Độ
-
C. Thu hồi đạo luật chia cắt Benga
- D. Trả tự do cho Tilắc
Câu 28: Mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản là
- A. Tấn công vào giai cấp địa chủ phong kiến, giành quyền lợi cho giai cấp tư sản.
- B. Lật đổ giai cấp địa chủ phong kiến, giành quyền lợi cho giai cấp nông dân và nhân dân lao động.
- C. Đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp tư sản và nông dân.
-
D. Giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời với lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Câu 29: Sau Cách mạng tháng Mười, chính quyền Xô viết đã thiết lập quan hệ ngoại giao với
- A. Một số nước châu Phi
- B. Một số nước ở châu Đại Dương
- C. Một số nước ở khu vực Mĩ Latinh
-
D. Một số nước láng giềng châu Á và châu Âu
Câu 30: Thành quả lớn nhất của cuộc Cách mạng Tân Hợi do Trung Quốc Đồng minh hội lãnh đạo là
- A. Đem lại ruộng đất cho nông dân nghèo
- B. Buộc các nước đế quốc phải xóa bỏ hiệp ước bất bình đẳng đã kí
- C. Công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do cho mọi công dân
-
D. Thành lập Trung Hoa Dân quốc
Câu 31: Lực lượng tham gia Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
-
A. Tư sản, công nhân, nông dân, binh lính,…
- B. Tư sản và nông dân
- C. Nông dân và công nhân
- D. Công nhân, nông dân và binh lính
Câu 32: Lực lượng nghĩa quân nào ở Việt Nam đã liên kết với nghĩa quân của Pucômbô?
- A. Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực.
- B. Trương Định, Võ Duy Dương (Thiên hộ Dương).
-
C. Trương Quyền, Võ Duy Dương (Thiên hộ Dương).
- D. Trương Định, Nguyễn Hữu Huân (Thủ khoa Huân).
Câu 33: Trào lưu Triết học Ánh sáng xuất hiện ở thế kỉ
- A. XV- XVI
- B. XVI – XVII
-
C. XVII – XVIII
- D. XVIII – XIX
Câu 34: Cuộc khủng hoàng kinh tế thế giới diễn ra trầm trọng nhất vào năm
- A. 1929
- B. 1930
- C. 1931
-
D. 1932
Câu 35: Điểm khác biệt của xã hội phong kiến Nhật Bản so với xã hội phong kiến Việt Nam nằm giữa thế kỉ XIX là
- A. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong nông nghiệp.
-
B. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
- C. Sự tồn tại nhiều thương điểm buôn bán của các nước phương Tây.
- D. Kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện.
Câu 36: Nội dung nào chi phối giai đoạn 2 của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- A. Cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga.
- B. Đức dồn lực lượng, quay lại đánh Nga và loại Italia ra khỏi vòng chiến.
- C. Tàu ngầm Đức vi phạm quyền tự do trên biển, tấn công phe Hiệp ước.
-
D. Mĩ tuyên chiến với Đức, chính thức tham chiến và đứng về phe Hiệp ước.
Câu 37: Trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mĩ, Ph.Rudơven trúng cử mấy nhiệm kì lien tiếp?
- A. 2 nhiệm kì
- B. 3 nhiệm kì
-
C. 4 nhiệm kì
- D. 5 nhiệm kì
Câu 38: Trong đấu tranh, Đảng Quốc đại đã đưa ra yêu cầu gì đối với chính phủ thực dân Anh?
- A. Được tham gia bộ máy chính quyền, tự do phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.
- B. Được điều hành các hội đồng trị sự, tham gia phát triển công nghệ, tiến hành một số cải cách giáo dục, xã hội
- C. Được nắm chính quyền, phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.
-
D. Được tham gia các hội đồng trị sự, được giúp đỡ để phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.
Câu 39: Chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” được Mĩ đề xướng vào thời gian nào?
- A. Cuối thế kỉ XIX
-
B. Đầu thế kỉ XX
- C. Giữa thế kỉ XX
- D. Cuối thế kỉ XX
Câu 40: Vì sao ngày 25-10-1917 (tức ngày 7-11-1917) đi vào lịch sử là ngày thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga?
-
A. Ngày cách mạng giành thắng lợi ở Thủ đô Pêtơrôgrát.
- B. Ngày cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn.
- C. Ngày quân cách mạng tiến công vào thủ phủ Chính phủ lâm thời tư sản.
- D. Ngày cách mạng cùng nổ.