Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước, cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1973 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Thực dân Pháp lấy cớ gì để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873:

  • A. Giải quyết vụ Đuy-puy.
  • B. Khai thác tài nguyên khoáng sản.
  • C. Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lâm lạc.
  • D. Nhà Nguyễn không thi hành Hiệp ước 1862.

Câu 2: Tướng chỉ huy quân đội Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất là

  • A. Ri-vi-e.
  • B. Gác-ni-ê.
  • C. Na-pô-lê-ông.
  • D. Cuốc-bê.

Câu 3: Tổng đốc thành Hà Nội lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất là ai?

  • A. Hoàng Diệu.
  • B. Nguyễn Lâm.
  • C. Nguyễn Tri Phương.
  • D. Nguyễn Trung Trực.

Câu 4: Ngày 19-11-1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội Nguyễn Tri Phương yêu cầu:

  • A.  nộp ngay thành Hà Nội cho chúng.
  • B. giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành.
  • C. giải tán lực lượng vũ trang và giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng.
  • D. cung cấp lương thực cho quân đội Pháp ở Hà Nội.

Câu 5: Địa danh nào ở Hà Nội đã diễn ra cuộc chiến đấu giữa 100 binh lính triều đình với thực dân Pháp năm 1873?

  • A. Cầu Giấy.
  • B. Ô Thanh Hà.
  • C. Cửa Bắc.
  • D. Cửa Nam.

Câu 6: Sau khi chiếm được sáu tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp đã làm gì?

  • A. Tìm cách xoa dịu nhân dân
  • B. Tìm cách mua chuộc triều đình nhà Nguyễn
  • C. Bắt tay thiết lập bộ máy cai trị, chuẩn bị kế hoạch đánh ra Bắc Kì
  • D. Ngừng kế hoạch mở rộng cuộc chiến để củng cố lực lượng

Câu 7: Đứng trước vận nước nguy nan, ai là người đã mạnh dạn dâng lên triều đình những bản điếu trần, bày tỏ ý kiến cải cách duy tân?

  • A. Nguyễn Tri Phương      
  • B. Nguyễn Trường Tộ
  • C. Tôn Thất Thuyết      
  • D. Hoàng Diệu

Câu 8: Để chuẩn bị tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất, thực dân Pháp đã làm gì?

  • A. Xây dựng lực lượng quân đội ở Bắc Kì
  • B. Tăng cường viện binh
  • C. Cử gián điệp ra Bắc nắm tình hình và lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạ
  • D. Gây sức éo buộc triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước mới

Câu 9: Sau khi chiếm Nam Kì, tiếp theo Pháp làm gì đề thực hiện kế hoạch “chỉnh phục từng gói nhỏ”?

  • A. Thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì.
  • B. Chuẩn bị xâm lược ra Bắc Kì.
  • C. Đàn áp mạnh tay phong trảo chống Pháp ở Nam Kì.
  • D. Cho lực lượng do thám Bắc Kì và triều Huế.

Câu 10: Chính sách nào sau đây của triều Nguyễn đã tạo cơ hội cho Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873?

  • A. Tiếp tục chủ trương thương lượng.
  • B. Tiếp tục giải tán phong trào chống Pháp.
  • C. Nhờ Pháp giải quyết vu Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội.
  • D. Tiếp tục chính sách “bế quan”.

Câu 11. Trước khi nổ súng đánh thành Hà Nội, Pháp có hành động gì?

  • A. Gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương.
  • B. Giờ trò khiêu khích.
  • C. Kích động Đuy-puy gây rối.
  • D. Cấu kết với nhà Thanh.

Câu 12: Tướng Pháp chỉ huy cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là

  • A. Gácniê       
  • B. Bôlaéc
  • C. Rivie       
  • D. Rơve

Câu 13: Ngày 20-11-1873, quân Pháp đã nổ súng tấn công tỉnh thành nào ở Bắc Kì?

  • A. Hà Nội       
  • B. Hưng Yên
  • C. Hải Dương       
  • D. Nam Định

Câu 14: Vì sao quân đội triều đình nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội năm 1873?

  • A. Triều đình đã đầu hàng
  • B. Quân triều đình chống cự yếu ớt
  • C. Quân triều đình đã thực hiện chiến thuật phòng thủ, dựa vào thành đợi giặc, chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến
  • D. Triều đình mải lo đối phó vơi phong trào đấu tranh của nhân dân

Câu 15: Ngày 21-12-1873 gắn liền với chiến thắng nào của nhân dân ta trong cuộc kháng chiên chống Pháp?

  • A. Chiến thắng ở Nam Định.
  • B. Chiến thắng tại Ô Quan Chưởng.
  • C. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất.
  • D. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai.

Câu 16: Thái độ của nhà Nguyễn sau khi Pháp chiếm được cửa biển Thuận An (Huế) là:

  • A. xin đình chiến.
  • B. hoang mang, bối rồi.
  • C. ki hiệp ước đầu hàng.
  • D. lãnh đạo nhân dân chống Pháp quyết liệt.

Câu 17: Hiệp ước nào đánh dấu nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp?

  • A. Nhâm Tuất
  • B. Giáp Tuất. 
  • C.Hác măng.
  • D. Patơnôt.

Câu 18: Trận đánh nào gây được tiếng vang lớn nhất ở Bắc Kì năm 1873?

  • A. Trận bao vây quân địch trong thành Hà Nội
  • B. Trận chiến đấu ở cửa ô Quan Chưởng (Hà Nội)
  • C. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ đen tại Cầu Giấy (Hà Nội)
  • D. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ đen tại cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa)

Câu 19: Trong trận chiến đấu ở cửa ô Quan Chưởng, ai đã lãnh đạo binh sĩ chiến đấu đến cùng để bảo vệ thành?

  • A. Một viên Chưởng cơ       
  • B. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương
  • C. Lưu Vĩnh Phúc       
  • D. Hoàng Tá Viêm

Câu 20: Chiến thắng của quân ta tại Cầu Giấy (Hà Nội) lần thứ nhất (1873) đã khiến thực dân Pháp phải

  • A. Tăng nhanh viện binh ra Bắc Kì
  • B. Hoang mang lo sợ và tìm cách thương lượng
  • C. Bàn kế hoạch mở rộng chiến tranh xâm lược ra Bắc Kì
  • D. Ráo riết đẩy mạnh thực hiện âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử 11, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm Lịch sử 11 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 11

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (TIẾP THEO)

CHƯƠNG I: CÁC NƯỚC CHÂU Á CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MỸ LA TINH (THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX)

CHƯƠNG II: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ( 1914 - 1918)

CHƯƠNG III: NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI

PHẦN HAI: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (PHẦN TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945)

CHƯƠNG I: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 - 1941)

CHƯƠNG II: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)

CHƯƠNG III: CÁC NƯỚC CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)

CHƯƠNG IV: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)

PHẦN BA: LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 -1918)

CHƯƠNG I: VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG II: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN HẾT CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1918)

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.