Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939) (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Lãnh đạo của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 - 1929 là: 

  • A. Đảng Quốc đại.
  • B. Đảng Cộng sản Ấn Độ.
  • C. Đảng Đại hội dân tộc.
  • D. Đảng Dân chủ. 

Câu 2: Chính đảng và giai cấp nào lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh trong giai đoạn 1918 - 1922?

  • A. Tư sản dân tộc - Đảng Quốc đại.
  • B. Tư sản - Đảng Quốc dân.
  • C. Công nhân - Đảng Cộng sản.
  • D. Tiểu tư sản - Đảng Quốc đại.

Câu 3: Chủ trương và phương pháp đâu tranh của M.Gan-đi là:

  • A. vận động quân chúng khởi nghĩa vũ trang giành độc lập. 
  • B. bất bạo động và bất hợp tác. 
  • C. tiến hành cuộc vận động cải cách Duy tân. 
  • D. kết hợp giữa bạo động và cải cách.

Câu 4: Ý nào không phải là nguyên nhân bùng nổ phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919)?

  • A. ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
  • B. ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
  • C. học sinh, sinh viên Trung Quốc bị phân biệt đối xử
  • D. chính phủ Trung Quốc làm tay sai cho các nước đế quốc

Câu 5: Mục đích của phong trào Ngũ tứ là

  • A. lật đổ chính quyền phong kiến Mãn Thanh
  • B. Phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc
  • C. Đánh đuổi các nước đế quốc
  • D. Cải cách đất nước Trung Quốc

Câu 6: Điểm mới của phong trào Ngũ tứ là

  • A. Thu hút đông đảo quần chúng tham gia
  • B. Xác định đúng kẻ thù dân tộc: đế quốc và phong kiến
  • C. Làm suy yếu chính quyền Mãn Thanh
  • D. Do học sinh, sinh viên lãnh đạo

Câu 7: Đặc biệt, phong trào Ngũ tứ đã lôi cuốn được giai cấp nào tham gia?

  • A. Công nhân       
  • B. Nông dân
  • C. Địa chủ       
  • D. Trí thức, tiểu tư sản

Câu 8: Biện pháp đấu tranh nào sau đây không phù hợp với chủ chương của Đảng Quốc đại và M.Gan-đi?

  • A. Biểu tình hoà bình.
  • B. Biểu tình thị uy vũ trang.
  • C. Không nộp thuế, tây chay hàng hoá Anh.
  • D. Bãi công ở các nhà máy, công sở, bãi khoá ở các trường học. 

Câu 9: Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến đời sống của nhân dân Ấn Độ?

  • A. Toàn bộ chi phí chiến tranh đè nặng lên vai nhân dân Ấn Độ.
  • B. Thực dân Anh tăng cường bóc lột.
  • C. Ban hành những đạo luật phản động.
  • D. Mâu thuẫn xã hội Ấn Độ gay gắt.

Câu 10: Tháng 12-1925 diễn ra sự kiện lịch sử tiêu biểu có tác dụng thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ?

  • A. Đảng Bảo thủ ra đời.
  • B. Đảng Quốc đại được thành lập.
  • C. Đảng Cộng sản được thành lập.
  • D. Đảng Cộng hoà ra đời.

Câu 11: Vì sao Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch đình chỉ nội chiến vào năm 1937?

  • A. Cuộc nội chiến đã gây ra nhiều tổn thất cho dân tộc và đất nước Trung Quốc.
  • B. Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược của các nước đế quốc.
  • C. Trung Quốc phải đối mặt với sự nổi loạn của các thế lực phản động ở phía bắc.
  • D. Trung Quốc đứng trước nguy cơ xâm lược của Nhật.

Câu 12: Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc mang tính chất gì?

  • A. Dân chủ tư sản kiểu mới.
  • B. Dân chủ tư sản kiểu cũ.
  • C. Dân tộc dân chủ.
  • D. Cách mạng vô sản.

Câu 13: Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc do giai cấp nào lãnh đạo?

  • A. Tư sản.
  • B. Nông dân.
  • C.Công nhân. 
  • D. Tiểu tư sản.

Câu 14: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của phong trào Ngũ tứ đối với cách mạng Trung Quốc?

  • A. Mở đầu cao trào chống để quốc và phong kiến.
  • B. Giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị.
  • C. Mở ra thời kì chuyển từ cách mạng dân chủ cũ sang cách mạng dân chủ mới.
  • D. Sau phong trào Ngũ tứ, chủ nghĩa Mác - Lê-nin được truyên bá sâu rộng vào Trung Quốc. 

Câu 15: Sau phong trào Ngũ tứ, tư tưởng nào được truyền bá sâu rộng ở Trung Quốc?

  • A. Tư tưởng cải cách ở Nhật Bản
  • B. Tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây
  • C. Tư tưởng phục thù của chủ nghĩa phát xít
  • D. Chủ nghĩa Mác – Lênin

Câu 16: Trong phong trào Ngũ tứ, giai cấp nào lần đầu tiên xuất hiện trên vũ đài chính trị như một cách mạng độc lập ?

  • A. Tư sản       
  • B. Nông dân
  • C. Công nhân       
  • D. Tiểu tư sản

Câu 17: Từ sau phong trào Ngũ tứ, với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, tổ chức chính trị nào đã ra đời và lãnh đạo phong trào cách mạng Trung Quốc?

  • A. Đảng Cộng sản       
  • B. Đảng Lập hiến
  • C. Quốc dân Đảng       
  • D. Trung Quốc Đồng minh hội

Câu 18: Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập chứng tỏ:

  • A. giai cấp tư sản lớn mạnh.
  • B. tư tưởng dân chủ tư sản chiếm ưu thế.
  • C. giai cấp vô sản nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.
  • D. giai cấp vô sản lớn mạnh.

Câu 19: Giai cấp nào giữ vai trò nòng cốt trong phong trào Ngũ tứ?

  • A. Giai cấp công nhân.
  • B. Giai cấp nông dân.
  • C. Giai cấp tư sản.
  • D. Giai cấp tiểu tư sản.

Câu 20: Tác dụng lớn nhất của phong trào Ngũ tứ đối với cách mạng Trung Quốc là gì?

  • A. Dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1921.
  • B. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mác - Lê-nin được truyền bá vào Trung Quốc.
  • C. Tạo điều kiện cho tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga thấm sâu vào Trung Quốc.
  • D. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển ở Trung Quốc.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử 11, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm Lịch sử 11 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 11

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (TIẾP THEO)

CHƯƠNG I: CÁC NƯỚC CHÂU Á CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MỸ LA TINH (THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX)

CHƯƠNG II: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ( 1914 - 1918)

CHƯƠNG III: NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI

PHẦN HAI: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (PHẦN TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945)

CHƯƠNG I: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 - 1941)

CHƯƠNG II: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)

CHƯƠNG III: CÁC NƯỚC CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)

CHƯƠNG IV: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)

PHẦN BA: LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 -1918)

CHƯƠNG I: VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG II: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN HẾT CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1918)

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.