Câu 1: Từ 1922 đến 1933 nhiều nước trên thế giới đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô điều này chứng tỏ:
- A. Liên Xô trở thành thị trường tiềm năng đối với nền kinh tế các nước lớn.
- B. khẳng định uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế.
- C. mâu thuẫn giữa tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đã chấm hết.
- D. các nước đế quốc đã nể sợ Liên Xô.
Câu 2: Liên Xô đặt quan hệ ngoại giao với các nước: Đức, Anh, Ý, Pháp, Nhật trong khoảng thời gian nào?
- A. Trong những năm 1921-1925.
- B. Trong những năm 1922-1925.
- C. Trong những năm 1022-1924
- D. Trong những năm 1922-1928.
Câu 3: Liên Xô đặt quan hệ ngoại giao với Mĩ năm nào?
- A. Năm 1933
- B. Năm 1934
- C. Năm 1935.
- D. Năm 1936.
Câu 4: Trong thời kì thực hiện công nghiệp hóa, ngành công nghiệp nào chưa được Chính phủ Liên Xô chú trọng đầu tư phát triển
- A. Công nghiệp quốc phòng
- B. Công nghiệp hàng không – vũ trụ
- C. Công nghiệp chế tạo máy, nông cụ
- D. Công nghiệp năng lượng ( điện, han, dầu mỏ), khai khoáng
Câu 5: Ý nào không phải là đặc điểm nổi bật của nền kinh tế nông nghiệp Liên Xô trong những năm 1921- 1941?
- A. Nông nghiệp tập thể hóa
- B. Nông nghiệp được cơ giới hóa
- C. Nông nghiệp có quy mô sản xuất lớn
- D. Tiến hành “cách mạng xanh” trong nông nghiệp
Câu 6: Trong kinh tế, Nhà nước Xô viết không nắm ngành nào sau đây? :
- A. Công nghiệp.
- B. Du lịch.
- B. Giao thông vận tải.
- D. Ngân hàng.
Câu 7: Với việc thực hiện Chính sách kinh tế mới thì kinh tế quốc dân nước Nga Xô viết có sự thay đổi như thể nảo?
- A. Không có sự thay đôi.
- B. Khủng hoảng hơn trước.
- C. Có sự chuyền biến rõ rệt.
- D. Bước đầu phát triển.
Câu 8: Vai trò của nhà nước được thể hiện như thế nào trong Chính sách kinh tế mới của nước Nga?
- A. Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt trong nền kinh tế nhiều thành phần.
- B. Phát triển kinh tế nhiều thành phần có sự kiếm soát của nhà nước.
- C. Lũng đoạn, chi phối nền kinh tế quốc dân.
- D. Thả nổi nền kinh tế cho tư nhân.
Câu 9: Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời, đầy sáng tạo từ nền kinh tế nhà nước nắm độc quyền sang một nền kinh tế:
- A. nhiều thành phần đặt dưới sự kiểm soát của pháp luật.
- B. nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiếm soát của nhà nước.
- C. nhà nước chỉ nắm các mạch máu kinh tế.
- D. tập trung quan liêu, bao cấp.
Câu 10: Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đặt ra yêu cầu gì đối vơi các dân tộc trên lãnh thổ nước Nga Xô viết:
- A. Một, hai dân tộc liên minh với nhau giành quyền lực.
- B. Liên minh, đoàn kết với nhau nhằm tăng cường sức mạnh.
- C. Độc lập với nhau để phát huy sức mạnh của mỗi dân tộc.
- D. Liên kết với các nước bên ngoài để nhận sự giúp đỡ.
Câu 11: Ý nào không phải là thành tựu mà Liên Xô đạt được về văn hóa – giáo dục trong những năm 1921 – 1941?
- A. Thanh toán nạn mù chữ
- B. Xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất
- C. Thành lập những trường đại học lớn hàng đầu thế giới
- D. Hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học và tiếp ục thực hiện đối với Trung học cơ sở
Câu 12: Một trong những hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô trong những năm 1921-1941 là
- A. Chưa thực hiện tốt nguyên tắc bình đẳng trong phân phối sản phẩm
- B. Chưa thực hiện tốt nguyên tắc tập trung trong công nghiệp hóa
- C. Chưa thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ trong đời sống nhân dân
- D. Chưa thực hiện tốt nguyên tắc tự nguyện trong tập thể hóa nông nghiệp
Câu 13: Sau Cách mạng tháng Mười, chính quyền Xô viết đã thiết lập quan hệ ngoại giao với
- A. Một số nước châu Phi
- B. Một sốnước ở châu Đại Dương
- C. Một số nước ở khu vực Mĩ Latinh
- D. Một số nước láng giềng châu Á và châu Âu
Câu 14: Trong những năm 1922 – 1925, những cường quốc tư bản nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô?
- A. Anh, Pháp, Tây Ban Nha
- B. Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật Bản
- C. Đức, Anh, Bồ Đào Nha
- D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia
Câu 15: Năm 1925, Liên Xô đã đạt được những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực đối ngoại là
- A. Hơn 20 quốc gia thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô
- B. Ấn Độ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô
- C. Triều Tiên công nhận và thiết lập ngoại giao với Liên Xô
- D. Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật Bản đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô
Câu 16: Việc nhiều nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô chứng tỏ điều gì?
- A. Liên Xô có tiềm lực kinh tế và quốc phòng mạnh
- B. Liên Xô có khả năng ngoại giao chi phối các nước
- C. Uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế
- D. Các nước buộc phải thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô
Câu 17: Năm 1933, thành tựu đối ngoại nổi bật mà Liên Xô đạt được là
- A. Trung Quốc công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô
- B. Mông Cổ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô
- C. Iran công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô
- D. Mĩ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô
Câu 18: Việt Nam chính thức đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô khi nào?
- A. Năm 1945.
- B. Năm 1954.
- C. Năm 1950.
- D. Năm 1975.
Câu 19: Thành tựu lớn nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1925-1941 là:
- A. đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được tăng lên.
- B. hơn 60 triệu người dân Liên Xô thoát nạn mù chữ.
- C. Liên Xô từ một nước nông nghiệp (chiếm 2/3 tổng sản phẩm kinh tế quốc dân) trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.
- D. hoàn thành tập thể hoá nông nghệp.
Câu 20: Việt Nam học được gì trong Chính sách kinh tế mới ở Nga Xô viết, khi chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường?
- A. Chuyển nền kinh tế bao cấp sang cơ chế thị trường.
- B. Chuyển nền kinh tế quốc dân sang kinh tế tập thể.
- C. Chuyển từ nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- D. Chuyển nền kinh tế lạc hậu sang nền kinh tế hiện đại.