Câu 1: Địa hình Đông Nam Á bao gồm những bộ phận nào sau đây?
- A. Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á ven biển.
-
B. Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
- C. Đông Nam Á đồng bằng và Đông Nam Á hải đảo.
- D. Đông Nam Á đồng bằng và Đông Nam Á cao nguyên.
Câu 2: Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm bao nhiêu quốc gia?
- A. 10 quốc gia.
-
B. 11 quốc gia.
- C. 12 quốc gia.
- D. 13 quốc gia.
Câu 3: Giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của văn minh Đông Nam Á tồn tại trong khoảng thời gian nào?
- A. Từ thiên niên kỉ II TCN đến những thế kỉ đầu Công nguyên.
-
B. Từ những thế kỉ trước và đầu Công nguyên đến thế kỉ VII.
- C. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV.
- D. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
Câu 4: Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Hán?
- A. Chữ Chăm cổ.
- B. Chữ Khơ-me cổ.
- C. Chữ Miến cổ.
-
D. Chữ Nôm.
Câu 5: Trước khi tiếp xúc với văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, cư dân Đông Nam Á đã xây dựng một nền văn minh
-
A. nông nghiệp lúa nước.
- B. thương nghiệp đường biển.
- C. thương nghiệp đường bộ.
- D. thủ công nghiệp đúc đồng.
Câu 6: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
-
A. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
- B. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
- C. Là cầu nối giữa vùng Địa Trung Hải và lục địa châu Á.
- D. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và Châu Đại Dương.
Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?
- A. Bị chia cắt bởi nhiều dãy núi.
- B. Hệ thống sông ngòi dày đặc.
- C. Có nhiều vùng đồng bằng rộng lớn.
-
D. Tập trung nhiều đảo và quần đảo.
Câu 8: Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng bản địa của người Đông Nam Á?
-
A. Tín ngưỡng thờ Phật.
- B. Tín ngưỡng phồn thực.
- C. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.
- D. Tín ngưỡng thờ cúng người đã mất.
Câu 9: Từ cuối thế kỉ XVIII, yếu tố nào sau đây đã dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc trong khu vực Đông Nam Á?
- A. Sự xâm chiếm và cai trị của người Mãn.
- B. Quá trình giao lưu văn hóa với phương Tây.
- C. Sự giao lưu kinh tế giữa các nước trong khu vực.
-
D. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
Câu 10: Hồi giáo được truyền bá vào Đông Nam Á thông qua con đường nào?
- A. Hoạt động xâm lược của đế quốc A-rập.
-
B. Hoạt động thương mại của thương nhân Ấn Độ.
- C. Hoạt động truyền bá của các giáo sĩ phương Tây.
- D. Hoạt động truyền bá của các nhà sư Ấn Độ.
Câu 11: Con sông nào sau đây không chảy qua khu vực Đông Nam Á?
- A. Sông Mê Công.
- B. Sông Hồng.
-
C. Sông Nin.
- D. Sông Mê Nam.
Câu 12: Tiểu chủng Đông Nam Á gồm hai nhóm chính, đó là
- A. Hán và Mông Cổ.
- B. Miến và Khơ-me.
- C. Mông - Dao và Nam Á.
-
D. In-đô-nê-diên và Nam Á.
Câu 13: Văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của những nền văn minh nào sau đây?
- A. Văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.
-
B. Văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.
- C. Văn minh Tây Âu và Ấn Độ.
- D. Văn minh Lưỡng Hà và A-rập.
Câu 14: Tôn giáo nào sau đây của Trung Quốc được du nhập vào Đông Nam Á từ thời cổ đại?
- A. Hin-đu giáo.
-
B. Nho giáo.
- C. Hồi giáo.
- D. Cơ Đốc giáo.
Câu 15: Nhận xét nào sau đây là đúng về tổ chức xã hội ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
-
A. Vừa mang tính bản địa, vừa tiếp biến các giá trị bên ngoài.
- B. Chỉ mang tính bản địa, không tiếp thu các thành tố bên ngoài.
- C. Các yếu tố xã hội bên ngoài lấn át hoàn toàn yếu tố bản địa.
- D. Mang đậm dấu ấn cá nhân, tính liên kết cộng đồng mờ nhạt.
Câu 16: Trước khi sáng tạo chữ viết riêng, các nước Đông Nam Á sử dụng chữ viết cổ của những quốc gia nào?
- A. Ai Cập và Lưỡng Hà.
-
B. Ấn Độ và Trung Quốc.
- C. A-rập và Ấn Độ.
- D. Hy Lạp và La Mã.
Câu 17: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình tôn giáo ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
- A. Tôn giáo ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần của cư dân.
- B. Là khu vực đa tôn giáo, du nhập nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.
- C. Các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển một cách hòa hợp.
-
D. Các tôn giáo luôn đối lập và xung đột gay gắt với nhau.
Câu 18: Văn minh Ấn Độ được du nhập vào Đông Nam Á thông qua
- A. các thợ thủ công.
-
B. các thương gia và tu sĩ.
- C. quý tộc và tăng lữ.
- D. các nhà sư và giáo sĩ.
Câu 19: Trên cơ sở chữ viết cổ Ấn Độ và Trung Quốc, cư dân các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra một hệ thống chữ viết riêng nhằm
-
A. ghi ngôn ngữ bản địa của mình.
- B. làm phong phú tiếng Hán và tiếng Phạn.
- C. dùng làm ngôn ngữ liên quốc gia.
- D. chứng minh sự khác biệt giữa các thứ tiếng.
Câu 20: Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
-
A. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
- B. Xóa bỏ nền văn minh cũ, hình thành nền văn minh mới ở Đông Nam Á.
- C. Góp phần giữ vững mọi yếu tố truyền thống của văn minh Đông Nam Á.
- D. Xây dựng nền văn minh phụ thuộc vào văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.