Trắc nghiệm Lịch sử 10 cánh diều học kì I (P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 cánh diều kỳ 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ như thế nào?

  • A. Chỉ Sử học tác động đến các ngành khoa học.
  • B. Quan hệ gắn bó và tương tác hai chiều.
  • C. Luôn tách rời và không có quan hệ với nhau.
  • D. Quan hệ một chiều, không tác động qua lại.

Câu 2:  Hãy sắp xếp các quốc gia sau theo trình tự thời gian xuất hiện:

1. Trung Quốc

2. Ai Cập

3. Ấn Độ

4. Lưỡng Hà

  • A. 1, 2, 3, 4
  • B. 2, 4, 3, 1
  • C. 2, 4, 1, 3
  • D. 2, 3, 1, 4

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người?

  • A. Giúp con người sáng tạo lịch sử cho phù hợp với xã hội hiện tại.
  • B. Cung cấp những thông tin hữu ích về quá khứ xã hội loài người.
  • C. Giúp con người biết được nguồn gốc của bản thân, gia đình.
  • D. Góp phần tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa cộng đồng.

Câu 4:  Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của Sử học?

  • A. Cung cấp tri thức khoa học cho con người.
  • B. Tái hiện lại những sự kiện trong quá khứ.
  • C. Truyền bá những giá trị truyền thống tốt đẹp.
  • D. Góp phần dự báo về tương lai của nhân loại.

Câu 5: Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại gắn liền với những dòng sông nào?

  • A. Sông Nin và sông Ấn.
  • B. Hoàng Hà và Trường Giang.
  • C. Sông Ấn và sông Hằng.
  • D. Sông Ti-grơ và sông Ơ-phơ-rát.

Câu 6: Người La Mã cổ đại đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?

  • A. Chữ Hán.
  • B. Chữ hình nêm.
  • C. Chữ Phạn.
  • D. Chữ La-tinh.
Câu 7: Khi nghiên cứu lịch sử, nhà sử học sử dụng những tri thức, phương pháp nghiên cứu và thành tựu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn nhằm
  • A. thay đổi hiện thực lịch sử theo nhận thức của con người.
  • B. giúp nhận thức lịch sử trở nên chính xác, đầy đủ và sâu sắc.
  • C. chứng tỏ sự lệ thuộc của Sử học vào cách ngành khoa học khác.
  • D. chứng minh sự phát triển độc lập của các ngành khoa học xã hội.
Câu 8: Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường bắt gặp lịch sử ở đâu?
  • A. Ở khu di tích lịch sử, bảo tàng, nhân vật lịch sử
  • B. Ở khắp mọi nơi, trên mỗi nếp nhà, nẻo đường, con phố, bản làng, quảng trường,…
  • C. Trong sách vở, công trình nghiên cứu khoa học lịch sử
  • D. Lịch sử không xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày

Câu 9: Một trong các ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước là gì?

  • A. Tạo ra nguồn động lực mới, làm tăng sức lao động cơ bắp của con người.
  • B. Lao động bằng thủ công đã được thay thế bằng máy móc.
  • C. Làm cho năng suât lao động ngày càng tăng.
  • D. Làm thay đổi bộ mặt xã hội của nước Anh.

Câu 10: Những yếu tố cơ bản nào có thể giúp xác định một nền văn hoá bước sang thời kì văn minh?

  • A. Có chữ viết, nhà nước ra đời.
  • B. Có con người xuất hiện.
  • C. Có công cụ lao động bằng sắt xuất hiện.
  • D. Xây dựng các công trình kiến trúc.
Câu 11: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc ở Việt Nam thuộc thời kì nào của lịch sử văn minh thế giới?
  • A. Thời kì cổ đại.
  • B. Thời kì trung đại.
  • C. Thời kì cận đại.
  • D. Thời kì hiện đại.

Câu 12: Một trong những tác động tiêu cực mà các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đem lại là

  • A. dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.
  • B. tạo ra lượng sản phẩm vật chất khổng lồ.
  • C. dẫn tới sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia.
  • D. làm đa dạng đời sống tinh thần của con người.
Câu 13: Phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII) ở Tây Âu ra đời trong bối cảnh nào sau đây?
  • A. Tầng lớp tư sản Tây Âu tiến hành cách mạng lật đổ chế độ phong kiến.
  • B. Giáo hội Hin-đu giáo lũng đoạn nền văn hóa, tư tưởng ở các nước Tây Âu.
  • C. Những thành tựu văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại được chính quyền đề cao.
  • D. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở các nước Tây Âu.
Câu 14: Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học?
  • A. Là nguồn sử liệu tin cậy của Sử học.
  • B. Dự báo sự kiện xảy ra trong tương lai.
  • C. Là nền tảng lưu giữ hiện thực lịch sử.
  • D. Phục vụ quá trình sưu tầm sử liệu.
Câu 15: “Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên”. Đây là quan điểm
  • A. đúng, vì chỉ học sinh và sinh viên mới cần học tập lịch sử.
  • B. đúng, vì đây là môn học bắt buộc ở trường phổ thông và đại học.
  • C. sai, vì học tập và tìm hiểu lịch sử chỉ dành cho các nhà sử học.
  • D. sai, vì tất cả mọi người đều có thể học tập và tìm hiểu lịch sử.

Câu 16: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng và đầy đủ về đối tượng nghiên cứu của Sử học?

  • A. Những hoạt động của con người trên lĩnh vực chính trị và quân sự.
  • B. Toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực.
  • C. Toàn bộ những hoạt động của con người đã diễn ra từ thời kì cổ đại đến thời kì cận đại.
  • D. Những hoạt động của con người từ khi xuất hiện chữ viết đến nay.

Câu 17: Người chế tạo thành công đầu máy xe lửa chạy trên đường ray đầu tiên (năm 1804) là

  • A. Ri-chác Tơ-re-vi-thích.
  • B. Hen-ri Cót.
  • C. Ét-mơn Các-rai.
  • D. Ri-chác Ác-rai.
Câu 18: Bốn phát minh lớn về kĩ thuật của người Trung Hoa thời kì cổ - trung đại là
  • A. bản đồ, la bàn, thuốc nổ và kĩ thuật làm giấy.
  • B. kĩ thuật làm giấy, cánh buồm, bánh xe và la bàn.
  • C. kĩ thuật đóng tàu, giấy, khuôn in và thuốc súng.
  • D. kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.

Câu 19: Tại sao phải học tập, khám phá lịch sử suốt đời?

  • A. Hiểu được kinh nghiệm, rút ra bài học có giá trị lịch sử từ các nước khác, tránh được sai lầm
  • B. Hội nhập với các cộng đồng, các nước khác trong khu vực và thế giới
  • C. Nguồn cảm hứng sáng tạo trong ngành công nghiệp văn hóa, phát triển du lịch,… mang lại cơ hội nghề nghiệp mới
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 20: Ngành Hóa học có vai trò như thế nào đối với Sử học?

  • A. Góp phần đoán định niên đại của các di vật lịch sử.
  • B. Cung cấp thông tin về địa hình, khí hậu của các vùng miền.
  • C. Hỗ trợ quá trình tìm kiếm dấu vết của di vật lịch sử.
  • D. Góp phần trình bày và tái hiện lịch sử một cách sinh động.

Câu 21: Nét đặc sắc của văn hóa Ấn Độ từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI được cho là gì?

  • A. Văn hóa Hồi giáo vào Ấn Độ làm thủ tiêu văn hóa truyền thống
  • B. Tổng hợp các loại hình văn hóa của các nước đều có mặt ở Ấn Độ
  • C. Văn hóa truyền thống Ấn Độ đã làm phai mờ văn hóa Hồi Giáo
  • D. Song song luôn tồn tại 2 nền văn minh đặc sắc là Ấn Độ Hin-đu giáo và hồi giáo

Câu 22: Văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại gắn liền với những con sông nào?

  • A. Hắc Long và Mê Công.
  • B. Hoàng Hà và Trường Giang.
  • C. Dương Tử và Mê Công.
  • D. Hắc Long và Trường Giang.

Câu 23: Ngành Địa lí - Địa chất có vai trò như thế nào đối với Sử học?

  • A. Cung cấp các phương pháp phân tích, định lượng nhằm xử lí số liệu.
  • B. Cung cấp tri thức về quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian.
  • C. Cung cấp dữ liệu nghiên cứu về lịch sử khu vực, vùng miền.
  • D. Trình bày và tái hiện lịch sử một cách sinh động và hấp dẫn.

Câu 24: Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới hình thành ở đâu?

  • A. Trung Quốc.
  • B. Ấn Độ.
  • C. Tây Á, Đông Bắc châu Phi.
  • D. Hy Lạp, La Mã.

Câu 25: Trong số các quốc gia cổ đại sau, quốc gia nào có công phát minh ra chữ số không ?

  • A. Ấn Độ
  • B. La Mã
  • C Ai cập
  • D. Lưỡng Hà

Câu 26: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chức năng của Sử học?

  • A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.
  • B. Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
  • C. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho con người.
  • D. Dự báo về tương lai của con người và xã hội loài người.

Câu 27: Việc tái hiện toàn diện, đầy đủ lịch sử của từng ngành khoa học tự nhiên và công nghệ giúp cho:

  • A. Các nhà khoa học thuộc lĩnh vực đó hiểu rõ vấn đề đã từng được các nhà khoa học trước đặt ra và giải quyết
  • B. Giúp các nhà khoa học đi sau không lặp lại những sai lầm của người đi trước
  • C. Các nhà khoa học đi sau thừa kế tri thức, kinh nghiệm của người đi trước
  • D. Tất cả các đáp án trên
Câu 28: Nhận thức lịch sử được hiểu là
  • A. những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử.
  • B. tất cả những hoạt động của con người trong quá khứ.
  • C. ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.
  • D. một phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử.

Câu 29: Nội dung nào sau đây là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể?

  • A. Góp phần lưu trữ và thực hành di sản từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  • B. Góp phần phát triển đa dạng sinh học và làm tăng giá trị của di sản.
  • C. Tạo ra môi trường thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của các di sản.
  • D. Hạn chế tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người đến di sản.

Câu 30: Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên?

  • A. Góp phần phát triển đa dạng sinh học.
  • B. Loại bỏ tác động của con người đến di sản.
  • C. Thực hành giá trị của các di sản thiên nhiên.
  • D. Góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hóa.

Câu 31: Những thành tựu khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp - La Mã cổ đại có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Là nguồn gốc của những thành tựu khoa học kĩ - thuật phương Đông cổ đại. 
  • B. Đưa loài người bước vào kỉ nguyên công nghiệp hóa và hiện đại hóa. 
  • C. Đặt nền tảng cho sự phát triển của khoa học, kĩ thuật thế giới giai đoạn sau. 
  • D. Là một trong những cơ sở dẫn tới sự ra đời của văn minh phương Tây cổ đại. 

Câu 32: Ai là người sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên con gái mình đặt cho máy?

  • A. Giêm Oát.
  • B. Giêm Ha-gri-vơ.
  • C. Et-mơn Cát-ri.
  • D. Xli-phen-xơn.

Câu 33: Sử liệu nào sau đây không phải là sử liệu gốc?

  • A. Châu bản triều Nguyễn.
  • B. Sách Đại cương lịch sử Việt Nam.
  • C. Rìu tay núi Đọ (Thanh Hóa).
  • D. Trống đồng Đông Sơn.

Câu 34: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Hy Lạp - La Mã cổ đại?

  • A. Có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ ven sông.
  • B. Có bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh với các hải cảng.
  • C. Địa hình bằng phẳng, thuận lợi phát triển giao thông.
  • D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa quanh năm.

Câu 35: Hoạt động kinh tế chủ đạo của người Ai Cập cổ đại là

  • A. buôn bán đường biển.
  • B. sản xuất nông nghiệp.
  • C. sản xuất thủ công nghiệp.
  • D. buôn bán đường bộ.
Câu 36: “Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau” (Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 101). Nhận định trên đề cập đến ý nghĩa nào sau đây của tri thức lịch sử?
  • A. Góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
  • B. Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, bản sắc của dân tộc.
  • C. Giúp con người đúc kết bài học kinh nghiệm từ quá khứ cho hiện tại.
  • D. Giúp con người dự báo chính xác về những sự kiện trong tương lai.

Câu 37: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh dẫn tới cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1914)?

  • A. Nước Anh đang tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa đất nước.
  • B. Các nước tư bản có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
  • C. Các ngành khoa học Vật lí, Hóa học, Sinh học đạt được nhiều thành tựu.
  • D. Các cuộc cách mạng tư sản bắt đầu bùng nổ ở châu Âu và Bắc Mĩ.

Câu 38: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản?

  • A. Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở khoa học để xác định giá trị của di sản.
  • B. Sử học tái hiện đầy đủ mọi giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.
  • C. Sử học giúp cho giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên luôn bền vững.
  • D. Các phương pháp nghiên cứu Sử học luôn phục dựng lại nguyên vẹn di sản.

Câu 39: Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển ngành du lịch?

  • A. Quảng bá lịch sử và văn hóa cộng đồng ra bên ngoài.
  • B. Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá của ngành du lịch.
  • C. Cung cấp tri thức để hỗ trợ quảng bá ngành du lịch.
  • D. Góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.

Câu 40: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa?

  • A. Góp phần gìn giữ, bảo tồn giá trị của di tích, di sản.
  • B. Giúp nhân dân biết quý trọng, tự hào về di tích, di sản.
  • C. Mang lại nguồn lực cho việc bảo tồn di tích, di sản.
  • D. Là cơ sở cho sự hình thành của các di tích, di sản.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 10 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 10 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập