Câu 1: Nguyên nhân chính khiến Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp là gì?
- A. Tiềm lực kinh tế, quân sự yếu hơn nhiều so với tư bản Pháp
-
B. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại sai lầm, thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn và thiếu ý chí quyết tâm đánh giặc
- C. Nhà Nguyễn không nhận được sự ủng hộ của nhân dân
- D. Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, không đủ sức hiệu triệu nhân dân chống Pháp
Câu 2: Trương Định được nhân dân suy tôn là:
- A. Bố Cái Đại vương.
- B. Bắc Bình vương.
-
C. Bình Tây Đại nguyên soái.
- D. An Nam vương.
Câu 3: Ai là người đã nhận thức đúng đắn yêu cầu đó và có quyết định bước đầu phù hợp?
- A. Phan Bội Châu
- B. Phan Châu Trinh
- C. Hoàng Hoa Thám
-
D. Nguyễn Tất Thành
Câu 4: Thực dân Pháp triển khai âm mưu xâm lược Việt Nam thông qua hoạt động nào?
- A. Điều tra, tìm hiểu tình hình Việt Nam trong thời gian dài
-
B. Thông qua hoạt động của các giáo sĩ trong Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp để thiết lập cơ sở về chính trị, xã hội cần thiết
- C. Mua chộc quan lại nhà Nguyễn
- D. Thông qua các thương nhân Pháp để timg hiểu tình hình Việt Nam
Câu 5: Hiệp ước mà Pháp đã kí với triều Nguyễn để chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì là:
-
A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
- B. Hiệp ước Giáp Tuất.
- C. Hiệp ước Canh Tuất.
- D. Hiệp ước Đinh Tuất.
Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là gì?
- A. Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn
- B. Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam
-
C. Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực và đề ra đường lối đúng để lãnh đạo phong trào
- D. Việt Nam là một nước phong kiến lạc hậu
Câu 7: Sau khi triều Huế kí Hiệp ước Hác-măng (1883) và Patơnôt (1884), phái chủ chiến trong triều đình do ai đứng đầu vẫn hi vọng khôi phục chủ quyền và chờ thời cơ tới?
- A. Vua Hàm Nghi
-
B. Nguyễn Văn Tường
- C. Tôn Thất Thuyết
- D. Vua Duy tân.
Câu 8: Vì sao cuối thế kỉ XVIII, thực dân Pháp không thực hiện được ý đồ xâm lược Việt Nam?
- A. Vì chúng chưa chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho cuộc chiến tranh xâm lược.
- B. Vì triều đại phong kiến Việt Nam vẫn còn mạnh.
-
C. Vì chúng chưa có thế lực nội ứng ở Việt Nam.
- D. Vì những diễn biến chính trị năm 1789 và điều kiện khó khăn về kinh tài chính.
Câu 9: Biểu hiện của mâu thuẫn xã hội ở Việt Nam giai đoạn này là
- A. Xung đột về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp tăng lên
- B. Làng xóm xơ xác, tiêu điều, đời sống nhân dân cực khổ
-
C. Các cuộc bạo loạn và khởi nghĩa nông dân bùng phát trên phạm vi cả nước
- D. Xã hội loạn lạc, nông dân bị bần cùng hóa
Câu 10: Yêu cầu lịch sử dân tộc đặt ra đầu thế kỉ XX là gì?
- A. Thống nhất các lực lượng chống Pháp, đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất
- B. Đưa người ra nước ngoài học tập để chuẩn bị cho công cuộc cứu nước lâu dài
-
C. Phải tìm ra một con đường cứu nước mới, đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân
- D. Gồm tất cả các yêu cầu trên
Câu 11: Người đốt cháy tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông năm 1861 là:
- A. Nguyễn Tri Phương
-
B. Nguyễn Trung Trực.
- C. Trương Định
- D. Nguyễn Hữu Huân.
Câu 12: Mục tiêu của phong trào Cần vương là:
- A. phò vua, Cứu nước.
- B. giải phóng dân tộc.
- C. chống triều đình Huế.
-
D. chống các thể lực phản động ở các địa phương.
Câu 13: Nguyên nhân cơ bản nhất nào làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta từ năm 1858 đến 1918 cuối cùng đều bị thất bại?
- A. Do thiếu sự liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân.
-
B. Do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến cách mạng.
- C. Do thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn non yếu.
- D. Do ý thức hệ phong kiến trở nên lỗi thời, lạc hậu.
Câu 14: Chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng từ thời gian nào?
- A. Thế kỉ XVII
-
B. Thế kỉ XVIII
- C. Đầu thế kỉ XIX
- D. Giữa thế kỉ XIX
Câu 15: Điểm khác nhau cơ bản giữa Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh về quá trình giải phóng dân tộc là:
- A. Phan Bội Châu chủ trương thành lập chính quyền công nông, Phan Châu Trịnh chủ trương thành lập chính quyền tư sản.
- B. Phan Châu Trinh là giải phóng dân tộc còn Phan Bội Châu là cải cách dân chủ
-
C. Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc còn Phan Châu Trinh là cải cách dân chủ.
- D. Phan Châu Trinh đánh đuổi thực dân Pháp còn Phan Bội Châu là lật đổ giai cấp phong kiến.
Câu 16: Mục đích của Pháp trong công cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là
- A. Khai hóa văn minh cho Việt Nam – một nước phong kiến lạc hậu
-
B. Biến Việt Nam thành nơi cung cấp tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt để làm giàu cho nước Pháp
- C. Mang lại nguồn lợi cho cả Pháp và Việt Nam
- D. Phát triển kinh tế để xoa dịu mâu thuẫn xã hội, dân tộc
Câu 17: Hạn chế lớn nhất trong quá trình hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu là:
- A. sử dụng bạo động chưa có cơ sở chính đáng.
-
B. ý đồ cầu viện Nhật Bản là sai lầm, nguy hiểm.
- C. tìm đến Nhật Bản chưa đúng thời điểm.
- D. chưa thấy được sứ mệnh của dân tộc.
Câu 18: Giữa thế kỉ XIX, khi chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng thì ở bên ngoài lại xuất hiện nguy cơ gì đe dọa nền độc lập của nước ta?
- A. Nhà Thanh ở Trung Quốc lăm le xâm lược nước ta
- B. Nhật Bản tăng cường các hoạt động gây ảnh hưởng đến Việt Nam
-
C. Chủ nghĩa tư bản phương Tây ráo riết bành trướng thế lực sang phương Đông
- D. Phong kiến Xiêm triển khai kế hoạch bành trướng thế lực ở Đông Nam Á
Câu 19: Hạn chế lớn nhất trong quá trình hoạt động cứu nước của Phan Châu Trinh là:
-
A. biện pháp cải lương, bắt tay với Pháp làm phân tán tư tưởng cứu nước của nhân dân.
- B. cổ vũ tinh thần học tập tự cường chưa có cơ sở.
- C. giáo dục tư tưởng chống các hủ tục phong kiến chưa đúng thời điểm
- D. chưa thấy được sức mạnh của quân chúng trong đầu tranh chống xâm lược