NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tôn giáo nào sau đây của Trung Quốc được du nhập vào Đông Nam Á từ thời cổ đại?
- A. Hin-đu giáo.
-
B. Nho giáo.
- C. Hồi giáo.
- D. Cơ Đốc giáo.
Câu 2: Văn học Đại Việt trong các thế kỉ X - XV không bao gồm thể loại nào sau đây?
- A. Văn học dân gian.
- B. Văn học chữ Nôm.
-
C. Văn học chữ Phạn.
- D. Văn học chữ Hán.
Câu 3: Quốc triều hình luật là bộ luật được ban hành dưới triều đại nào?
- A. Lý.
- B. Trần.
-
C. Lê sơ.
- D. Nguyễn.
Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến ở Việt Nam?
- A. Khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích canh tác.
- B. Nhà nước thành lập các cơ quan chuyên trách đê điều.
- C. Quy định cấm giết trâu bò, bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
-
D. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước.
Câu 5: Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Phạn?
-
A. Chữ Chăm cổ.
- B. Chữ Hán.
- C. Chữ La-tinh.
- D. Chữ giáp cốt.
Câu 6: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình tôn giáo ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
- A. Tôn giáo ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần của cư dân.
- B. Khu vực đa tôn giáo, du nhập nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.
- C. Các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển một cách hòa hợp.
-
D. Các tôn giáo luôn đối lập và xung đột gay gắt với nhau.
Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của các nghề thủ công đối với đời sống kinh tế - xã hội của người Việt?
- A. Đáp ứng nhu cầu của người dân.
- B. Tạo ra nguồn hàng hóa xuất khẩu.
- C. Đem lại việc làm cho người dân.
-
D. Là động lực chính phát triển kinh tế.
Câu 8: Bữa ăn truyền thống của người Kinh bao gồm
- A. thịt, cá, rau.
-
B. cơm, rau, cá.
- C. cơm, thịt, hải sản.
- D. ngô, khoai, sắn.
Câu 9: Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu vận chuyển đồ bằng
-
A. gùi.
- B. ô tô.
- C. địu.
- D. tàu hỏa.
Câu 10: Kinh đô của Đại Việt dưới thời Lý, Trần và Lê sơ là
- A. Hoa Lư.
- B. Tây Đô.
-
C. Thăng Long.
- D. Phú Xuân.
Câu 11: Một trong những cơ sở dẫn đến sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam là
- A. yêu cầu thống nhất các vùng lãnh thổ thành một quốc gia.
-
B. yêu cầu tập trung lực lượng đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
- C. tham vọng xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài.
- D. nhu cầu mở rộng giao lưu buôn bán với các nước láng giềng.
Câu 12: Hồi giáo được truyền bá vào Đông Nam Á thông qua con đường nào?
- A. Hoạt động xâm lược của đế quốc A-rập.
-
B. Hoạt động thương mại của thương nhân Ấn Độ.
- C. Hoạt động truyền bá của các giáo sĩ phương Tây.
- D. Hoạt động truyền bá của các nhà sư Ấn Độ.
Câu 13: Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam được hình thành từ khi nào?
-
A. Từ thời Văn Lang - Âu Lạc.
- B. Từ thời Bắc thuộc.
- C. Từ thời Lý - Trần - Hồ.
- D. Từ thời Đàng Trong - Đàng Ngoài.
Câu 14: Cơ quan chuyên trách chép sử của nhà nước phong kiến thời Nguyễn là
-
A. Quốc sử quán.
- B. Nội mệnh phủ.
- C. Hàn lâm viện.
- D. Ngự sử đài.
Câu 15: Quốc gia đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng là
- A. Anh.
- B. Pháp.
- C. Đức.
-
D. Mĩ.
Câu 16: Sự ra đời của thuyết nào sau đây đã đặt nền tảng cho các phát minh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
-
A. Thuyết tương đối.
- B. Thuyết vạn vận hấp dẫn.
- C. Thuyết di truyền.
- D. Thuyết tế bào.
Câu 17: Người đứng đầu Nhà nước Văn Lang là
- A. An Dương Vương.
-
B. Hùng Vương.
- C. lạc tướng.
- D. lạc hầu.
Câu 18: Cư dân Văn Lang - Âu Lạc không có tín ngưỡng nào sau đây?
- A. Thờ cúng tổ tiên.
- B. Thờ các vị thần tự nhiên.
- C. Tín ngưỡng phồn thực.
-
D. Tín ngưỡng thờ Phật.
Câu 19: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc không được hình thành trên lưu vực của dòng sông nào?
- A. Sông Cả.
- B. Sông Mã.
- C. Sông Hồng.
-
D. Sông Lam.
Câu 20: Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Hán?
- A. Chữ Chăm cổ.
- B. Chữ Khơ-me cổ.
- C. Chữ Miến cổ.
-
D. Chữ Nôm.
Câu 21: Trước khi tiếp xúc với văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, cư dân Đông Nam Á đã xây dựng một nền văn minh
-
A. nông nghiệp lúa nước.
- B. thương nghiệp đường biển.
- C. thương nghiệp đường bộ.
- D. thủ công nghiệp đúc đồng.
Câu 22: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
-
A. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
- B. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
- C. Là cầu nối giữa vùng Địa Trung Hải và lục địa châu Á.
- D. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và Châu Đại Dương.
Câu 23: Sự xuất hiện của mạng internet đem lại ý nghĩa nào sau đây?
- A. Giúp việc di chuyển giữa các quốc gia trở nên dễ dàng.
-
B. Giúp việc kết nối, chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng, hiệu quả.
- C. Đảm bảo sự an toàn tuyệt đối trong việc lưu trữ thông tin.
- D. Xóa bỏ khoảng cách phát triển giữa các quốc gia trên thế giới.
Câu 24: Hiện nay ở Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?
- A. 50 dân tộc.
- B. 52 dân tộc.
-
C. 54 dân tộc.
- D. 56 dân tộc.
Câu 25: Hiện nay, ở Việt Nam có bao nhiêu ngữ hệ?
- A. Ba.
- B. Bốn.
-
C. Năm.
- D. Sáu.
Câu 26: Sự đa dạng về sắc tộc tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
- A. Giúp văn minh Đông Nam Á phát triển thống nhất.
- B. Tạo nên sự tương đồng trong văn hóa các nước.
-
C. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á.
- D. Gây nên sự chia rẽ trong văn hóa Đông Nam Á.
Câu 27: Nhận xét nào sau đây là đúng về tổ chức xã hội ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
-
A. Vừa mang tính bản địa, vừa tiếp biến các giá trị bên ngoài.
- B. Chỉ mang tính bản địa, không tiếp thu các thành tố bên ngoài.
- C. Các yếu tố xã hội bên ngoài lấn át hoàn toàn yếu tố bản địa.
- D. Mang đậm dấu ấn cá nhân, tính liên kết cộng đồng mờ nhạt.
Câu 28: Đầu thế kỉ XVI, Công giáo được truyền bá vào Phi-líp-pin thông qua các linh mục người nước nào?
- A. Bồ Đào Nha.
- B. Anh.
-
C. Tây Ban Nha.
- D. Hà Lan.
Câu 29: Một trong những nội dung của nguyên tắc đoàn kết giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam là
- A. các dân tộc tôn trọng nhau, giúp nhau cùng phát triển về mọi mặt.
- B. các dân tộc đều bình đẳng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- C. các dân tộc phát triển sẽ giúp đỡ cho các dân tộc còn khó khăn.
-
D. phát huy truyền thống đoàn kết trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
Câu 30: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc mang đặc trưng của nền kinh tế nào?
- A. Kinh tế thương mại đường biển.
-
B. Kinh tế nông nghiệp lúa nước.
- C. Kinh tế thủ công nghiệp.
- D. Kinh tế thương mại đường bộ.
Câu 31: Quốc gia nào sau đây là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam?
- A. Phù Nam.
- B. Chăm-pa.
- C. Âu Lạc.
-
D. Văn Lang.
Câu 32: Một trong những nội dung của nguyên tắc tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam là
- A. các dân tộc vun đắp, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
-
B. các dân tộc phát triển giúp đỡ các dân tộc còn khó khăn.
- C. phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc trong lịch sử.
- D. các dân tộc đều bình đẳng trên mọi lĩnh vực đời sống.
-
A. Từ những năm đầu thế kỉ XXI.
- B. Từ những năm đầu thế kỉ XX.
- C. Từ những năm cuối thế kỉ XX.
- D. Từ những năm đầu thế kỉ XIX.
-
A. Liên Xô.
- B. Mĩ.
- C. Anh.
- D. Trung Quốc.
Câu 35: Trong chính sách dân tộc về kinh tế, Đảng và Nhà nước Việt Nam có chủ trương nào sau đây?
- A. Xây dựng cơ chế quản lí kinh tế thị trường năng động, linh hoạt.
- B. Phát triển nền kinh tế nhiều ngành, quy mô, trình độ công nghệ.
-
C. Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế các vùng dân tộc và miền núi.
- D. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 36: Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân Chăm-pa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?
-
A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
- B. Tháp Mỹ Khánh (Huế).
- C. Tháp Bà Pô Na-ga (Khánh Hòa).
- D. Tháp Cánh Tiên (Bình Định).
Câu 37: Văn minh Phù Nam có cội nguồn từ nền văn hóa nào sau đây?
- A. Văn hóa Hòa Bình.
- B. Văn hóa Bàu Tró.
-
C. Văn hóa Óc Eo.
- D. Văn hóa Bắc Sơn.
Câu 38: Văn minh Phù Nam gắn liền với nền văn hóa nào sau đây?
- A. Văn hóa Sa Huỳnh.
- B. Văn hóa Phùng Nguyên.
-
C. Văn hóa Óc Eo.
- D. Văn hóa Đông Sơn.
Câu 39: Điều kiện tự nhiên nào sau đây đã tạo cơ sở cho Phù Nam có thể sớm kết nối với nền thương mại biển quốc tế?
-
A. Giáp biển, có nhiều cảng biển.
- B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- C. Đất đai canh tác giàu phù sa.
- D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 40: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Phù Nam?
-
A. Đất đai khô cằn, khó canh tác.
- B. Giáp biển, có nhiều hải cảng.
- C. Nguồn lợi thuỷ sản phong phú.
- D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.